fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Bài tập tình huống luật hình sự về đồng phạm phổ biến và cách giải

Trên thực tế có thể nhận thấy rằng nhiều vụ án hình sự xảy ra với nhiều yếu tố tác động, hành vi vi phạm pháp luật có thể do một hai hai hoặc nhiều chủ thể tổ chức liên kết với nhau để cùng thực hiện. Khi đó để xác định được mức độ vi phạm thì cần có sự can thiệp của cơ quan điều tra. Trong pháp luật hình sự có quy định về đồng phạm là 02 người trở lên cùng cố ý thực hiện phạm tội đã được sắp xếp, bàn bạn từ trước… cụ thể quy định về vấn đề này ra sao, bạn đọc hãy cùng tham khảo nội dung bài viết Bài tập tình huống luật hình sự về đồng phạm phổ biến và cách giải dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Bài tập tình huống luật hình sự về đồng phạm phổ biến và cách giải

Bài tập 1: M (nữ) cùng hai tên H và Q rủ L là một cô gái 17 tuổi cùng đi dự sinh nhật M tại một nhà nghỉ có phòng hát karaoke. Cả bốn cùng uống rượu, H và Q còn pha thuốc kích dục vào đồ uống của mình. Một lát sau M rủ H là bạn trai của mình lên phòng nghỉ và đề nghị L cũng vào phòng nghỉ thành một cặp với Q. Tuy nhiên L từ chối và đòi về. M, H và Q dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ. Thấy L vẫn tiếp tục nằng nặc từ chối M đã rút con dao đặt lên bàn và đe dọa L. Sau đó Q đã thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn của L.

Hỏi: Trong trường hợp này M có phải chịu TNHS về tội hiếp dâm không? Tại sao?

Trong trường hợp phạm tội này M phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.

Trường hợp phạm tội này đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu về mặt chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm. Nhưng vềmặt chủ thể của tội phạm hiếp dâm ngoài những yêu cầu nói chung về năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi thì còn có dấu hiệu đặc biệt đó phải là nam giới, nếu là nữ giới thì nữ giới đóng vai trò là đồng phạm. Trong vụ án này M là nữ giữ vai trò là người đồng phạm của tội phạm hiếp dâm nên M phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm.

Đồng phạm được quy định tại Điều 20 BLHS như sau:

Điều 20:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm..

Trường hợp phạm tội của M, H và Q đã thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của đồng phạm bao gồm mặt khách quan và mặt chủ quan:

Dấu hiệu về mặt khách quan: đó là phải có từ hai người trở lên tham gia vào việc thực hiện một tội phạm. Trong trường phạm tội trên thì M, H và Q cùng nhau thực hiện một tội phạm đó là tội hiếp dâm. M, H và Q đã dùng vũ lực kéo L lên phòng nghỉ (thể hiện sự góp sự, liên kết với nhau) để ép buộc L thực hiện hành vi giao cấu với Q. Hành vi này của M, H và Q đã cấu thành tội phạm cụ thể đó là tội hiếp dâm theo quy định tại khoản 1 Điều 111 BLHS. Tội phạm hiếp dâm là tội phạm cấu thành hình thức nên khi M, H và Q dùng hành vi vũ lực với L nhằm mục đích để Q giao cấu với L thì tội phạm hiếp dâm đã được cấu thành.

Dấu hiệu về mặt chủ quan: M, H và Q đã cố ý thực hiện hành vi tội phạm. Vềmặt lý trí M, H và Q có đủ khả năng nhận thức để thấy được hành vi dùng vũ lực nhằm thực hiện hành vi hiếp dâm của mình là nguy hiểm và trái với quy định của pháp luật và về mặt ý chí M, H mong muốn Q thực hiện hành vi giao cấu với L và Q cũng muốn thực hiện hành vi này. Như vậy, là họ mong muốn hậu quả xảy ra.

Căn cứ vào dấu hiệu khách quan và chủ quan nêu trên, có thể khẳng định M là đồng phạm của tội hiếp dâm. Nhưng trong trường hợp này M là nữ không có những đặc điểm cấu tạo sinh học như nam giới nên không thể thực hiện hành vi giao cấu nên ta phải xác định M giữ vai trò đồng phạm là người tổ chức, người xúi giục hay người giúp sức. Trong trường hợp này M giữ vai trò đồng phạm là người giúp sức. Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 thì: “Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm”. Người giúp sức là người tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm, có thể là giúp sức về vật chất hoặc tinh thần. M cùng H và Q dùng vũ lực kéo L lên phòng để tạo điều kiện cho Q giao cấu với L, sau đó M dùng dao và lời nói mang tính chất đe dọa, nhằm cưỡng bức về tinh thần làm L sợ và không giám chống cự. Việc M cưỡng bức về tinh thần đối với L cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Q thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với L. Như vậy, có thể kết luận cả hai hành vi dùng vũ lực và dùng dao cùng lời nói đe dọa nhằm tạo điều kiện để Q thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với L thì M chính là người giúp sức.

Bài tập tình huống luật hình sự về đồng phạm phổ biến và cách giải

Bài tập 2: Do có mâu thuẫn trong kinh doanh, P đã nhờ Q đến đốt xưởng của N vào ban đêm. Hậu quả là toàn bộ nhà xưởng và máy móc của N đã bị thiêu rụi, thiệt hại 350 triệu đồng.

Hỏi: Q có phải đồng phạm trong trường hợp này không? Hình phạt đối với P và Q như thế nào?

Lời giải:

Q cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo điểm a Khoản 3 Điều 143 BLHS với vai trò là đồng phạm của P .Đồng phạm đòi hỏi có những dấu hiệu sau:

Mặt khách quan:

– Có từ 2 người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể của tội phạm. Cụ thể trong trường hợp này P và Q là 2 người có đủ điều kiện về năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

– Cùng thực hiện tội phạm (cố ý): P đã có hành vi nhờ Q đến đốt xưởng của N. Như vậy P đã có hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm. P là người xúi giục.

Về mặt chủ quan:

– Dấu hiệu lỗi :

+ Về lí trí: P nhận thức được rất rõ hành vi của mình( xúi giục người khác thực hiện hành vi phạm tội) cũng như của Q là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ và P cũng nhận thức được rõ sự nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và Q gây ra.

* Về ý chí:

Cả P và Q cùng mong muốn phân xưởng của N bị cháy để trả thù mâu thuẫn trong kinh doanh.

Dấu hiệu mục đích:

P muốn hủy hoại phân xưởng của N để trả thủ mẫu thuẫn trong kinh doanh, khiến công việc làm ăn của N gặp trở ngại. Q đã tiếp nhận mục đích đó của P và là người trực tiếp đốt phân xưởng của N

Hành vi của P và Q đã thỏa mãn đầu đủ các dấu hiệu của trường hợp Đồng phạm theo Điều 20 BLHS trong đó P là người chủ mưu Q là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Khung hình phạt áp dụng cho P cũng tương tự như Q là từ 7 năm đến 15 năm theo điểm a khoản 3 Điều 143 BLHS. Do hậu quả phát sinh vì hành vi đồng phạm của Q và P là như nhau.

Bài tập 3: A ăn trộm chiếc SH sau đó mang tới gửi nhà B ( bạn thân). B hỏi A xe ở đâu mà không mang về nhà A. A bảo xe ăn trộm sau đó bảo B giữ hộ mai có người mua rồi sẽ cho B một khoản tiền. Nói xong A đi về, tới trưa ngày hôm sau A tới lấy xe sau đó đến chiều mang cho B 5 triệu đồng.

Vậy trong trường hợp này B phạm tội gì? Đồng phạm tội trộm xe hay tội che dấu tội phạm?

Lời giải: Điều 323 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

Khi thực hiện xác định tội danh, nếu người phạm tội thực hiện hành vi chứa chấp thì định tội là “Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có”; nếu người phạm tội thực hiện hành vi tiêu thụ thì định tội là “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” chứ không định tội như tên gọi của điều luật là “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”. Trường hợp người phạm tội thực hiện cả hai hành vi chứa chấp và tiêu thụ thì định tội là “Chứa chấp và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Ở trường hợp trên, B chỉ thực hiện hành vi cất giữ mà không thực hiện hành vi tiêu thụ. Vì vậy tội danh của B là “Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có”.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Bài tập tình huống luật hình sự về đồng phạm phổ biến và cách giải. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Chủ thể đặc biệt trong đồng phạm được hiểu là như thế nào?

Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt; luật hình sự chỉ đòi hỏi người thực hành có đặc điểm của chủ thể đó.
Những người đồng phạm khác không nhất thiết phải có những đặc điểm của chủ thể đặc biệt
Ví dụ: trong vụ tham ô tài sản, người thực hành là người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến tài sản; còn những người đồng phạm khác có thể là người không có chức vụ, quyền hạn như vậy.

Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm như thế nào?

Nếu những người đồng phạm không thực hiện tội phạm được đến cùng do những nguyên nhân khách quan thì người thực hành thực hiện tội phạm đến giai đoạn nào họ phải chịu trách nhiệm hình sự đến đó.
Nếu người bị xúi giục không nghe theo sự xúi giục không có kết quả thì chỉ riêng người xúi giục phải gánh chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ muốn xúi giục.
Nếu người giúp sức người khác thực hiện tội phạm nhưng người này không thực hiện tội phạm đó hoặc không sử dụng sự giúp sức thì người giúp sức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mà họ muốn giúp sức

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết