fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn lý luận nhà nước và pháp luật

Bài giảng môn lý luận nhà nước và pháp luật là tài liệu học tập quan trọng, cung cấp những kiến thức nền tảng về các khái niệm, nguyên lý cơ bản liên quan đến nhà nước và pháp luật. Tài liệu này không chỉ giúp sinh viên nắm vững các lý thuyết quan trọng, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu sâu hơn các môn học pháp lý khác. Qua đó, sinh viên có thể hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của nhà nước và hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao năng lực tư duy và phân tích pháp lý.

Bài giảng môn lý luận nhà nước và pháp luật

Vấn đề 0: Nhập môn Lý luận nhà nước và pháp luật

1. Khoa học lý luận về nhà nước và pháp luật

– Khoa học là gì ? Là hệ thống tri thức của con người về tự nhiên (thiên văn, toán, lịch sử, địa lý, khí hậu…), về XH, về tư duy; được tích lũy trong quá trình lịch sử; giúp con người khám phá ra những qui luật khách quan của các hiện tượng và giải thích được đúng đắn các hiện tượng của tự nhiên, XH và tư duy

– Khoa học LLNN PL là hệ thống tri thức (hiểu biết) về hiện tượng NN và PL.

– Khoa học LLNN PL sử dụng nhiều cách thức hoạt động để tìm tòi, làm sáng tỏ các vấn đề về NN-PL

a. Đối tượng nghiên cứu của khoa học lý luận về NN và PL:

– Đối tượng nghiên cứu của Lý luận về NN và PL là:

b. Phương pháp nghiên cứu của khoa học Lý luận về NN và PL

+ Phương pháp là gì ? Là cách thức, trình tự tiến hành công việc, là công cụ, phương tiện để giải quyết vấn đề

+ Nghiên cứu là gì ? Là xem xét, tìm tòi, chứng minh

+ Phương pháp khoa học: là cách thức sử dụng những nguyên tắc, những tri thức có từ trước

+ Phương pháp nghiên cứu khoa học: là cách thức, nguyên tắc hoạt động nhằm đạt tới chân lý khách quan trên cơ sở của sự chứng minh khoa học

c. Tình hình nghiên cứu của khoa học lý luận về NN và PL

d. Lý luận nhà nước trong hệ thống khoa học xã hội và khoa học pháp lý

2. Môn học lý luận về nhà nước và pháp luật

– Môn học là gì ? Là 1 bộ phận của chương  trình học bao gồm những tri thức về 1 khoa học nhất định

– Vị trí: Là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành của chương trình đào tạo cử nhân luật

– Tính chất: là môn học bắt buộc

– Mục đích:

+ Về kiến thức:

  • Tiếp thu được những kiến thức cơ bản về NN & PL
  • Có tư duy khoa học và phương pháp nhận thức KH

+ Về kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào việc:

  • Nghiên cứu các khoa học pháp lí khác
  • Giải quyết các vấn đề của thực tiễn NN và PL
  • Lập luận, thuyết trình trước công chúng

– Yêu cầu: thái độ học tập nghiêm túc

– Mối quan hệ giữa khoa học lý luận NN PL và môn học Lý luận về NN PL: có mối quan hệ mật thiết với nhau, đây là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:

+ Khoa học Lý luận là hệ thống tri thức về những vấn đề cơ bản nhất…. của NN và PL

+ Môn học Lý luận chỉ bao gồm 1 phần những tri thức của khoa học Lý luận. Bộ phận tri thức  này được có thể nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào chương trình đào tạo

Những tri thức của khoa học LL về NN và PL được người học tiếp thu và vận dụng vào việc lý giải các hiện tượng về NN và PL trong đời sống. Góp phần chứng minh tính đúng đắn của khoa học LL về NN và PL

Vấn đề 1: Nguồn gốc và kiểu nhà nước

I. Khái niệm nhà nước

1. Định nghĩa Nhà nước

2. Các đặc điểm cơ bản của nhà nước

II. Nguồn gốc nhà nước

1. Một số quan điểm phi mác-xít về nguồn gốc nhà nước

2. Quan điểm mác-xít về nguồn gốc nhà nước

– Theo quan điểm mác-xít:

+ NN là hiện tượng XH mang tính lịch sử, NN xuất hiện khi XH phát triển đến một trình độ nhất định

+ NN luôn vận động, phát triển gắn với những điều kiện cụ thể của XH

+ Lịch sử phát triển của XH loài người đã chứng minh: đã có giai đoạn XH tồn tại không có NN, trải qua quá trình phát triển lâu dài, XH có những biến đổi sâu sắc ==> nhà nước xuất hiện

a. Chế độ cộng sản nguyên thủy

b. Sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy

c. Nhà nước xuất hiện

III. Kiểu nhà nước

1. Khái niệm kiểu nhà nước

– Kiểu nhà nước là một dạng (loại) nhà nước luôn gắn với một hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử.

– Các kiểu NN trong lịch sử: 4 kiểu

+ Kiểu nhà nước chủ nô

+ Kiểu nhà nước phong kiến

+ Kiểu nhà nước tư sản

+ Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

– Cơ sở phân chia kiểu nhà nước:

+ Học thuyết Mac-Lênin về hình thái kinh tế xã hội

+ Hình thái KTXH là khái niệm dùng để chỉ xã hội ở một giai đoạn lịch sử nhất định với 1 phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và 1 kiến trúc thượng tầng tương ứng

2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử

– Các kiểu NN tương ứng với hình thái kinh tế – XH:

+ HTKT-XH cộng sản nguyên thủy   Chưa có nhà nước

+ HTKT-XH chiếm hữu nô lệ            Kiểu NN chủ nô

+ HTKT-XH phong kiến                    Kiểu NN phong kiến

+ HTKT-XH tư bản chủ nghĩa           Kiểu NN tư sản

+ HTKT-XH xã hội chủ nghĩa           Kiểu NN XHCN

a. Kiểu nhà nước chủ nô

(1) Nguồn gốc ra đời:

(3) Cơ sở xã hội:

b. Kiểu nhà nước phong kiến

c. Kiểu nhà nước tư sản

Sự ra đời của NN tư sản:

Cơ sở kinh tế của NN tư sản:

Cơ sở xã hội của NN tư sản:

d. Kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa

Sự ra đời của nhà nước XHCN:

Cơ sở kinh tế – XH của NN XHCN:

Vấn đề 2: Bản chất và Chức năng của nhà nước

1. Bản chất của nhà nước

2. Chức năng của nhà nước

a. Các đặc điểm

b. Chức năng của NN

c. Chức năng của nhà nước CHXHCNVNdân, tăng cường pháp chế XHCN

Bài giảng môn lý luận nhà nước và pháp luật
Bài giảng môn lý luận nhà nước và pháp luật

Vấn đề 3: Bộ máy nhà nước

I. Khái niệm bộ máy nhà nước

– Hiểu nôm na, Bộ máy NN là biểu hiện thực tế của NN, hay bộ máy NN là phương tiện để hiện thực hóa quyền lực NN vào đời sống XH.

1. Định nghĩa

– Khái niệm: Bộ máy NN là một hệ thống các cơ quan NN từ TƯ đến địa phương được tổ chức ra và hoạt động trên cơ sở PL, theo các nguyên tắc nhất định, thể hiện quyền lực của NN, và để thực hiện các chức năng của NN.

2. Cơ quan nhà nước

– Định nghĩa : cơ quan NN là 1 bộ phận cấu thành của NN, gồm 1 hay 1 số người được thành lập ra theo quy định của PL với những chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm riêng biệt để thực thi quyền lực của NN trong phạm vi nhất định

3. Phân loại các cơ quan nhà nước

II. Sự phát triển của bộ máy nhà nước trong lịch sử

III. Bộ máy nhà nước CH XHCN VN

1. Đặc điểm

Xem Giáo trình

2. Cơ cấu của bộ máy

3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động bộ máy nhà nước

Vấn đề 4: Hình thức nhà nước

I. Khái niệm và các yếu tố tạo thành hình thức nhà nước

1. Khái niệm

2. Các bộ phận cấu thành hình thức NN

II. Hình thức nhà nước Việt Nam hiện nay

1. Hình thức chính thể

2. Hình thức cấu trúc

– là đơn nhất: chỉ có 1 NN duy nhất, 1 hệ thống PL thống nhất

3. Chế độ chính trị

– Chế độ dân chủ thực sự và rộng rãi: thể hiện trong quyền con người và quyền công dân (Hiến pháp, PL)

Vấn đề 5: Nhà nước trong hệ thống chính trị và Nhà nước pháp quyền

I. Khái niệm hệ thống chính trị

1. Định nghĩa

2. Đặc điểm

II. Vị trí, vai trò của NN trong hệ thống chính trị

III. Quan hệ giữa NN và các tổ chức khác trong HTCT

1. Quan hệ giữa NN và đảng cầm quyền (hoặc liên minh đảng cầm quyền)

Đảng phái chính trị là gì ?

Là tổ chức của những người có cùng mục đích, chính kiến, lý tưởng, được thành lập và hoạt động theo tôn chỉ, mục đích, trình tự, thủ tục do điều lệ của tổ chức đó quy định.

a. Tác động của NN đối với đảng phái chính trị

b. Tác động của đảng phái chính trị đối với NN

2. Quan hệ giữa nhà nước và các tổ chức xã hội khác

Tổ chức xã hội là gì: là tổ chức tự nguyện của những người có cùng nghề nghiệp, đổ tuổi, giới tính… được thành lập và hoạt động nhằm đại diện và bảo vệ cho lợi ích của các hội viên trong tổ chức.

Ví dụ: công đoàn, đoàn thanh niên, hội luật gia…

a. Tác động của NN đối với các tổ chức xã hội khác

b. Tác động của các tổ chức XH khác đối với NN

Chương: Nhà nước trong Hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

1. Khái niệm

a. Định nghĩa

Hệ thống chính trị nước ta bao gồm Đảng, NN, Mặt trận Tổ quốc VN, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức XH được tổ chức và hoạt động theo một cơ chế bảo đảm đầy đủ quyền lực nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

b. Đặc điểm

2. Quan hệ giữa NN và Đảng Cộng sản

a. Đảng lãnh đạo nhà nước

b. Nhà nước có vai trò rất lớn với Đảng

Chương: Nhà nước pháp quyền

1. Khái quát lịch sử tư tưởng NN pháp quyền

2. Dấu hiệu của nhà nước pháp quyền

Riêng NN pháp quyền VN có thêm dấu hiệu là được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

(3) Nhà nước pháp quyền.

Vấn đề 6: Nguồn gốc – Kiểu pháp luật

I. Khái niệm pháp luật

1. Định nghĩa

2. Đặc điểm

II. Nguồn gốc của pháp luật

III. Các kiểu pháp luật trong lịch sử

Định nghĩa kiểu pháp luật:

Kiểu = loại

1. Kiểu pháp luật chủ nô

2. Kiểu pháp luật phong kiến

3. Kiểu pháp luật tư sản

4. Kiểu pháp luật XHCN

Vấn đề 7: Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh Quan hệ xã hội

I. Khái niệm điều chỉnh quan hệ xã hội

II. Hệ thống công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội

1. Pháp luật

– PL hiểu theo nghĩa hẹp là những quy định do NN:

+ đặt ra,

+ thừa nhận,

+ đảm bảo thực hiện

– Có những thứ khác không do NN đặt ra nhưng vẫn được sử dụng như những quy tắc trong cuộc sống, như là sự công bằng, công lý, lẽ phải, …

– PL thực định >< PL tự nhiên

+ PL thực định: do NN đặt ra

+ PL tự nhiên: tồn tại sẵn trong tự nhiên, là tất cả những gì hợp với nguyên lý, với quy luật cuộc sống, với lẽ phải, chân lý,  …

– Ngày nay, khi nói “PL” tức là nói đến “PL thực định”, hay PL do NN đặt ra. Nhưng đồng thời tiếp thu những hạt nhân hợp lý, tư tưởng hợp lý của thuyết PL tự nhiên, trong đó những gì hợp quy luật mặc dù chưa có quy định trong PL vẫn có thể được coi là PL ==> để giảm bớt tính ý chí của NN trong PL.

– VN đang dần tiếp cận với cách hiểu PL theo nghĩa rộng như trên. Hiện nay, dự thảo Luật tố tụng dân sự, và Luật dân sự (đã lấy ý kiến rộng rãi), trong đó có quy định “Tòa án không được từ chối thụ lý đơn kiện của các đương sự vì lý do trong các văn bản quy phạm PL không có quy định”, nghĩa là tòa án bắt buộc phải thụ lý đơn kiện trong mọi tình huống, nếu không tìm được văn bản quy phạm PL quy định thì tòa án sẽ căn cứ vào lẽ phải, lẽ công bằng, những cái mà cộng đồng thừa nhận (mà PL chưa / không quy định) (tức là áp dụng PL tự nhiên để giải quyết quan hệ XH)

– Như vậy, khái niệm “PL” có thể được hiểu theo nghĩa hẹp hay nghĩa rộng tùy nơi, tùy chỗ. Về mặt nhận thức, cần “nhận thức PL theo một chu trình từ đầu vào đến đầu ra”. PL tồn tại ở 3 trạng thái:

+ Tồn tại trong ý thức

+ PL tồn tại dưới dạng PL thực định

+ PL tồn tại trong hành vi con người (trong thực tiễn)

– Như vậy không nên hiểu PL một cách xơ cứng chỉ là những quy định trên giấy. PL trong thực tiễn: VD: 1 phán quyết của tòa án được tòa án sau bắt chước để giải quyết vụ việc thông qua những hành vi chức không cần phải có quy định cụ thể.

2. Đạo đức:

– Trong đời sống: đạo đức (gọi tắt là “đức”) là những phẩm chất tốt đẹp của con người, có được do rèn luyện, tu dưỡng nhân cách dựa trên những chuẩn mực đạo đức XH

– Trong khoa học:

+ theo nghĩa hẹp: đạo đức là những quan niệm, quan điềm của một cộng đồng người về chân, thiện, mỹ, nhân đạo, nghĩa vụ, danh dự, bổn phận, … cùng những quy tắc xử sự được hình thành trên cơ sở những quan niệm, quan điểm đó để điều chỉnh quan hệ XH, chúng được đảm bảo thực hiện bằng lương tâm, tình cảm của mỗi cá nhân, và bằng sức mạnh của dư luận XH.

+ theo nghĩa rộng: đạo đức cũng được xem xét trong toàn bộ chu trình của nó:

  • đạo đức tồn tại dưới dạng những quan điểm, quan niệm của con người, tức là tồn tại trong ý thức con người,
  • đạo đức trở thành những quy tắc để điều chỉnh hành vi con người, tức là tồn tại ở dạng thể chế
  • đạo đức đi vào đời sống bằng hành vi con người, trong hành vi con người luôn luôn bao hàm sự đánh giá về mặt đạo đức (người ta luôn đánh giá hành vi đó là có đạo đức hay không đạo đức hay đạo đức giả)

Chu trình của đạo đức: từ chỗ là những quan điểm, quan niệm con người ==> dần dần trở thành quy tắc xử sự ==> đi vào cuộc sống con người ==> con người, cộng đồng đánh giá về mặt đạo đức trong hành vi của chủ thể

– PL chỉ đánh giá dựa trên hành vi cụ thể, miễn là hợp pháp, không quan tâm đó là hành vi hợp pháp thật sự, hay giả vờ hợp pháp. VD đi bầu cử: có đi bầu, có tự tay bỏ phiếu bầu, nhưng bầu ai không quan tâm, PL chỉ đánh giá dừng lại ở mức “có đi bầu cử đầy đủ”.

Còn đạo đức sẽ không dừng lại ở đó, mà có hành vi thì hành vi còn được đánh giá về mặt đạo đức là như thế nào, VD cùng 1 hành vi, có người được coi là có tấm lòng Bồ Tát, có người lại bị coi là đạo đức giả.

– Biện pháp để bảo đảm cho đạo đức được thực hiện quan trọng bậc nhất là dư luận XH. Dự luận XH chẳng qua là sự đánh giá, tán thành, phản đối của XH về một hành vi nào đó của chủ thể.

– Càng ngày càng thấy tầm quan trọng của đạo đức. PL không thể điều chỉnh tất cả các mối quan hệ XH (và nhìn chung không thể có công cụ nào có thể điều chỉnh tất cả quan hệ XH), có những mối quan hệ PL không điều chỉnh được, có những mối quan hệ PL không được điều chỉnh, hay không cần điều chỉnh, thì những chỗ đó cần dùng đến đạo đức.

Vấn đề 7: Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh Quan hệ xã hội (tiếp)

3. Luân lý

– Là những chuẩn mực đạo đức mang tính phổ biến với tất cả mọi người. (còn gọi là “luân thường đạo lý”)

– Luân lý là một bộ phận của đạo đức, nhưng là những gì kết tinh nhất của đạo đức. Đạo đức bản thân là những chuẩn mực, với chuẩn mực đạo đức thì có người này chấp nhận nhưng người kia không chấp nhận, có chuẩn mực đạo đức giai cấp này chấp nhận nhưng giai cấp khác không chấp nhận, … nhưng có những chuẩn mực đạo đức là chung, ai cũng chấp nhận, luân lý là những chuẩn mực chung này, trở thành lẽ thường.

VD: “tam cương ngũ thường”, “trung, hiếu, lễ, nghĩa, tín”, … là luân lý.

“trung với đảng, hiếu với dân” chỉ là chuẩn mực đạo đức đối với lực lượng an ninh
4. Phong tục tập quán

– Giải nghĩa theo từ ngữ thì:

+ phong = gió, tục = thói quen ==> phong tục = thói quen theo gió mà tỏa ra khắp nơi

+ tập = quen, quán = quen ==> tập quán = quen quen (tức là rất quen)

+ phong tục tập quán hiểu nôm na là thói quen được hình thành một cách nề nếp và ổn định truyền từ đời này sang đời khác

– Phong tục tập quán là cách xử sự của người trước, trở thành khuôn mẫu cho người sau thực hiện theo (mà không hiểu vì sao)

5. Luật tục

– Là những phong tục tập quán được ghi lại thành văn bản.

VD: lệ làng, tập tục

6. Hương ước

Chú ý: khi thi chỉ hỏi về Hương ước và Đạo đức (đặc biệt chú trong Hương ước)

– Hương: làng; ước: thỏa thuận, quy ước ==> hương ước hiểu nôm na là sự thỏa thuận của cả làng, nói cách khác hương ước là những quy tắc mang tính chuẩn mực chung của cả làng

– Định nghĩa: Hương ước là văn bản ghi chép những phong tục tập quán và những quy ước chung của 1 cộng đồng làng xã.

Chú ý: nói “Hương ước là phong tục tập quán … “ là sai, vì phong tục tập quán là nội dung bên trong, hương ước là vỏ bên ngoài chứa đựng nội dung.

Hương ước là:

+ văn bản

+ chứa đựng:

  • phong tục tập quán: những thói quen đã có từ trước
  • quy ước chung được thỏa thuận với nhau

– Hương ước có một vị trí vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống làng xã, đồng thời hương ước cũng trở thành 1 công cụ NN muốn sử dụng để quản lý làng xã.

– Trong lịch sử, hương ước đã từng rất phát triển cùng với sự phát triển của cộng đồng làng xã. Đến thời nhà Lê, vì muốn tập trung hết quyền lực vào trung ương nên triều đình muốn dẹp bỏ hương ước, tránh tình trạng “phép vua thua lệ làng”, tuy nhiên hương ước vẫn tồn tại dù không công khai trong cộng đồng làng xã. Đến thời Pháp thuộc lại khôi phục hương ước do người Pháp nhận thấy không thể quản lý đến tận làng xã. Người xưa quan niệm: nước là cái làng lớn, làng là nước nhỏ.

– Ở miền bắc và miền trung, thôn làng có từ trước khi NN ra đời, nên khi NN ra đời không thể xóa bỏ được thôn làng. Riêng miền nam, NN lại hình thành nên các thôn làng (do quá trình di dân mở đất). Vì vậy hương ước chỉ có ở miền bắc và miền trung, hầu như không có ở miền nam.

Vì không thể xóa bỏ thôn làng, nên NN để thôn làng tự trị, chỉ yêu cầu thôn làng thực hiện 3 vấn đề:

+ nộp thuế

+ làm phu phen

+ suất đinh: làm binh lính

– Hiện nay, NN VN đã công nhận vai trò vị trí vô cùng quan trọng của hương ước trong đời sống làng xã, đang trong quá trình khôi phục lại hương ước làng xã, để hương ước trở thành cánh tay nối dài của NN để quản lý làng xã. Vì bộ máy NN chỉ đến cấp xã, trong khi trong xã lại bao gồm nhiều làng, NN không thể quản lý được đến cấp làng nên phải cần để nó tự trị.

7. Giáo lý, giáo luật, tín điều tôn giáo

– Tín ngưỡng: niềm tin của cá nhân về vấn đề tôn giáo (thường không giải thích được)

– Giáo lý: là quan điểm, quan niệm giải thích về vấn đề tôn giáo

– Giáo luật: là những quy định về tôn giáo

Vấn đề 7: Pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh Quan hệ xã hội (tiếp)

Không phải công cụ phi quan phương nào cũng có chế tài: hương ước có chế tài, kỷ luật của tổ chức có chế tài, giáo luật có chế tài,… nhưng giáo lý không có chế tài, tín ngưỡng, đạo đức, phong tục tập quán,… không có chế tài. Tuy nhiên, dư luận XH là chế tài rất mạnh, nhiều khi còn hơn cả chế tài mạnh nhất của PL; niềm tin tôn giáo có tác dụng điều chỉnh hành vi con người rất mạnh:

“Trăm năm bia đá thì mòn

Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”

Tác động của dư luận xã hội không chỉ có tác động hiện tại, mà còn tác động lâu dài, âm ỉ, không chỉ đối với chủ thể mà còn liên đới đến cả gia đình, người thân.

Tất nhiên, dư luận cũng có mặt trái của nó: vẫn có những người bất chấp dư luận XH để thực hiện hành vi trái pháp luật, trái đạo đức (tất nhiên đó chỉ là số ít); ngoài ra không phải lúc nào dư luận cũng đúng, nhất là trong thời đại thông tin kết nối bùng nổ, hiện đại, một số người có thể lợi dụng dư luận để mưu lợi cá nhân

==> phải kết hợp chế tài với dư luận

Nói thêm về Hương ước:

– chép lại phong tục tập quán (tức là văn bản hóa)

– bổ sung thêm những quy định do dân làng họp với nhau

Hương ước như 1 bộ luật của làng xã, điều chỉnh tất cả các quan hệ trong làng, thậm chí cả gia đình.

Hương ước là sự bổ sung cho pháp luật, không mâu thuẫn với pháp luật. Hương ước chỉ có giá trị trong phạm vi làng xã và tính chất ở mức độ nhất định, vượt quá điều này, thì phải áp dụng pháp luật, phải do “quan xử”.

III. Vị trí, vai trò của pháp luật trong hệ thống công cụ điều chỉnh quan hệ XH

Tại mỗi khu vực, thời điểm đều có một công cụ nào đó nổi lên thành công cụ chính để điều chỉnh quan hệ XH, do đó không phải bao giờ PL cũng là công cụ hàng đầu, mà tùy vào điều kiện kinh tế – XH của mỗi quốc gia.

VD:

+ trong lịch sử Trung Quốc, từ đời nhà Hán đến đời nhà Thanh (khoảng 2000 năm), thì đạo đức luôn là chủ yếu (theo thuyết đức trị của Khổng tử), PL là thứ yếu (chỉ có đời nhà Tần là pháp trị thắng thế)

+ tại các quốc gia Hồi giáo, tín điều Hồi giáo luôn giữ vị trí số 1 trong việc điều chỉnh quan hệ XH

+ tại các quốc gia châu Âu thời phong kiến, tín điều Thiên chúa luôn là số 1, NN đứng sau nhà thờ, nhà trường chủ yếu dạy thần học, đời sống XH chủ yếu dựa vào kinh thánh, vào luật của giáo hội để xử lý quan hệ XH

+ tại các nước Á đông (trong đó có Việt Nam) với nền nông nghiệp manh mún, tự cung tự cấp, thì công cụ điều chỉnh quan hệ XH hàng đầu là phong tục tập quán, hương ước, lệ làng (một trong những lý do chính là dân trí thấp, rất ít người biết chữ)

Dần dần, đến nay, xét trên phạm vi toàn thế giới, PL đã trở thành công cụ quan trọng nhất, có hiệu quả nhất, công cụ không thể thay thế để điều chỉnh hành vi con người, điều chỉnh các mối quan hệ XH.

Lý do:

+ là sự phát triển của kinh tế XH, sự giao lưu, mở rộng, hội nhập, … ==> đã làm phong tục tập quán mất dần chỗ đứng (vì khó có thể bắt những người ở nơi khác phải tuân theo phong tục làng mình ==> cần có quy tắc xử sự chung). Đồng thời, dân trí nâng lên ==> tín ngưỡng dân gian mất dần, tín điều tôn giáo bị hạ cấp.

+ PL có những ưu thế vượt trội so với các công cụ điều chỉnh XH khác:

  • PL được hình thành bằng con đường NN, được truyền bá bằng NN, nên ở đâu có quyền lực NN, ở đó có PL ==> PL có điều kiện tạo phạm vi ảnh hưởng rất rộng, trên toàn lãnh thổ, và điều chỉnh mọi lĩnh vực của cuộc sống.
  • Được đảm bảo thực hiện bằng NN, nên có tính chất bắt buộc chung ==> nghiêm ngặt nhất, chặt chẽ nhất (trong tất cả các công cụ)
  • PL có hình thức thể hiện đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, khoa học, công khai ==> có điều kiện để thực hiện đúng đắn, đầy đủ, không bị hiểu nhầm
  • PL có thể thay đổi nhanh chóng, kịp thời với sự thay đổi của XH. Trong khi tín điều tôn giáo gần như không thể thay đổi, phong tục tập quán thì cần rất nhiều thời gian để thay đổi, đạo đức rất khó và rất lâu để thay đổi, VD ở VN hiện nay vẫn còn nhiều tư tưởng cũ đã lạc hậu, lỗi thời, như coi thường người trẻ, trọng nam khinh nữ; hay với một số dân tộc thiểu số, vẫn còn tục tảo hôn, hay hôn nhân cận huyết

Tuy nhiên, PL không phải công cụ vạn năng, có những quan hệ XH mà PL không điều chỉnh được, hoặc không cần PL điều chỉnh, thì cần áp dụng các công cụ khác. Tránh lạm dụng pháp luật.

Khi con người càng văn minh, thì PL càng bị đẩy ra xa để con người có tự do (vì khi đó khi tính tự giác, sự hiểu biết của con người đã đủ để điều chỉnh quan hệ XH)

IV. Quan hệ giữa pháp luật với các công cụ khác

– Nếu PL và các công cụ khác hợp với nhau, thì nó sẽ cùng hỗ trợ nhau để điều chỉnh các quan hệ XH một cách hiệu quả nhất

– Nếu PL mâu thuẫn với các công cụ khác, thì tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà thay đổi PL hay thay đổi công cụ khác cho phù hợp, tránh máy móc cứng nhắc áp dụng PL. Nếu PL lạc hậu, phản dân chủ, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục thì cần thay đổi PL. Nếu PL đã tốt, đã tiến bộ thì cần tuyên truyền để người dân dần dần tuân theo pháp luật, từ bỏ những phong tục tập quán đã lạc hậu.

Vấn đề 8: Bản chất, vai trò của Pháp luật

I. Bản chất của pháp luật

1. Bản chất của pháp luật

2. Bản chất của pháp luật Việt Nam

II. Vai trò của PL đối với XH

1. Vai trò của PL đối với đời sống XH

2. Vai trò của PL đối với NN

3. Vai trò của PL với lực lượng cầm quyền

4. Vai trò giáo dục của PL

5. Vai trò của PL đối với các công cụ điều chỉnh khác

Vấn đề 9: Hình thức và Nguồn pháp luật

I. Khái niệm hình thức pháp luật

– Hình thức PL là cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để nâng ý chí của mình lên thành PL. Hình thức PL được chia làm 2 loại:

+ Hình thức bên trong: trả lời cho câu hỏi: hệ thống PL được cấu thành bởi các yếu tố nào, và các yếu tố này có sự liên kết, sắp xếp với nhau như thế nào

+ Hình thức bên ngoài: trả lời cho câu hỏi: cách thức thể hiện PL ra bên ngoài dưới các hình dạng nào

a. Hình thức bên trong

b. Hình thức bên ngoài

Vấn đề 9: Hình thức và Nguồn pháp luật (tiếp)

II. Nguồn của pháp luật

III. Nguồn pháp luật qua các kiểu PL trong lịch sử

1. Nguồn tập quán pháp

– Là nguồn chủ yếu của PL chủ nô và PL phong kiến, và cũng là nguồn của PL tư sản và PL XHCN

2. Nguồn tiền lệ pháp

– Là nguồn của PL chủ nô, phong kiến; là nguồn chủ yếu của PL tư sản theo hệ thống PL Anh-Mỹ, PL XHCN không thừa nhận tiền lệ pháp

3. Nguồn văn bản quy phạm pháp luật

IV. Nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay

V. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

– Là giá trị tác động của VB QP PL, theo các phương diện:

+ thời gian

+ không gian

+ đối tượng bị tác động

1. Hiệu lực về thời gian

– Thời điểm hết hiệu lực:

2. Hiệu lực về không gian

3. Hiệu lực về đối tượng

Vấn đề 9: Hình thức và Nguồn pháp luật (tiếp)

V. Hoạt động xây dựng pháp luật ở VN hiện nay

1. Khái niệm hoạt động xây dựng pháp luật

– Là hoạt động đưa ý chí của giai cấp thống trị lên thành PL, là 1 trong các hình thức chính của thể hiện và thực hiện quyền lực NN trong thực tiễn.

– Đặc điểm:

+ Hoạt động xây dựng PL mang tính sáng tạo: tức là đặt ra những quy tắc xử sự mới, ngay cả việc thừa nhận những quy tắc xử sự cũ hay những cách giải quyết cũ (tiền lệ pháp) thì cũng mang tính sáng tạo

+ Hoạt động xây dựng PL phải tuân theo trình tự thủ tục do PL quy định.

2. Các bước của hoạt động xây dựng PL

Gồm 4 bước:

– Bước 1: Tiền chuẩn bị: đánh giá nhu cầu thực tế khách quan xem có cần thiết không, đối chiếu xem có nằm trong hoạch định đường lối chính sách của đảng. Sau đó dự trù tên VB QP PL, cơ quan nào ban hành, sườn nội dung là gì

– Bước 2: Dự thảo nội dung VB QP PL

– Bước 3: Thuyết minh VB QP PL, thảo luận, sửa chữa, và thông qua

– Bước 4: Đăng công báo (đối với VB cấp TƯ), dán công khai ở UBND (với VB cấp địa phương)

3. Các nguyên tắc của hoạt động xây dựng PL

Vấn đề 10: Quy phạm pháp luật – Hệ thống pháp luật

I. Quy phạm pháp luật

1. Khái niệm quy phạm pháp luật

    – Là quy tắc xử sự chung do NN ban hành hoặc thừa nhận, đảm bảo thực hiện để điều chỉnh theo mục tiêu định hướng nhất định.

    2. Cơ cấu quy phạm pháp luật

    3. Cách trình bày quy phạm PL trong VB QP PL

    II. Hệ thống pháp luật

    1. Khái niệm hệ thống PL

    2. Các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật Việt Nam

    3. Hệ thống hoá pháp luật

    I. Khái niệm quan hệ pháp luật

    1. Định nghĩa và đặc điểm

    2. Phân loại quan hệ PL

    II. Cấu thành của quan hệ pháp luật

    Quan hệ PL luôn có 3 yếu tố: chủ thể, nội dung, và khách thể

    1. Chủ thể quan hệ PL

    2. Nội dung của quan hệ pháp luật

    a. Quyền pháp lý của chủ thể

    b. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể

    3. Khách thể của quan hệ PL

    III. Sự kiện pháp lý

    1. Khái niệm sự kiện pháp lý

    2. Phân loại sự kiện pháp lý

    I. Thực hiện pháp luật

    1. Khái niệm

    2. Các hình thức thực hiện pháp luật

    II. Áp dụng pháp luật

    1. Các trường hợp cần áp dụng PL

    2. Đặc điểm của áp dụng PL

    3. Các giai đoạn của áp dụng PL

    4. Áp dụng pháp luật tương tự

    III. Giải thích pháp luật

    1. Khái niệm

    2. Các phương pháp giải thích PL

    Vấn đề 12: Vi phạm pháp luật, Trách nhiệm pháp luật

    I. Vi phạm pháp luật

    1. Khái niệm vi phạm pháp luật

    2. Cấu thành vi phạm pháp luật

    – Ý nghĩa của cấu thành vi phạm PL:

    + để nhận diện 1 vi phạm PL cụ thể

    + để phân biệt vi phạm PL này với vi phạm PL khác

    + là căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý

    – Vi phạm PL gồm 4 yếu tố:

    + mặt khách quan

    + mặt chủ quan

    + chủ thể

    + khách thể

    a. Mặt khách quan:

    b. Mặt chủ quan:

    Vấn đề 12: Vi phạm pháp luật, Trách nhiệm pháp luật

    c. Chủ thể vi phạm PL:

    d. Khách thể vi phạm PL:

    3. Phân loại vi phạm pháp luật

    II. Trách nhiệm pháp lý

    1. Khái niệm

    2. Truy cứu trách nhiệm pháp lý

    3. Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý

    Vấn đề 14: Ý thức pháp luật và Pháp chế

    I. Ý thức pháp luật

    1. Khái niệm

    2. Đặc điểm

    3. Quan hệ giữa ý thức PL và PL

    4. Giáo dục pháp luật

    II. Pháp chế

    1. Khái niệm

    2. Các yêu cầu cơ bản của pháp chế

    Tổng kết môn học Nhà nước và Pháp luật:

    1. Nhà nước

    2. Pháp luật

    Hãy tham gia ngay khóa học tìm hiểu Lý luận Nhà nước và pháp luật online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để khám phá những nguyên lý cơ bản về nhà nước và pháp luật. Khóa học cung cấp nền tảng vững chắc cho các môn học pháp lý khác, giúp bạn hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức nhà nước, các quy phạm pháp luật, và cách chúng vận hành trong thực tiễn. Đăng ký ngay hôm nay để bắt đầu hành trình học tập và trang bị cho mình kiến thức pháp lý quan trọng!

    Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc

    Mời bạn xem thêm:

    5/5 - (1 bình chọn)

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    .
    .
    .