fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài tập tình huống môn luật kinh doanh

Sau đây là tài liệu bài tập tình huống môn luật kinh doanh có lời giải chi tiết. Bài tập xử lý tình huống Luật kinh doanh là các tình huống được Học viện đào tạo pháp chế ICA tổng hợp giúp sinh viên ngành Luật dễ dàng ôn tập để chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Câu hỏi và cách giải bài tập tình huống môn luật kinh doanh căn cứ trên quy định pháp luật hiện hành.

Tình huống 1:

 Doanh nghiệp tư nhân ABC được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 26/12/2020, công ty TNHH một thành viên DEF được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 1/5/2021. Hai doanh nghiệp này có cùng chủ sở hữu là bà Hoa Hồng.

Hỏi:

a. Việc sở hữu hai doanh nghiệp trên của bà Hồng có hợp pháp không?

b. Tháng 2/2022, bà Hồng cho anh Tuấn thuê loại doanh nghiệp ABC. Sau 1 thời gian công ty làm ăn thua lỗ. Chủ nợ yêu cầu bà Hồng chi trả các khoản nợ nhưng bà từ chối, cho rằng anh Tuấn mới là người trực tiếp kinh doanh. Ai là người phải chịu trách nhiệm với khoản nợ của DNTN ABC?

Giải đáp:

a. Việc sở hữu hai doanh nghiệp trên của bà Hồng là hợp pháp. Vì, theo khoản 3, 4 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020 quy định:

“3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”.

Căn cứ quy định nêu trên, pháp luật chỉ cấm một chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân thành lập 2 doanh nghiệp tư nhân, không thành lập thêm hộ kinh doanh, trở thành thành viên công ty hợp danh. Do đó, bà Hoa Hồng là chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên DEF được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 1/5/2021. Thì việc sở hữu hai doanh nghiệp trên là hợp pháp.

b.Bà Hồng là người chịu trách nhiệm. Vì theo Điều 191 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

“Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp tư nhân của mình nhưng phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao hợp đồng cho thuê có công chứng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu và người thuê đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân được quy định trong hợp đồng cho thuê”.

Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân với tư cách là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ đứng ra giải quyết những trách nhiệm về tài chính đối với chủ nợ.

Sau đó câu chuyện ai có lỗi và ai phải bồi thường nhiều hơn (giữa chủ doanh nghiệp tư nhân với chủ thuê lại doanh nghiệp tư nhân) thuộc về vấn đề dân sự. Được quy định cụ thể tại hợp đồng thuê tài sản đã được ký từ trước của hai bên. Trong trường hợp hợp đồng không quy định; thì sẽ áp dụng trách nhiệm liên đới quy định trong Luật Dân sự năm 2015 để xử lý.

Bài tập tình huống môn luật kinh doanh

Tình huống 2:

Công ty TNHH xây dựng M và công ty CPTM P thỏa thuận cùng góp vốn bằng nhau để thành lập 1 doanh nghiệp mới sản xuất vật liệu XD đặt trụ sở chính tại Hà Nội

Hỏi:

a. Hai công ty M và P có thể làm như vậy hay không? Vì sao

b. Doanh nghiệp mới được thành lập là loại hình DN nào. Hãy nêu những quy định pháp luật cơ bản về quy định hiện hành về các nội dung, đặc điểm, chế độ thành lập, cơ cấu tổ chức quản lý của DN này

Giải đáp:

a. Hai công ty M và P có thể thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp mới vì chủ thể góp vốn thành lập doanh nghiệp ở đây là các tổ chức và không phải là một trong các tổ chức không được thành lập doanh nghiệp

b. Loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH từ 2 đến 50 thành viên.

Chú ý: Công ty tư nhân không được vì phải do cá nhân; thành lập công ty cổ phần không được vì quy định phải có trên 2 thành viên; Công ty hợp danh không được vì thành viên ở đây phải là cá nhân không được là tổ chức, theo luật doanh nghiệp thì công ty hợp danh phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh.

Tình huống 3:

Ông B là chủ doanh nghiệp bán hoa và có ký với công ty VN Airline về việc vận chuyển hoa từ miền Bắc ra miền Nam (Hợp đồng 1), ngoài ra ông B có ký với công ty VN Airline một hợp đồng về việc mua vé máy bay để đi du lịch (Hợp đồng 2).

Hỏi: Xác định bản chất pháp lý của hợp đồng?

Giải đáp

Phân tích bản chất pháp lý của hợp đồng là xem hợp đồng đó là hợp đồng thương mại hay là hợp đồng dân sự. Hợp đồng thương mại là do hai bên là thương nhân, mục đích là nhằm sinh lời, kinhdoanh (hợp đồng 1). Hợp đồng dân sự vì ký với cá nhân và phục vụ mục đích sinh hoạt tiêu dùng (Hợp đồng2)

Nếu là hợp đồng thương mại thì tranh chấp phát sinh thì cần phải giài quyết bằng tài phán thương mại (tòa án thương mại ở đây là là tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế ). Nếu là hợp đồng dân sự thì tranh chấp phát sinh là tranh chấp dân sự và cơ quan giải quyết là tòa dân sự.

Tình huống 4:

Công ty CP nhựa gia dụng A có trụ sở chính tại quận Long Biên, Hà Nội. Ký hợp đồng bán hàng hóa trị giá 450 triệu đồng cho Công ty TNHH TM Sông Lam có trụ sở chính tại TP Vinh, tỉnhNghệ An. Trong dự thảo hợp đồng có điều khoản như sau: “mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này hai bên sẽ gặp nhau để bàn cách khắc phục. Nếu không có kết quả, tranh chấp sẽ được đưa đến tòa án nơi bên nguyên đơn có trụ sở chính để giải quyết”

Hỏi:

a. Các bên có thể thỏa thuận như vậy không? Vì sao

b. Tòa án cấp nào có quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp này? Vì sao

Giải đáp:

a. Các bên có thể thỏa thuận như vậy được vì ở đây có thỏa thuận bằng văn bản về nơi giải quyết tranh chấp.

b. Theo điểm b khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp về kinh doanh, thương mại. Đồng thời Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ. Theo đó, các bên trong hợp đồng có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại,…

Trên đây là nội dung tư vấn về chủ đề: “Bài tập tình huống môn luật kinh doanh”. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân gồm những gì?

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn gồm những giấy tờ gì?

1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên.
4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
b) Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư

4.3/5 - (31 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết