fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Bài tập đạo đức nghề luật sư có đáp án

Đề thi môn Luật sư và đạo đức hành nghề luật sư là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo và đánh giá kỹ năng và kiến thức của các học viên. Đề thi bao gồm các câu hỏi xoay quanh pháp luật về luật sư, quy định về hành nghề luật sư và quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của luật sư. Dưới đây là một số gợi ý đáp án cho một số câu hỏi thường gặp trong đề thi này. Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết “Bài tập đạo đức nghề luật sư có đáp án” của Học viện đào tạo pháp chế ICA!

Bài tập đạo đức nghề luật sư trắc nghiệm có đáp án

Câu 1. Chức năng xã hội luật sư là:

  1. Bảo vệ quyền con người, đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực của xã hội.
  2. Góp phần bảo vệ công lý, tự do, dân chủ công dân, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội.
  3. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
  4. Cả ba phương án trên.
    (Điều 3 LLS –VBHN 2015).

Câu 2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây

  1. Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
  2. Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.
  3. Thực hiện trợ giúp pháp lý.
  4. Cả 3 phương án trên.
    (Khoản 2, điều 21 LLS-VBHN 2015).

Câu 3. Luật sư được sửa đổi bổ sung năm nào?

  1. 2010
  2. 2011
  3. 2012
  4. cả 3 phương án trên đều sai.

4. Trong Luật luật sư, các hành vi luật sư bị nghiêm cấm được quy định tại điều

  1. 7
  2. 12
  3. 9
    (Điều 9 LLS-VBHN 2015)
  4. Cả 3 phương án đều sai.

Câu 5. Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư bao gồm:

  1. Tự quản của tổ chức hành nghề luật sư, đoàn luật sư.
  2. Tự quản của đoàn luật sư theo sự quản lý thống nhất của Liên đoàn luật sư.
  3. Quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
  4. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp nghề nghiệpluật sư, tổ chức hành nghề luật sư
    (Khoản 1, điều 6 LLS-VBHN 2015).

Câu 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư:

  1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
  2. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
  3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.
  4. Cả 3 phương án trên đều đúng 
    (Điều 83 LLS).

7. Nghề của luật sư để thực hiện bằng hình thức:

  1. Thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo hợp đồng lao động của tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân
    (Khoản 1, điều 23 LLS-VBHN 2015).
  2. Liên doanh thành lập tổ chức hành nghề luật sư.
  3. Đăng ký với đoàn luật sư và nhận vụ việc từ luật sư.
  4. Cả ba phương án trên đều sai.

Câu 8. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:

  1. Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên.
  2. Sở tư pháp địa phương nơi có đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
    (Khoản 1, điều 50 LLS-VBHN 2015)
  3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phố nơi luật sư có bộ khẩu thường trú.
  4. Cả 3 phương án trên đều sai.

Câu 9. Khi hành nghề, luật sư không được:

  1. Tiết lộ thông tin vụ việc về khách hàng mà mình biết được trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
  2. Sử dụng thông tin vụ việc của khách hàng mà mình biết được trong .khi hành nghề nhằm mục đích xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
  3. Cả a, b đều đúng.
    (Khoản 1, 2 điều 25 LLS-VBHN 2015).
  4. Cả a, b đều sai.

10. Tổ chức có trách nhiệm giám sát luật sư và tổ chức hành nghề luật sư gồm có

  1. Sở tư pháp thành phố.
  2. Tổ chức hành nghề luật sư và Đoàn luật sư.
    (Khoản 2, 3, Điều 61 LLS-VBHN 2015).
  3. Cục bổ trợ tư pháp – Bộ tư pháp.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.

Câu 11. Tổ chức hành nghề luật sư có quyền:

  1. Thuê luật sư nước ngoài làm nhân viên của tổ chức mình.
  2. Hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
  3. Đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài.
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.
    (Khoảng 3, 6, 7; Điều 39 LLS-VNHN 2015)

Câu 12. Người tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính khi đủ điều kiện

  1. Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư.
  2. Được luật sư hướng dẫn bảo lãnh.
  3. Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.
    (Khoản 2, Điều 27 LLS –VBHN 2015)
  4. Cả ba phương án trên đều đúng.
Bài tập đạo đức nghề luật sư có đáp án
Bài tập đạo đức nghề luật sư có đáp án

Bài tập đạo đức nghề luật sư phần tự luận

Quy tắc 7 trong quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư có nội dung gì?

Câu 1: Nêu nội dung quy tắc.

Gợi ý đáp án:

Quy tắc 7. Giữ bí mật thông tin
7.1. Luật sư có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và sau khi đã kết thúc dịch vụ đó, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật.
7.2. Luật sư có trách nhiệm yêu cầu các đồng nghiệp có liên quan và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình cam kết không tiết lộ những bí mật thông tin mà họ biết được và luật sư có trách nhiệm giải thích rõ nếu tiết lộ thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Câu 2: Ý nghĩa quy tắc trong thể hiện đạo đức nghề nghề luật sư.

Gợi ý đáp án:

Quy tắc 7.1: Luật sư luôn giữ bí mật các thông tin mà mình biết về khách hàng để đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện vụ án và đồng thời giữ uy tín, danh dự cho khách hàng.
Quy tắc 7.2: Luật sư có trách nhiệm phải cam kết với các luật sư đồng nghiệp và nhân viên trong tổ chức hành nghề của mình không tiết lộ thông tin bí mật mà họ biết và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu họ bị tiết lộ, mục đích nhằm bảo mật thông tin trong quá trình hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư của mình và đồng thời nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp tốt nhất cho khách hàng của mình.

Bài tập đạo đức nghề luật sư phần tình huống

Luật sư K nhận làm luật sư bảo vệ quyền lợi cho bà A trong vụ án đầu tư cơ sở hạ tầng do bà A đứng đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn đòi bồi thường số tiền là 180 triệu đồng. Trong hợp đồng dịch vụ, bà A đồng ý khoản tiền thù lao trọn gói là 20 triệu đồng. Trong tòa sơ thẩm được biết bạn mình là V có quan hệ thân thiết với thẩm phán M – người được phân công thụ lý hồ sơ vụ án này. Luật sư K ngỏ ý nhờ V tìm hiểu để xem quan điểm của thẩm phán M về việc giải quyết vụ án như thế nào? V gặp thẩm phán M tìm hiểu và thông báo cho luật sư K biết thẩm phán M nói có căn cứ để chấp nhận yêu cầu của bà A. Biết được thông tin đó, K mời bà A đến VP nói rằng biết bà A chắc chắn được bồi thường 180 triệu đồng, đề nghị bà A ký phụ lục hợp đồng trong đó nêu bà A sẽ được bồi thường 180 triệu đồng và điều chỉnh mức độ thù lao là 30% giá trị số tiền mà A được bồi thường là 24 triệu đồng. Bà A có nghĩa vụ trả thêm số tiền 34 triệu đồng sau khi kết thúc phiên tòa. Bà A tin và đồng ý ký phụ lục hợp đồng này. Kết quả phiên tòa đúng thông tin ông A thông báo. Sau phiên tòa, bà A trả thêm 34 triệu đồng cho luật sư. Vụ việc chìm đi không có khiếu nại, tố cáo gì

Hỏi hành vi của Luật sư K có vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư hay không? Nếu có, vi phạm quy định nào?

Gợi ý đáp án:

Hành vi của Luật sư K đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp luật sư

Hành vi của Luật sư K đã vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp:

  • Luật sư K đã thông tin trực tiếp cho khách hàng biết về có người bạn V có quan hệ quen biết với thẩm phán M (QT 9.6: Thông tin trực tiếp cho khách hàng hoặc dùng lời lẽ, hành vi ám chỉ để khách hàng biết về mối quan hệ cá nhân của Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác nhằm mục đích gây niềm tin với khách hàng về hậu quả công việc hoặc nhằm mục đích bất hợp pháp khác)
  • Luật sư K đã hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của Luật sư (QT9.8: Hứa hẹn, cam kết đảm bảo kết quả vụ việc về những nội dung nằm ngoài khả năng, điều kiện thực hiện của luật sư)

Câu hỏi thường gặp:

Trong Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư, những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp được quy định tại Quy tắc nào?

Quy tắc 21: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp”.

Hãy nêu 02 việc luật sư không được làm trong Quy tắc này và đưa ra ví dụ minh họa đồng thời phân tích ví dụ đó.

Nêu 2 việc luật sư không được làm trong Quy tắc này và ví dụ:
Có lời nói, hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tính của đồng nghiệp hoặc gây áp lực, đe dọa đồng nghiệp
Ví dụ: Trong một vụ án tranh chấp về tài sản chung vợ chồng. Luật sư A là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Chị M (nguyên đơn). Luật sư B muốn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho Chị M trong vụ án này, nên LS B đã hẹp gặp chị M trao đổi công việc và cho Chị M biết LS A sau khi ký hợp đồng và nhận tiền thù lao của khách xong, thì LS A giao cho LS khác chuyên nhận
Thông đồng, đưa ra đề nghị với luật sư của khách hàng có quyền lợi đối lập với khách hàng của mình để mưu cầu lợi ích các nhân

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết