fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài tập luật hình sự về tội giết người phổ biến và cách giải

Trong các quyền nhân thân của con người thì quyền được sống là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng và là quyền cao quý nhất, bởi lẽ vậy vì con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hiện nay tội phạm về giết người trong xã hội diễn ra với một con số đáng báo động khi mà số lượng các vụ việc xâm phạm đến tính mạng con người ngày càng gia tăng. Bài viết đây, Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ chia sẻ đến bạn đọc Bài tập luật hình sự về tội giết người thường phổ biến và cách giải, mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết để nắm được những quy định pháp luật về loại tội phạm này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Tham khảo bộ slide bài giảng, video, bài tập luật hình sự 2 tại đây: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2?ref=ica

Bài tập 1

A có ý định giết B (đang có thai) để trả thù. Biết B đi chơi chưa về nhà nên A đã nấp ở bụi vây gần cổng nhà B, đợi B về để giết. Thấy A có dấu hiệu khả nghi, đội tuần tra đã yêu cầu A xuất trình giấy tờ. A bạt theo khoản chạy và sau đó đã bị bắt. Hành vi của A được xác định là phạm tội giết người theo khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự.

Câu hỏi: Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?

Bài tập luật hình sự về tội giết người phổ biến và cách giải

Đáp án

Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Trước hết giai đoạn chuẩn bị phạm tội được xác định chỉ thực hiện đối với tội cố ý, người thực hiện tội phạm ở giai đoạn này biết trước hậu quả mà hành vi của mình gây ra là bất lợi đối với xã hội và các quan hệ được nhà nước và pháp luật bảo vệ. Khoa học luật hình sự Việt Nam xác định “chuẩn bị phạm tội là giai đoạn phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó”. Hành vi chuẩn bị phạm tội tuy đã thực hiện hành động nhưng hành động đó chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tương tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể của loại tội phạm định thực hiện. Trong thực tế hành vi chuẩn bị phạm tội có thể thực hiện ở một số dạng như: chuẩn bị công cụ, phương tiện; chuẩn bị kế hoạch phạm tội; thăm dò địa điểm phạm tội; thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại; loại trừ trước những trở ngại khách quan…

Bài tập 2

A bị lôi kéo tham gia vào tổ chức phản động trong nước. Khi thấy tình hình xã hội có nhiều biến động, để gây thêm thanh thế của tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, A nhận nhiệm vụ ném lựu đạn vào nhà chủ tịch huyện B (huyện giáp biên giới) nhằm giết chết ông K và làm suy yếu chính quyền. A ném lựu đạn vào nhà nhưng lựu đạn không nổ. Sau đó A bị bắt.

Hỏi:

1. Hay xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích tại sao?

a. A phạm tội giết người?

b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành?

Đáp án:

1. Hay xác định các khẳng định sau là đúng hay sai và giải thích tại sao?

a. A phạm tội giết người? Sai

Nếu xét các dấu hiệu cảu mặt khách quan thì hành vi của A cũng tương tự tội giết người. Đối với tội giết người, mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc, dấu hiệu định tội nhưng nếu giết người có mục đích làm suy yếu chính quyền nhân dân thì đã thỏa mãn cấu thành tội phạm tội khủng bố. Hành vi của A không đơn thuần chỉ là hành vi giết một con người cụ thể mà hành vi của A để gây thêm thanh thế cho tổ chức, thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước, từ đó nhằm làm suy yếu chính quyền. Mặt khác, B là một chủ tịch huyện, với vai trò cán bộ nhà nước, lại ở giáp biên giới, nơi thường bị các lực lượng thù địch lợi dụng chống phá. Như vậy, xét về tính chất nguy hiểm cho xã hội thì hành vi của A là đặc biệt nguy hiểm, xâm phạm đến an ninh quốc gia. Chính vì thế, A không phạm tội giết người mà là phạm tội khủng bố theo điều 84 Bộ luật Hình sự.

b. Tội phạm do A thực hiện ở giai đoạn tội phạm hoàn thành? Sai

Về căn cứ pháp lý, cấu thành tội phạm tội khủng bố là cấu thành tội phạm vật chất, là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả.

Mặt khác, tội khủng bố có 2 loại hậu quả:

Hậu quả trực tiếp: chết người, thương tích, tự do thân thể bị tước đoạt hoặc bị hạn chế. Đây chính là dấu hiệu bắt buộc của tội khủng bố, và nó hoàn thành khi hậu quả trực tiếp xảy ra. Hậu quả này là phương tiện để người phạm tội đạt được kết quả suy yếu chính quyền nhân dân.

Hậu quả gián tiếp: thông qua hậu quả trực tiếp, người phạm tội có thể làm suy yếu chính quyền. Tuy nhiên hậu quả này không phải là dáu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội khủng bố.

Xét về lý luận, cấu thành tội phạm vật chất hoàn thành khi hậu quả đã xảy ra, xét với tội khủng bố tức là cả 2 hậu quả đều xảy ra. Tuy nhiên, rất khó để xác định, thậm chí là không thể xác định được chính quyền đã suy yếu hay chưa, nếu suy yếu thì nó ở mức độ nào, và nhà nước cũng không thể công bố kết quả ra được vì nguyên nhân chính trị… Như vậy tội khủng bố hoàn thành khi hậu quả trực tiếp xảy ra.

Xét vào vụ án trên, A đã có hành vi ném lựu đạn vào nhà với ý muốn giết chết B, nên hành vi của A không thể là hành vi quy định tại khoản 3 điều 84: “đe dọa xâm phạm tính mạng” mà là hành vi quy đinh tại khoản 1 nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt vì hậu quả chết người chưa xảy ra.

Bài tập 3:

Do thường xuyên bị mất trộm hoa quả trong vườn nên ông H đã dùng dây kim loại trần mắc quanh vườn nhà mình và đấu nối với điện sinh hoạt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào. Mỗi góc vườn ông H có treo biển cảnh báo nguy hiểm và thông báo với hàng xóm xung quanh. Ngày 12/5/2018 chị B đang có thai 04 tháng tuổi ở xã bên cạnh đi làm về, khi đi sát vườn nhà H thì bị điện giật chết do chạm vào dây điện mà ông H giăng ở quanh vườn.

Hỏi: Với tình huống trên thì ông H có phạm tội hay không? Nếu có thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự? Giải thích tại sao?

Lời giải:

Với hành vi trong tình huống trên của ông H thì ông H đã phạm tội Giết người theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù. Vì đã có hành vi dùng dây kim loại trần mắc quanh vườn nhà mình và đấu nối với điện sinh hoạt nhằm chống mất, mặc dù có treo biển cảnh báo nguy hiểm và thông báo cho những người xung quanh biết những đã gây ra cái chết cho chị B. Mặt khác, vì hành vi của H là hành vi trái pháp luật đã vi phạm khoản 1 Điều 32 Nghị định 169/2003 ngày 24/12/2003 về an toàn điện.

Do vậy, trong trường hợp này H mặc dù không nhằm vào ngư­ời cụ thể nào và không mong muốn cho hậu quả chết ngư­ời xảy ra như­ng có ý thức  bỏ mặc cho hậu quả xảy ra, H đã phạm tội Giết người với lỗi cố ý gián tiếp. H không nhằm trực tiếp vào chị B, không biết chị B có thai nên không phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015. Do đó hành vi giết người của H phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.

Trên đây là tư vấn về Bài tập luật hình sự về tội giết người thường phổ biến và cách giải của chúng tôi gửi đến bạn đọc về nội dung. Hi vọng những tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều hữu ích.

Câu hỏi thường gặp:

Bị thần kinh khi giết người có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Theo quy định tại điều 21 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

Giết người có phải bồi thường thiệt hại hay không?

Theo quy định tại Điều 585 BLDS Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời.
Bồi thường thiệt hại về tính mạng bao gồm:
– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
– Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
– Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng; d) Thiệt hại khác do luật quy định.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết