Bạn đang tìm kiếm bộ câu hỏi nhận định môn Luật Hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (tiếp) để ôn tập và nâng cao hiểu biết? Đây là nhóm tội phạm liên quan đến các hành vi vi phạm quy định về kinh tế, tác động đến sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức, nhận diện đúng – sai trong nhận định pháp lý, từ đó củng cố nền tảng cho kỳ thi Luật Hình sự. Hãy cùng khám phá!
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hình sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-1?ref=lnpc
Câu hỏi nhận định môn Luật hình sự – phần Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (tiếp)
30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội trốn thuế được quy định tại điều 200 BLHS.
=> Nhận định này Đúng.
Vì có trường hợp chủ thể buôn bán hàng hoá qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan và nội địa và ngược lại bản chất của hành vi này là trốn thuế. Nhưng do NN không quản lý được vì chủ thể đã không thực hiện các quy định khai báo và đóng góp theo đúng quy định pháp luật. Vậy đối với hành vi này thì sẽ phạm Tội Buôn lậu Điều 188.
31. Mọi hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán hàng hóa thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 198 BLHS.
? => Nhận định này Đúng.
32. Mọi trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất qui định trong Bộ luật dân sự đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Vì trong cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (Điều 201 BLHS) . Có yêu cầu định luợng thu lợi bất chình từ 30 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
33. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 203 BLHS) .
=> Nhận định này Đúng.
Vì theo quy định của Bộ luật hình sự thì những hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ trên 50 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số trở lên hoặc thu lợi bất chính từ trên 30 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Cơ sở pháp lý: Điều 203 BLHS 2015.
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước qui định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định.
=> Nhận định này Sai.
Ngoài hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác thì còn có các hành vi khác như:
- Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung nhưng không có hàng hoá dịch vụ đi kèm
- Mua, bán hóa đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết hạn sử dụng, hoá đơn của cơ sơ kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hoá hành hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khác hàng khi bán hành hóa, dịch vụ
- Mua bán hoá đơn có chênh lệch về giá trị hành hóa, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.
35. hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định của pháp luật là hành vi cấu thành Tội lập quỹ trái phép (Điều 205 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Phải sử dụng quỹ đó gây thiệt hại cho tài sản của NN từ 50 triệu đồng đến 200 triệu hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
36. Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu thành Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Có thể là 226
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Ngoài ra thì phải thu lợi bất chính hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
38. Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán đều cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Cơ sở pháp lý: điểm a, b, c Điều 209.
39. Chủ thể của Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209 BLHS) là chủ thể thường.
=> Nhận định này Sai.
Chủ thể đặc biệt: phải là người đai diện theo pháp luật của công ty hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin.
40. Mọi hành vi thao túng giá chứng khoán đều cấu thành Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211 BLHS) .
? => Nhận định này Đúng.
41. Mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán cho người khác đều cấu thành Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Thông tin này chưa công bố hoặc nếu công bố rồi phải có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoáng.
42. hành vi cố ý khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì cấu thành tội buôn lậu (Điều 188 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Ví dụ: hành vi nhập khẩu xuất khẩu 100 xe ô tô đua mà khai sai thuế để áp thuế cho 100 xe ô tô chở hàng. Lúc này Nhà nước vẫn quản lý được sô lượng hàng hoá nhập khẩu, nhưng do áp sai thuế nên làm thất thoát NSNN hành vi này phạm Tội trốn thuế.
43. Rừng chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm về môi trường.
=> Nhận định này Sai.
Rừng rừng sản xuất là rừng trồng, do HGĐ, cá nhân tổ chức được giao, thuê từ bỏ vốn đầu tư thì đó là thuộc sở hữu cá nhân, cho nên là tài sản và có thể là đối tượng của các tội xâm phạm về sở hữu.
44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Định lượng từ 5000 m3 /ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12. 5 đến 14.
Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 1 điều 235.
45. Mọi hành vi khai thác cây rừng trái phép gây đều cấu thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Nếu hành vi vi khai thác cây rừng trái phép không thuộc trường hợp quy định tại Điều 243 thì sẽ cấu thành Tội vi phạm quy định về khai khác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (Điều 232)
Cũng có thể là tội phạm về sở hữu nếu đối tượng tác động là rừng sản xuất là rừng trồng.
Cơ sở pháp lý: tiểu mục 1. 2 mục 1 phần IV TTLT 19/2007. (tham khảo)
“1. 2. “Hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng” là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng còn có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.
Trường hợp khai thác trái phép rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ…thì bị xử lý như sau:
a) Nếu chủ rừng khai thác cây rừng trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 BLHS;
b) Nếu người khai thác cây rừng trái phép mà không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS”
46. Mọi hành vi phá rừng trồng trái phép gây hậu quả nghiêm trọng đều cấu thành Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS) .
Tương tự câu 45. Tội sở hữu.
47. Mọi hành vi buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đều cấu thành Tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Có những loài động vật cần đủ yếu tố định lượng mới cấu thành tội phạm.
Ví dụ: Ngà voi có khối lượng từ 02 kg.
Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 244.
48. Mọi hành vi thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái với quy định của pháp luật thì cấu thành tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Chất thải rắn thông thường từ 200. 000 kg.
Cơ sở pháp lý: điểm e khoản 1 Điều 235.
49. Mọi hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam đều cấu thành tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Vì cần có các hành vi tương ứng, đủ định lượng.
50. Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy theo Điều 247 BLHS.
=> Nhận định này Sai.
Đã được giao dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 247.
51. hành vi làm cho chất ma túy từ loại ma túy này chuyển thành một loại ma túy khác một cách trái phép là hành vi cấu thành Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 BLHS) .
Đúng.
Hành vi làm ra chất ma tuý này từ chất ma tuý khác mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép (trái phép) .
Cơ sở pháp lý: mục 2 Phần II TTLT 17/2007 (tham khảo)
52. Mọi trường hợp vận chuyển trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy có thể là hành vi khách quan cấu thành một số tội phạm về ma tuý như: Tôi sản xuất trái phép chất ma tuý điều 248, Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý Điều 249,…
Vậy rất cần thiết xem xét mục đích của chủ thể là vận chuyển trái phép chất ma túy là để làm gì.
53. Mọi trường hợp cất giấu bất hợp pháp chất ma túy là hành vi cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Trường hợp cất giấu bất hợp pháp chất ma túy nhằm mục đích mua bán, sản xuất, vận chuyển trái phép chất ma tuý sẽ cấu thành những tội phạm tương ứng.
54. Chiếm đoạt trái phép chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác thì phạm Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS) .
Đúng.
55. hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành Tội buôn lậu. (Điều 188 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Vì ma tuý là một loại hàng hoá có tính năng đặc biệt nên dù có hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới thì vẫn là đối tượng tác động của các tội phạm về ma tuý.
56. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy nhằm mục đích bán lại chất ma tuý đó cho ngừoi khác thì bị truy cứu TNHS với tội danh đầy đủ với hành vi đã thực hiện theo Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS) .
Cơ sở pháp lý: tiểu mục 3. 4 Mục 3 Phần II TTLT 17/2007 (tham khảo)
57. Mọi trường hợp mua trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Theo điểm b tiểu mục 3. 3 mục II TTLT 17/2007 thì trường hợp “Mua bán trái phép chất ma tuý” phải là hành vi mua chất mà tuý nhằm bán trái phép cho người khác cho nên mọi hành vi mua trái phép chất ma tuý đơn thuần thì sẽ không cấu thành Tội mua bán trái phép chất mà tuý theo Điều 251 BLHS.
Cơ sở pháp lý: Điều 12, Điều 251 BLHS, điểm b tiểu mục 3. 3 mục II TTLT 17/2007 ngày 24/12/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS 1999.
58. Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS) .
Đúng.
59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Trường hợp này thì cùng với việc bị truy cứu TNHS Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, người này còn bị truy cứu TNHS về Tội lây truyền HIV cho người khác Điều 1483
Cơ sở pháp lý: điểm b tiểu mục 6. 3 mục II TTLT 17/2007 ngày 24/12/2007 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma tuý” của BLHS 1999.
60. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS) .
Đúng.
61. Mọi trường hợp mua bán trái phép thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần đều cấu thành Tội vi phạm qui định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS) .
=> Nhận định này Sai.
Chủ thể đặc biệt.
62. Chủ thể của Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 BLHS) là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
=> Nhận định này Sai.
Chủ thể đặc biệt.
Mời bạn xem thêm: