fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 1

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 1 là tài liệu quan trọng giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đề cương này tổng hợp những câu hỏi trọng tâm, bám sát nội dung chương trình học, giúp người học nắm vững các khái niệm cơ bản, nguyên tắc và quy định pháp luật quan trọng. Việc ôn luyện theo đề cương giúp sinh viên tự tin hơn, dễ dàng hệ thống hóa kiến thức và đạt kết quả cao trong kỳ thi Luật dân sự 1.

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 1

1. Phân tích đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật dân sự? So sánh với đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.

2. So sánh áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật. Cho ví dụ minh họa.

3. Phân tích nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể tham gia khi vào quan hệ tài sản và nhân thân do luật dân sự điều chỉnh?

4. Nêu và phân tích căn cứ xác lập quyền dân sự theo hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương? Cho ví dụ minh họa?

5. Nguyên nhân, điều kiện và hậu quả pháp lý của việc áp dụng tương tự pháp luật? Cho ví dụ minh họa.

6. Khái niệm, đặc điểm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân?

7. Phân biệt giữa tuyên bố mất tích và tuyên bố chết đối với cá nhân?

8. Phân biệt giữa người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Cho ví dụ minh họa với mỗi trường hợp?

9. Phân biệt giám hộ đương nhiên với giám hộ cử? Cho ví dụ minh họa.?

10. Điều kiện để cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ? Phân tích và cho ví dụ về các trường hợp người đã thành niên nhưng không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?

11. Nơi cư trú của cá nhân? Nêu và phân tích ý nghĩa pháp lý của việc xác định nơi cư trú của cá nhân?.

12. Phân biệt năng lực chủ thể của cá nhân và năng lực chủ thể của pháp nhân?

13. Phân tích các điều kiện công nhận một tổ chức là pháp nhân. Cho ví dụ minh họa?

14.Trình bày về hoạt động của pháp nhân?

15. Nêu và phân tích về các trình tự thành lập pháp nhân. Cho ví dụ minh họa?

16. Xác định các yếu tố lý lịch của pháp nhân. Cho ví dụ minh họa.

17. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự? Cho ví dụ minh
họa?

17. Phân loại giao dịch dân sự. Cho ví dụ minh họa?

18. So sánh đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền?

19. Thời hạn là gì? Phân tích ý nghĩa pháp lý của thời hạn? Cho ví dụ minh họa?

20.Thời hiệu là gì? Phân tích ý nghĩa pháp lý của thời hiệu? Cho ví dụ minh họa?

21.Phân loại tài sản? Nêu ý nghĩa pháp lý của việc phân loại tài sản? Cho ví dụ minh họa?.

22. Động sản và bất động sản là gì? Ý nghĩa của việc phân loại tài sản thành động sản và bất động sản?

23. Phân loại vật? Cho ví dụ minh họa. Phân tích ý nghĩa của phân loại vật?

24. Phân tích các chế độ pháp lý của tài sản? Cho ví dụ minh họa.

26.Thế nào là tài sản hình thành trong tương lai? Cho ví dụ minh họa?

27.Phân biệt tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai, nêu ý nghĩa pháp ý của sự phân biệt này?

28.Trình bày nguyên tắc xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản?

29.Thế nào là rủi ro về tài sản? Xác định chủ thể phải chịu rủi ro về tài sản?

30.Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản? Ưu, nhược điểm của từng biện pháp?

31.Phân biệt kiện vật quyền và kiện trái quyền? Cho ví dụ minh họa với mỗi phương thức.

32.Phân biệt chiếm hữu và quyền chiếm hữu.

33.Phân biệt giữa chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định chiếm hữu ngay tình và không ngay tình?

34. Phân tích nội dung các quyền của quyền sở hữu? Cho ví dụ minh họa?.

35. Phân tích nội dung của quyền đối với bất động sản liền kề.

36. Phân tích nội dung quyền hưởng dụng? Cho ví dụ minh họa?.

37. So sánh quyền bề mặt với quyền sử dụng đất.

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 1
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật dân sự 1

38. Khái niệm và phương thức thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân?

39.Khái niệm, phân loại sở hữu chung?

40.Phân biệt sở hữu chung hỗn hợp với sở hữu chung theo phần? Cho ví dụ minh họa

41.Phân biệt sở hữu riêng và sở hữu chung?

42.Phân biệt sở hữu chung hợp nhất với sở hữu chung theo phần?

43.Các căn cứ xác lập quyền sở hữu có thể phân loại theo những tiêu chí nào? Phân loại căn cứ xác lập quyền sở hữu?

44.Các căn cứ chấm dứt quyền sở hữu có thể phân loại theo những tiêu chí nào? Phân loại căn cứ chấm dứt quyền sở hữu?

45.Nêu các sự kiện vừa là căn cứ chấm dứt, vừa là căn cứ xác lập quyền sở hữu.

46.Các căn cứ để xác định tài sản vô chủ.? Cho ví dụ minh họa?

47.Nêu sự khác nhau giữa xác lập quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ với xác
lập quyền sở hữu đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu?

48.Nêu sự khác nhau giữa sáp nhập và trộn lẫn tài sản?

49.Người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản được thừa kế từ thời điểm nào?

50.Phân tích các điều kiện của cá nhân làm người thừa kế? Cho ví dụ minh họa?

51.Thời điểm mở thừa kế là gì?được xác định như thế nào? Phân tích ý nghĩa pháp lý của việc xác định chính xác thời điểm mở thừa kế?

52.Di sản thừa kế là gì? Cách xác định di sản thừa kế?

53.Phân tích nguyên tắc mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế?

54.Nêu các loại thời hiệu khởi kiện về thừa kế? Xác định hậu quả pháp lý trong từng trường hợp?

55.Xác định các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người thừa kế?

56.Trình bày và phân tích các điều kiện có hiệu lực của di chúc?

57.Phân tích những quy định về thừa kế theo di chúc thể hiện nguyên tắc “tôn trọng quyền định đoạt của người để lại di sản”?

58.Nêu khái niệm di chúc và đặc điểm của di chúc?

59.Trình bày nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo di chúc? Nêu sự khác
nhau giữa di chúc không phát sinh hiệu lực pháp luật và di chúc không hợp
pháp?

60.Trình bày khái niệm và đặc điểm của thừa kế theo pháp luật?

61.Các trường hợp thừa kế theo pháp luật? Cho ví dụ minh họa?

62.Phân biệt thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật?

63.Phân biệt diện và hàng thừa kế. Xác định cơ sở của việc ghi nhận các hàng thừa kế?

64.Phân tích các trường hợp hạn chế phân chia di sản thừa kế và cho ví dụ minh họa.

65.Khái niệm và đặc điểm thừa kế thế vị?

66.Xác định ý nghĩa và thứ tự ưu tiên thanh toán khi phân chia di sản thừa kế?

Nếu bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi môn Luật dân sự 1 và muốn nắm vững kiến thức một cách nhanh chóng, hiệu quả, khóa học tìm hiểu môn Luật dân sự 1 online sẽ là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Khóa học được thiết kế bám sát chương trình học, với hệ thống bài giảng sinh động, dễ hiểu, cùng sự hướng dẫn tận tình từ các giảng viên giàu kinh nghiệm. Đăng ký ngay để ôn tập hiệu quả, tự tin chinh phục kỳ thi với điểm số cao!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Trình bày về đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự?

Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự:
– Chủ thể của quan hệ pháp Luật Dân sự.
– Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của quan hệ pháp Luật Dân sự.
– Căn cứ xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự.
– Chế tài đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.

Trình bày về cấu trúc, bố cục BLDS 2015?

Cấu trúc, bố cục BLDS 2015: BLDS 2015 gồm sáu phần với 689 điều chia làm 27 chương:
– Phần thứ nhất:Quy định chung (10 chương).
– Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản (4 chương).
– Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng (6 chương).
– Phần thứ tư: Thừa kế (4 chương).
– Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài (3 chương).
– Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết