fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài tập luật hình sự pháp luật đại cương

Trong quá trình học luật, để rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống thì việc đưa ra các bài tập tình huống giả định là rất cần thiết. Nếu chỉ học mình lý thuyết mà không kết hợp thực tiễn thì sinh viên không thể linh hoạt trong việc xử lý cá tình huống khi làm nghề. Học viện đào tạo pháp chế ICA tổng hợp một vài bài tập tình huống luật hình sự pháp luật đại cương (có đáp án), bạn có thể tham khảo để nâng cap trình độ chuyên môn và khả năng phản xạ.

Tình huống 1:

B thấy chị H đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên T dùng gậy đánh vào sau gáy của chị H làm chị H ngất, sau đó B lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H. Vậy B phạm tội gì?

Đáp án:

B đã có hành vi dùng vũ lực (dùng gậy đánh vào đầu chị H) để nhằm chiếm đoạt tài sản (lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H) và thực tế là B đã lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị H, do đó B đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 thì một trong các hành vi khách quan của tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực. Hành vi dùng vũ lực được hiểu là hành vi hành động dùng sức mạnh vật chất (có thể có vũ khí hoặc không có vũ khí) để tác động, tấn công vào cơ thể của người bị tấn công như: dùng chân tay đấm, đánh, bóp cổ, dùng dây trói, dùng súng bắn, dùng gậy đánh, đập, dùng dao đâm, chém… Hành động tấn công này có thể làm cho người bị tấn công bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị chết nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể cho nạn nhân. Việc dùng vũ lực là nhằm mục đích là làm cho người bị tấn công mất khả năng chống cự nhằm để cướp tài sản. Việc dùng vũ lực được thực hiện ở cả hai phương thức đó là phương thức bí mật (như: bắn lén lút, đánh vào sau gáy…) và phương thức công khai (tấn công trước mặt người bị tấn công để cho người đó biết, bất luận có người nào khác biết hay không).

Bài tập luật hình sự pháp luật đại cương

Tình huống 2:

T vừa lĩnh 50 triệu đồng tiền gửi ngân hàng đi ra đến đường quốc lộ thì K dùng dao dí vào cổ T và yêu cầu T đưa tiền, nếu không đưa thì K sẽ đâm. Ngay lúc đó quần chúng nhân dân chạy tới bắt giữ K. Vậy K có phạm tội không?

Đáp án:

K đã có hành vi đe doạ dùng ngay tức khắc vũ lực (dùng dao dí vào cổ T) để buộc T là người bị tấn công phải sợ và tin tưởng nếu không đưa tiền cho K thì tính mạng của T sẽ bị nguy hại (bị đâm dao vào người), do đó K đã phạm tội cướp tài sản được quy định tại Điều 133 Bộ luật hình sự. Bởi theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 thì một trong các hành vi khách quan của tội cướp tài sản là hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc.

Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc được hiểu là đe doạ dùng ngay tức thì sức mạnh vật chất (có thể có vũ khí hoặc không có vũ khí) để tác động, tấn công vào cơ thể của người bị tấn công như: dùng chân tay đấm, đánh, bóp cổ, dùng dây trói, dùng súng bắn, dùng gậy đánh, đập, dùng dao đâm, chém… nếu người bị tấn công không chịu khuất phục để buộc người bị tấn công phải sợ và tin tưởng rằng nếu không để cho lấy tài sản thì tính mạng và sức khoẻ sẽ bị nguy hại. Ở đây thông thường được kết hợp giữa hành vi sẽ dùng vũ lực với những thái độ, cử chỉ, lời nói hung bạo, để tạo cảm giác cho người bị tấn công sợ và tin tưởng rằng người phạm tội sẽ dùng vũ lực.

Ngay tức khắc là ngay lập tức, không chần chừ, khả năng xảy ra là tất yếu nếu người bị tấn công không giao tài sản cho người phạm tội. Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, cũng có nghĩa là nếu người bị hại không giao tài sản hoặc không để cho người phạm tội lấy tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện.

Tình huống 3:

T lập kế hoạch và bàn bạc với M và P cướp tiền của những người mới lĩnh tiền từ Ngân hàng Đ. T phân công cho M dùng dao đe doạ người bị tấn công, còn M lao vào cướp tiền rồi lên xe máy do T đang đứng đợi sẵn. Vậy T, M và P phạm tội gì và theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự?

Đáp án:

Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015 thì cướp tài sản có tổ chức được hiểu là hai hay nhiều người cố ý cùng thực hiện tội cố ý cướp tài sản mà giữa họ có sự cấu kết chặt chẽ để thực hiện tội phạm (có sự bàn bạc, chuẩn bị chu đáo, vạch trương trình kế hoạch phạm tội, phân công vai trò, vị trí của từng người), trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Tuy nhiên không phải vụ án cướp tài sản có tổ chức nào cũng đủ những người giữ vai trò như trên, mà tuỳ từng trường hợp có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành mà không có người xúi giục hoặc người giúp sức nhưng nhất định phải có người thực hành và người tổ chức thì mới phạm tội có tổ chức.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức có thể có những hành vi như: khởi sướng việc phạm tội; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm…

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm như: trực tiếp cầm dao chém người bị tấn công, trực tiếp cầm súng đe doạ người bị tấn công hay trực tiếp chiếm đoạt tài sản của người bị tấn công…

Như vậy, trong vụ án cướp tài sản trên thì có ba người đó là T, M và P cùng cố ý thực hiện tội cướp tài sản, trong đó T là người tổ chức vì là người vạch kế hoạch, chủ động bàn bạc với M và P thực hiện hành vi cướp tài sản và phân công trách nhiệm cho M và P, còn M và P là những người thực hành vì có hành vi trực tiếp dùng dao đe doạ và cướp tài sản của người bị tấn công. Do đó T, M và P đã phạm tội cướp tài sản với tình tiết có tổ chức được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung “Bài tập luật hình sự pháp luật đại cương”. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Phương pháp nào giúp học và làm bài tập tình huống hình sự tốt nhất?

Để học và làm bài tập luật hình sự giỏi thì sinh viên cần phải có những phương pháp học tập phù hợp nhất. Đó là:
+ Thường xuyên làm đề cương và học thông qua đề cương bài tập tình huống;
+ Học các văn bản luật liên quan đến luật hình sự thật kỹ càng;
+ Chịu khó giải các bài tập trắc nghiệm và bài tập tình huống.

Cấu thành tội phạm vật chất, cấu thành tội phạm hình thức được pháp luật quy định như nào?

– Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm có các dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi, hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
– Cấu thành tội phạm hình thức là cấu hành tội phạm có một dấu hiệu của mặt khác quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết