fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 2

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 2 là tài liệu không thể thiếu dành cho sinh viên đang chuẩn bị cho kỳ thi. Đề cương này cung cấp những câu hỏi trọng tâm, xoay quanh các vấn đề pháp lý phức tạp và tình huống thực tế, giúp người học nắm vững kiến thức chuyên sâu và kỹ năng áp dụng pháp luật. Ôn luyện theo đề cương sẽ giúp bạn hệ thống hóa kiến thức, cải thiện tư duy pháp lý và tự tin đạt điểm cao trong kỳ thi Luật dân sự 2.

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 2

Câu 1: Phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự? So sánh với đối tượng và phương pháp pháp điều chỉnh của luật hành chính?

* Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là các quan hệ giữa các chủ thể với nhau về nhân thân hoặc về tài sản được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Bao gồm 2 nhóm quan hệ sau đây:

+ Quan hệ tài sản: là những quan hệ giữa người với người thông qua 1 tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng hoặc dịch vụ nhằm tạo ra 1 tài sản nhất định.

Quan hệ tài sản là hình thức biểu hiện quan hệ kinh tế. Thông qua Quan hệ tài sản, quá trình phân phối, lưu thông các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và các thành quả khác được thực hiện.

Trong đời sống xã hội Quan hệ tài sản phát sinh rất đa dạng và do nhiều ngành luật điều chỉnh. Luật Dân sự chỉ điều chỉnh Quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa tiền tệ với đặc trưng là giá trị tính được bằng tiền đền bù ngang giá. Nhg cũng có 1 số Quan hệ tài sản không có tính chất đền bù ngang giá như thừa kế, cho, tặng.

+ Quan hệ nhân thân: là Quan hệ giữa ng với ng không mang tính chất kinh tế, không tính được bằng tiền, nó phát sinh từ một giá trị tinh thần (giá trị nhân thân) của một cá nhân hay một tổ chức và luôn gắn liền với một chủ thể nhất định. Quan hệ nhân thân thuộc đối tg điều chỉnh của Luật Dân sự gồm các Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản và Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản. Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản là những quan hệ xã hội về những lợi ích tinh thần, tồn tại 1 cách độc lập không liên quan gì đến tài sản và được quyết định là các quyền nhân thân như quyền đối với họ tên, danh dự, nhân phẩm. Những Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản là những quyền nhân thân có thể làm phát sinh những quyền tài sản như quyền lao động, quyền tự do kinh doanh, quyền tự do sáng tạo…

* Phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự:

+Khái niệm: là biện pháp, cách thức mà thông qua đó, Luật Dân sự tác động đến các Quan hệ nhân thân và Quan hệ tài sản nhằm làm cho các Quan hệ này phát sinh, ptriển, hoặc chấm dứt phù hợp với lợi ích của Nhà nước, xã hội và các chủ thể khác tham gia Quan hệ đó.

+ Đặc điểm: Luật Dân sự điều chỉnh các Quan hệ tài sản và Quan hệ nhân thân phát sinh trong giao lưu dân sự. Các quan hệ này có những đặc điểm như tính khách quan, tính hàng hóa tiền tệ và trao đổi ngang giá, tính ý chí của chủ thể tham gia (quan hệ tài sản), tính gắn liền với nhân thân (quan hệ nhân thân) nên phương pháp pháp điều chỉnh của Luật Dân sự có 1 số đặc điểm sau đây:

Bảo đảm cho các chủ thể được bình đẳng khi tham gia quan hệ dân sự: sự bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ dân sự thể hiện ở chỗ: khi tham gia quan hệ dân sự, không bên nào được phân biệt dtộc, gtính, tphần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau. Mỗi bên được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ đã được xác định theo nội dung của quan hệ dự mà họ tham gia.

Bảo đảm quyền được lựa chọn, định đoạt của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự: theo nguyên tắc này, các chủ thể có quyền tự do theo ý chí của mình để cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự và quyền đó được pháp luật bảo đảm nếu việc cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Đồng thời, phải bảo đảm trong quan hệ dân sự, các bên chủ thể luôn được hoàn toàn tự nguyện khi lựa chọn, định đoạt. Vì thế, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào khi họ thực hiện quyền lựa chọn, định đoạt.

Quy định trách nhiệm dân sự cho các bên và bảo đảm cho các chủ thể được quyền khởi kiện dân sự: đa phần trongcác quan hệ dân sự thì quyềncủa bên này là nghĩa vụ của bên kia, nên nêú một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ đã cam kết hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luậtthì sẽ ảng hưởng (thiệt hại) đến lợi ích của bên kia. Vì thế, bằng việc quy định trách nhiệm dân sự đối với các bên, Luật Dân sự tạo ra một chế tài áp dụng nhằm hướng cho các bên trongquan hệ dân sự phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Bên bị vi phạm có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án bvệ quyền lợi của mình. Bên không tự nguyện thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy điịnh của pháp luật.

* So sánh với Luật Hành chính:

+ Việc phân biệt hai ngành luật này chủ yếu dựa vào phương pháp điều chỉnh. Phương pháp điều chỉnh chủ yếu của Luật Dân sự là bình đẳng, thỏa thuận; Phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính là mệnh lệnh, đơn phương pháp. Trong quan hệ pháp luật Dân sự các chủ thể bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. trongquan hệ pháp luật Hành chính các chủ thể không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ: 1 bên có quyền ra mệnh lệnh còn bên kia có nghĩa vụ phải phục tùng.

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 2
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 2

+ Ngoài ra còn có thể căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của chúng. đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự là những quan hệ tài sản mang tính chấthàng hóa- tiền tệ và các quan hệ nhân thân. đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính là các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chấp hành-điều hành. Trong một số trường hợp, 2 ngành luật này cùng điều chỉnh những quan hệ về tài sản nhg ở các góc độ khác nhau. Luật Dân sự quy định nội dung quyền sở hữu, những hình thức chuyển nhượng, sử dụng, định đoạt tài sản… Luật Hành chính quy định những vấn đề như thẩm quyền giải quyết và thủ tục cấp phát, thu hồi vốn, quy đinh thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước đối vớiviệc qlí nhà vắng chủ, trưng dụng, trưng mua tài sản, qlí vc cho thuê nhà của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân,…

Câu 2: so sánh áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật. Cho ví dụ?

* Giống nhau:

+ Quan hệ đang tranh chấp phải thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự.

+ Trong quy định của pháp luật Dân sự hiện hành không có các quy phạm pháp luật Dân sự nào để điều chỉnh trực tiếp quan hệ đang tranh chấp.

+ Không được trái với những nguyên tắc cơ bản quy định trong Bộ Luật Dân sự.

+ Nguyên tắc áp dụng: trong trường hợp pháp luậtkhông có quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luậtuật.

* Khác nhau:

Áp dụng tập quánÁp dụng quyết định tương tự pháp luật
Khái niệmLà việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào tập quán của địa phương pháp hoặc tập quán của 1 dân tộcđể giải quyết các tranh chấp phát sinh tại địa phương pháp hoặc dân tộcđó nếu trongpháp luật Dân sự chưa có sẵn quy phạm để áp dụng trực tiếp.Là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào những quy phạm pháp luật Dân sự đã có để giải quyết tranh chấp đang xảy ra mà tranh chấp đó có tính chất tương tự với quan hệ dân sự được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật dân sự đó.
Điều kiện áp dụng– Tranh chấp đó đã có tập quán đang được thừa nhận và áp dụng.– không có tập quán để áp dụng hoặc không thể áp dụng tập quán.- phải có các quy định điều chỉnh trực tiếp quan hệ dân sự có tính chất tương tự với quan hệ đag cần được giải quyết.
Ví dụPháp luật không có quy định một chục bằng bao nhiêu, nên mỗi địa phương xác định khái niệm một chục một cách khác nhau. Ở miền nam, một chục là 12 hoặc 14, ở bắc là 10. Do đó khi xảy ra tranh chấp liên quan đến khái niệm một chục thì tập quán tại nơi xảy ra tranh chấp sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp.Khi có hành vi xâm phạm hài cốt hoặc tro cốt của ng chết thì sẽ phát sinh tranh chấp liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên cho đến nay Bộ Luật Dân sự không có quy định về bồi thường do xâm phạm hài cốt, tro cốt của người chết. Do đó, khi có hành vi xâm phạm xảy ra mà các bên không thỏa thuận được, đồng thời không có tập quán để giải quyết thì có thể áp dụng các quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể theo Điều 606 để giaỉ quyết.

Câu 3: phân tích nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tài sản và nhân thân do Luật Dân sự điều chỉnh.

Nội dung nguyên tắc: Khoản 1 điều 3 Bộ Luật Dân sự 2015 “ mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lí do nào để phân biệt đối xử; được pháp luậtbảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”.

Bình đẳng trong quan hệ dân sự được coi là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Bộ Luật Dân sự. Theo nguyên tắc này, khi tham gia vào các quan hệ pháp luật Dân sự, các chủ thể luôn bình đẳng với nhau về địa vị pháp lý, bình đẳng với nhau về các quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự. Không thể dựa vào sự khác nhau về các yếu tố: dân tộc, giới tính, thành phần xã hội,hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp hoặc bất kỳ lí do nào khác để làm cơ sở tạo nên sự khác nhau về địa vị pháp lý của các chủ thể trong các quan hệ pháp luật Dân sự.

Từ nguyên tắc này, các quy phạm trong các chế định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự luôn hướng tới bảo đảm sự bình đẳng. Ví dụ khoản 2 điều 210 Bộ Luật Dân sự quy định các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối vớitài sản thuộc sở hữu chung; khoản 2 điều 213 Bộ Luật Dân sự quy định vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dung, định đoạt tài sản chung, khoản 2 điều 651 Bộ Luật Dân sự quy định những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau…

Câu 4: nêu và phân tích căn cứ xác lập quyền dân sự theo hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Cho ví dụ?

Theo điều 8 Bộ Luật Dân sự 2015:

“Căn cứ xác lập quyền dân sự:

 1. hợp đồng;

 2. hành vi pháp lý đơn phương;…”

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc mua bán, trao đổi, tặng chi, cho vay, cho thuê, mượn tài sản hoặc về việc thực hiện một công việc, theo đó làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng.

Ví dụ: trong quan hệ mua bán, quyền của bên bán tương ứng với nghĩa vụ của bên mua và ngc lại.

Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự, trong đó thể hiện ý chí của 1 bên chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của bên kia. Tuy nhiên, bên kia có thể tham gia hoặc không tham gia giao dịch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan hoặc khách quan.

Ví dụ: Một người có thể tặng, cho người khác tài sản của mình, người kia có thể chấp nhận hoặc không .

Hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh hậu quả pháp lý khi những điều kiện của giao dịch do 1 bên đưa ra mà bên kia đáp ứng được các điều kiện đó. Ngc lại, hợp đồng dân sự là do sự thỏa thuận của các bên chủ thể về vc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Hậu quả pháp lý của hợp đồng được phát sinh ngay sau khi các bên giao kết hợp đồng, trừ trường hợp pháp luậtcó quy định khác.

Câu 5: Nguyên nhân, điều kiện và hậu quả pháp lý của việc áp dụng tương tự pháp luật. Cho ví dụ?

* Nguyên nhân:

Trong quá trình làm luật, các nhà làm luật ở các quốc gia đều cố gắng dự kiến đến mức tối đa các trường hợp trong cuộc sống , nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng pháp luậtđể giải quyết các vụ việc xảy ra trongđời sống xã hội. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, rất khó tránh được tình trạng có những vụ việc mà trong hệ thống pháp luậtlại không có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh vụ vc đó.

Tình trạng trên xảy ra vì nhiều lý do. Có thể do đời sống xã hội quá phức tạp, các vụ việc xảy ra trongthực tế cuộc sống vô cùng đa dạng, phong phú mà khă năng nhận thức của con ng chỉ có hạn nên các nhà làm luật không thể dự kiến được hết tất cả các trường hợp đó. Có thể là do các quan hệ xã hội ptriển quá nhanh, khi người ta xây dựng và ban hành luật thì nó chưa xảy ra nên các nhà làm luật không dự kiến viêc điều chỉnh nó. Cũng có thể có những sự kiện chỉ là ngoại lệ, có những quan hệ xã hội chỉ xảy ra đột xuất, nhất thời nên không cần phải ban hành 1 quy phạm pháp luật riêng để điều chỉnh những quan hệ đó.

Khi gặp các trường hợp nêu trên, để kịp thời bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của Nhà nước, của xã hội, của cá nhân thì các chủ thể có thẩm quyền phải giải quyết ngay bằng cách áp dụng tương tự pháp luật được quy định tại điều 6 Bộ Luật Dân sự 2015:

“1. trường hợp phát sinh quan hệ thuộc pvi điều chỉnh của pháp luật Dân sự mà các bên không thỏa thuận, pháp luậtkhông có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.

2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luậttheo quy định tại khoản 1 điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luậtdân sự quy định tại điều 3 của bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.”

* Điều kiện:

– Vụ việc xảy ra thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự.

– Trong pháp luật Dân sự chưa có quy phạm trực tiếp điều chỉnh vấn đề đó;

– Không có tập quán để điều chỉnh vấn đề đó.

– Các bên không thỏa thuận được về cách thức xử lý;

– Có quy phạm pháp luật có ndung tương tự để điều chỉnh vấn đề đó.

Ngoài ra, chủ thể có thẩm quyền áp dụng phải xác định được tính chất pháp lý của vụ việc, xác định chắc chắn rằng trong hệ thống pháp luậtcó quy phạm điều chỉnh vụ việc khác tương tự. Đồng thời phải xác định được 1 cách cụ thể quy phạm tương tự đó nằm trongđiều khoản nào của văn bản quy phạm pháp luật nào để có thể coi đó là hồ sơ pháp lý cho hoạt động giải quyết vụ vc.

* Hậu quả pháp lý:

– Nhằm giải quyết kịp thời các vụ việc dân sự, đặc biệt là các vụ tranh chấp dân sự phát sinh giữa các chủ thể trongxã hội nhằm bảo vệ sự ổn định trong các quan hệ xã hội ns chung và quan hệ pháp luật Dân sự nói riêng.

– Biện pháp áp dụng tương tự pháp luật dân sự được thực hiện sẽ mang lại những hiệu quả và ý nghĩa xã hội, ý nghĩa pháp lý rất quan trọng trong việc bảo đảm cho các quyền và nghĩa vụ chính đáng của các chủ thể luôn được thực hiện có hiệu quả nhất.

– Ngoài ra việc áp dụng tương tự pháp luật còn cung cấp cơ sở thực tiễn qtrọng để các nhà làm luật có căn cứ SĐ, BS và ban hành pháp luật có ndung ngày 1 hoàn thiện hơn nhằm điều chỉnh các quan hệ về tài sản và nhân thân thuộc đối tg điều chỉnh của pháp luật Dân sự có hiệu quả cao hơn.

* Ví dụ: áp dụng quan hệ vay để xử lí quan hệ hụi họ (chơi phường), áp dụng các quan hệ về dịch vụ để điều chỉnh quan hệ đổi công cho nhau.

Câu 6: khái niệm, đặc điểm năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân?

* Khái niệm: khoản 1 điều 16 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”.

Như vậy, năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân là phạm vi các quyền, nghĩa vụ dân sự mà cá nhân có được do pháp luật quy định.

* Đặc điểm:

+ Mọi cá nhân đều có nlpháp luật Dân sự như nhau: tất cả các cá nhân là công dân của 1 quốc gia đều có các quyền, nghĩa vụ mà quốc gia đó quy định cho công dân nước mình. Vì vậy, quyền và nghĩa vụ trong nlpháp luật Dân sự của mọi cá nhân là giống nhau.

+ Năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân có từ khi ng đó sinh ra và chấm dứt khi ng đó chết: mọi cá nhân đều được công nhận là công dân của 1 quốc gia (khi có đủ các điều kiện về quốc tịch) kể từ khi sinh ra cho đến khi chết. Vì vậy, nlpháp luật Dân sự như là 1 yếu tố gắn liền suốt cđời của mỗi cá nhân.

+ Năng lực dân sự của cá nhân được quy định trong các văn bản pháp luật: quyền và nghĩa vụ của cá nhân với tư cách là năng lực hành vi dân sự pháp luật do Nhà nước quy định nên luôn luôn được xác định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nc có thẩm quyền ban hành ( Hiến Pháp, Bộ Luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác).

+ Phạm vi năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân phụ thuộc vào hình thái kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia và vào từng giai đoạn ptriển của quốc gia đó.

Năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân là do 1 Nhà nước nhất định ghi nhận và quy định cho cdân của mình như là 1 bộ phận không thể thiếu được của cá nhân. Tuy nhiên, phạm vi nlpháp luật Dân sự của cá nhân ở mỗi chế độ xã hội sẽ có sự khác nhau. Chẳng hạn, trong nhà nước chiếm hữu nô lệ trc đây, các cá nhân nô lệ không được coi là chủ thể của quan hệ dân sự, họ hoàn toàn không có năng lực pháp luậtuật. Ngay trong 1 quốc gia nhưng tùy vào từng giai đoạn ptriển khác nhau mà nlpháp luật Dân sự của cá nhân cũng được quy định khác nhau. ví dụ: ở nc ta, trc năm 1980, cá nhân có quyền sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất; từ năm 1980 đến 1992 thì cá nhân không có quyền sở hữu đất đai và các tư liệu sản xuất qtrọng khác; từ năm 1992 trở đi thì cá nhân có quyền sở hữu các tư liệu sản xuất qtrọng, cá nhân không có quyền sở hữu đất đai nhg có quyền sd đất, có quyền chuyển quyền sd đất…

Câu 7: phân biệt tuyên bố chết với tuyên bố mất tích của cá nhân?

Tuyên bố chết đối vớicá nhânTuyên bố mất tích đối vớicá nhân
Khái niệmLà việc theo thủ tục tố tụng dân sự, tòa án ra quyết định tuyên bố 1 ng là đã chếtnếu ng đó đã biệt tích trong 1 thời hạn nhất định mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.Là việc theo thủ tục tố tụng dân sự, tòa án ra quyết định tuyên bố 1 người mất tích nếu ng đó biệt tích 2 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông bảo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật TTDS nhg vẫn không có tin tức xác thực về việc ng đó còn sống hay đã chết.
Thời gianBiệt tích từ 2 năm liền trở lên.– 3 năm kể từ ngày tuyên bố mất tích.- 5 năm kể từ ngày kết thúc ctranh.- biệt tích 5 năm LIỀN trở lên.- 2 năm kể từ ngày bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai.
Điều kiện tuyên bố– có yêu cầu của ng có quyền, lợi ích liên quan.- phải hoàn thành thủ tục thông báo, tìm kiếm ng vắng mặt.- khi cá nhân đã biệt tích qua 1 thời hạn nhất định.– có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.- phải hoàn thành thủ tục thông báo, tìm kiếm ng vắng mặt.- khi cá nhân đã biệt tích 2 năm LIỀN trở lên.
Hậu quả pháp lýChấm dứt năng lực chủ thể; tài sản của ng bị tuyên bố chết sẽ phát sinh thừa kế kể từ ngày tuyên bố chết.ngừng các quyền, ví dụ; tài sản do những ng pháp luật quy định nắm giữ, trường hợp vợ hoặc chồng ng mất tích xin ly hôn, tòa án đồng ý cho ly hôn.

Câu 8: phân biệt người mất năng lực hành vi dân sự với người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi? ví dụ?

Ng mất năng lực hành vi dân sựNg có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
Căn cứ pháp luậtyĐiều 22 Bộ Luật Dân sự 2015Điều 23 Bộ Luật Dân sự 2015
Đối tg (chủ thể)Mọi đối tượng (không phân biệt lứa tuổi)Người thành niên
Đặc điểm– khi 1 người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi.- theo yêu cầu của ng có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, tòa án ra quyết định tuyên bố ng này là ng mất năng lực hành vi dân sự trên sơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.– Ng thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhg chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.- Theo yêu cầu cuat ng này, ng có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố ng này là ng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác lập quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Tư cách tham gia giao dịch dân sựPhải do Người đại diện xác lập thực hiện.Có thể tự mình xác lập giao dịch dân sự.

ví dụ: – A mắc bệnh tâm thần. Theo yêu cầu của bố mẹ A, tòa án tuyên bố A bị mất năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch ds do bmẹ A là Người đại diện xác lập thực hiện.

– B đã thành niên, do bị tai biến nên B khó khăn trong vận động và nhận thức. B vẫn có thể tự mình xác lập giao dịch. Theo yêu cầu của B tòa án ra quyết điịnh tuyên bố B là ng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Câu 9: phân biệt giám hộ đương nhiên với giám hộ cử? ví dụ?

* Giám hộ đương nhiên của cá nhân:

– Căn cứ pháp lý: điều 52,53

– Đối tượng:

+ Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên:

Trong trường hợp người chưa thành niên không còn cả cha và mẹ; khi không xác định được cả cha và mẹ; khi cả cha và mẹ đều bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hvi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên; khi cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và yêu cầu ng khác giám hộ cho con chưa thành niên thì người giám hộ là:

Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiêó theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử ra 1 số ng trong số họ làm người giám hộ (nếu không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruôt, chị ruột không đủ điều kiện làm người giám hộ).

Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, hoặc dì ruột là người giám hộ (nếu không có ai trong số anh, chị, ông, bà nêu trên có đủ điều kiện làm người giám hộ).

+ Người giám hộ đương nhiên của ng mất năng lực hành vi dân sự:

Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự thì con cả là người giám hộ, nếu ng con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ng con tiếp theo là người giám hộ.

Trong trường hợp chỉ cha hoặc mẹ mất năng lực hành vi dân sự mà ng còn lại không đủ điều kiện làm người giám hộ thì ng con cả là người giám hộ, nếu ng con cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì ng con tiếp theo là người giám hộ.

Trong trường hợp ng thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ làm người giám hộ.

– Ý chí của người giám hộ: người giám hộ bắt buộc phải thực hiện vc giám hộ.

– Thủ tục: không cần thủ tục

* Giám hộ theo chế độ cử:

– Căn cứ pháp lý: điều 54.

– Đối tg: trường hợp người chưa thành niên, ng mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã phường, thị trấn nơi cư trú của ng được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị 1 tổ chức đảm nhận việc giám hộ.

– Ý chí của người giám hộ: việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của ng được cử lm người giám hộ.

– Thủ tục:

+ UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của ng được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

+ Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của ng được giám hộ.

*Ví dụ:

– A là người chưa thành niên: Bố mẹ của A chết vì tai nạn, A có 2 anh trai thì người giám hộ đương nhiên của A là anh trai cả, nếu a cả không đủ điều kiện thì ng anh thứ 2 sẽ là người giám hộ.

Nếu A không có ace ruột thì ông bà nội, ngoại là ng đồngười giám hộ hoặc những ng này thỏa thuận cử 1 hoặc 1 số ng trong số họ làm người giám hộ.

– A là người mất năng lực hành vi dân sự: nếu A đã lấy vợ thì vợ là người giám hộ, nếu A chưa lấy vợ, chưa có con hoặc có vợ, con nhưng cả 2 đều không đủ điều kiện làm người giám hộ thì bố mẹ của A sẽ là người giám hộ.

– Nếu A không có người giám hộ đương nhiên thì UBND xã nơi A cư trú cử người giám hộ cho A.

Câu 10: điều kiện để cá nhân có năng lực hành vi dân sự hành vi dân sự đầy đủ? Phân tích và cho ví dụ về các trường hợp ng đã thành niên nhưng không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?

– Điều 19: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”

 Theo quy định trên có thể thấy rằng, cá nhân nào có đầy đủ khả năg nhận thức để làm chủ hành vi của mình trong mọi trường hợp thì cá nhân đó là ng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Điều 20.

“1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật dân sự 2015.”

 Như vậy, cá nhân từ đủ 18t trở lên, không bị tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, không là ng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không bị Toaf án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có toàn quyền trong vc xác lập, thực hiện các giao dịch DS và có nghĩa vụ phải thực hiện các giao dịch dân sự mà mình xác lập, phải tự chịu trách nhiệm về những hành vi mà minh thực hiện.

– ví dụ các trường hợp đã thành niên nhg không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: A 20 tuổi nhưng bị tâm thần, A bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch ds của A đều do Người đại diện xác lập thực hiện.

Nếu bạn muốn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi môn Luật dân sự 2 và nâng cao hiểu biết pháp luật của mình, khóa học tìm hiểu môn Luật dân sự 2 online là sự lựa chọn hoàn hảo. Khóa học này được thiết kế với nội dung phong phú, dễ hiểu, bao gồm các tình huống pháp lý thực tế và bài giảng chi tiết từ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Tham gia ngay để nắm vững kiến thức, cải thiện tư duy pháp lý và tự tin đạt kết quả cao trong kỳ thi!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Thai nhi được hưởng thừa kế vậy thai nhi có năng lực pháp Luật Dân sự hay không? Tại sao?

Mặc dù thai nhi được hưởng thừa kế nhưng thai nhi không có năng lực pháp Luật Dân sự.
Căn cứ pháp lý: khoản 3 Điều 16 BLDS 2015 “Năng lực pháp Luật Dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.” Như vậy, tại thời điểm được hưởng thừa kế thai nhi vẫn chưa được sinh ra, nhưng để đảm bảo quyền được thừa kế tài sản của cá nhân thì BLDS đã quy định về quyền được hưởng thưa kế của thai nhi tại Điều 613 BLDS 2015 với điều kiện “sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.”

Phân biệt di tặng và hợp đồng tặng cho có điều kiện?

Di tặng:
– Khi người xác lập việc di tặng chết thì phần di sản được di tặng được chuyển cho người khác.
– Người được di tặng phải là cá nhân còn sống tại thời điểm mở thưa kế hoặc được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di chúc chết.
Hợp đồng tặng cho:
– Khi điều kiện xảy ra thì hợp đồng mới có hiệu lực pháp lý. Nếu điều kiện không xảy ra, xảy ra nhưng do bị tác động nhằm thúc đẩy điều kiện xảy ra hoặc không xảy ra thì hợp đồng đó bị vô hiệu.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết