fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Tố tụng dân sự chương VIII

Bài giảng môn học Luật Tố tụng dân sự chương VIII

Chương 8: Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án phúc thẩm

I. Khái niệm và đặc điểm thủ tục phúc thẩm

– Khái niệm (Điều 270): Xét xử phúc thẩm là việc tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại VADS mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực PL bị kháng cáo, kháng nghị.

– Đặc điểm:

+ tính chất của phúc thẩm: là việc xét xử lại VADS mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

      Chú ý: có sự khác biệt về phúc thẩm giữa các nước theo hệ Common Law với các nước theo hệ Civil Law (có VN):

  • Ở các nước theo hệ Common Law, phúc thẩm chỉ xem xét lại về việc áp dụng và tuân thủ PL của phiên tòa sơ thẩm, không xem xét lại nội dung bản án, quyết định sơ thẩm, tức là chỉ xem xét lại hình thức
  • Ở VN và các nước theo hệ Civil Law thì phúc thẩm là xét xử lại, trong đó xem xét lại cả về nội dung và hình thức của phiên tòa sơ thẩm

+ đối tượng của phúc thẩm: là VADS mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực PL bị kháng cáo, kháng nghị.

Chú ý: đối tượng của phúc thẩm không phải là bản án, quyết định sơ thẩm mà là chính bản thân VADS

+ thẩm quyền xét xử phúc thẩm: tòa án cấp phúc thẩm

Chú ý: có sự thay đổi về tổ chức của tòa án các cấp (theo Luật tổ chức TAND 2014), trước đó thì tòa án được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ, do đó có việc “tòa án cấp dưới”, “tòa án cấp trên”, do đó quy định tòa phúc thẩm là tòa cấp trên trực tiếp. Đến Luật tổ chức TAND 2014 thì tòa án được tổ chức thành các cấp xét xử, gồm cấp sơ thẩm, phúc thẩm, cấp cao và TANDTC, như vậy nếu tòa sơ thẩm là tòa án cấp huyện thì tòa phúc thẩm sẽ là tòa cấp tỉnh, nếu tòa sơ thẩm là tòa cấp tỉnh thì tòa phúc thẩm là tòa cấp cao (tòa cấp cao không xét xử sơ thẩm)

2. Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

a. Người có quyền kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

– Người có quyền kháng cáo (Điều 271):

+ đương sự

+ người đại diện hợp pháp của đương sự

+ cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện

Tình huống: A có con là B, C và D là con nuôi; A chết, B và C có tranh chấp thừa kế, B khởi kiện C; Tòa án sơ thẩm triệu tập B, C và ra bản án sơ thẩm. Hỏi D có được kháng cáo bản án sơ thẩm không ?

Trả lời: D không có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm vì D không phải là đương sự trong phiên tòa sơ thẩm (mặc dù D là người có quyền và lợi ích liên quan) vì D không được tòa sơ thẩm triệu tập.

Để có thể đòi quyền lợi cho mình, D có thể:

+ khởi kiện đòi quyền lợi. Chú ý để khởi kiện cần có 3 điều kiện:

  • Đủ tư cách chủ thể khởi kiện
  • Đúng thẩm quyền
  • Vụ án chưa được giải quyết

Trường hợp này vụ án chia di sản thừa kế đã được tòa sơ thẩm giải quyết, nên D không thể khởi kiện về việc chia thừa kế được nữa (tòa sẽ bác đơn nếu D khởi kiện về chia di sản thừa kế) ==> D phải khởi khởi kiện về vấn đề khác với vấn đề chia di sản thừa kế (thực tế D sẽ rất khó tìm được lý do thuyết phục để khởi kiện trong tình huống này, cũng là 1 tình huống khá phổ biến trong thực tế)

+ khiếu nại bản án với cơ quan có thẩm quyền để kháng nghị bản án sơ thẩm nếu bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL, khi đó vụ việc sẽ được đưa lên tòa phúc thẩm (tức là D khởi kiện gián tiếp thông qua cơ quan có thẩm quyền). Nếu bản án đã có hiệu lực PL thì có thể kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

– Điều kiện để đương sự có quyền kháng cáo:

+ Có quyền và lợi ích liên quan, và họ phải cho rằng bản án, quyết định sơ thẩm xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình

+ phải là đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm

– Điều kiện để đương sự thực hành quyền kháng cáo:

+ có quyền kháng cáo

+ có năng lực hành vi TTDS, trừ trường hợp PL có quy định khác (Khoản 6 Điều 69) (tức là đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự; hoặc từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.)

– Người đại diện hợp pháp của đương sự:

+ người đại diện theo PL: có quyền kháng cáo kể cả trong vụ án ly hôn mà 1 bên vợ hoặc chồng bị mất năng lực hành vi dân sự

+ người đại diện theo ủy quyền: có quyền kháng cáo khi được đương sự hoặc người đại diện theo PL ủy quyền, trừ vụ án ly hôn

Câu hỏi: Tại sao người đại diện cho đương sự được quyền kháng cáo còn người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự lại không có quyền kháng cáo ?

Trả lời: Vì người đại diện cho đương sự là người thay mặt cho đương sự, như vậy nếu đương sự có quyền kháng cáo thì đương nhiên người đại diện cũng có quyền kháng cáo.

Còn với người bảo vệ, thì quyền và nghĩa vụ của đương sự và quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ là độc lập với nhau, nhiệm vụ chính của người bảo vệ là tư vấn cho đương sự, hỗ trợ đương sự trong tranh tụng tại phiên tòa, còn việc thực hiện phải do chính đương sự thực hiện. Do đó người bào chữa không có quyền kháng cáo (mà chỉ có thể tư vấn cho đương sự kháng cáo)

b. Đối tượng kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

– Gồm:

+ bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL

+ quyết định đình chỉ của tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL

+ quyết định tạm đình chỉ của tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL

Chú ý về việc kháng cáo, kháng nghị đối với Quyết định tạm đình chỉ của tòa sơ thẩm: việc ra quyết định tạm đình chỉ không phải là giải quyết về mặt nội dung của vụ án như với 2 trường hợp ra Bản án sơ thẩm hay Quyết định đình chỉ vụ án, mà chỉ là quyết định về mặt hình thức tạm ngừng việc giải quyết vụ án. Ở đây kháng cáo, kháng nghị Quyết định tạm đình chỉ là yêu cầu xem xét lại quyết định đó, nếu sai thì thì tòa sơ thẩm sẽ phải tiếp tục giải quyết vụ án, nếu đúng thì tòa sơ thẩm tiếp tục đình chỉ vụ án.

Chú ý: Quyết định của tòa sơ thẩm về Công nhận sự thỏa thuận của các bên không bị kháng cáo, kháng nghị (mặc dù đây là quyết định giải quyết về mặt nội dung của vụ án). Lý do vì Quyết định này có hiệu lực ngay (sau 7 ngày)

Chú ý: Quyết định áp dụng biện pháp tạm thời cũng không phải đối tượng của kháng cáo, kháng nghị. Lý do cũng vì nó có hiệu lực PL ngay, bởi vì tính chất của quyết định này là phải được thi hành ngay (VD để tránh tẩu tán tài sản, vật chứng, …)

c. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm (Điều 273, 280)

– Đối với bản án sơ thẩm, phần bản án sơ thẩm, tính từ thời điểm tuyên án:

+ 15 ngày: kháng cáo, kháng nghị của VKS cùng cấp

+ 30 ngày: kháng nghị của VKS cấp trên

– Đối với quyết định sơ thẩm:

+ 7 ngày: kháng cáo, kháng nghị của VKS cùng cấp

+ 10 ngày: kháng nghị của VKS cấp trên

Chú ý:

+ đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

+ đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

+ nếu ngày cuối cùng của thời hạn rơi vào ngày lễ, ngày nghỉ thì được chuyển sang ngày hôm sau. Chú ý: ngày nghỉ cuối tuần nằm trong thời hạn 15 ngày (không phải ngày cuối cùng) thì vẫn được tính

+ ngày để tính thời hạn kháng cáo là “ngày tròn”, tức là không kể ngày tuyên án, ngày niêm yết quyết định, hay ngày nhận được bản án, và không kể ngày nghỉ, ngày lễ rơi vào ngày cuối cùng của thời hạn.

Tình huống: A và B tranh chấp về tài sản. Tòa xét xử và tuyên án vào ngày 15/04/2016. Tính thời hạn kháng cáo ?

Trả lời: Ngày tuyên án là 15/04/2016, như vậy thời hạn kháng cáo sẽ tính từ ngày 16/04/2016 (có thể rơi vào ngày nghỉ, lễ vẫn tính), kéo dài đến 14 ngày sau đó, tức là sẽ kết thúc vào ngày 30/04/2016, nhưng ngày 30/4 và 1/5 là ngày lễ nên sẽ được chuyển sang ngày 2/5, nếu ngày 2/5 rơi vào thứ 7 hoặc CN thì sẽ được chuyển tiếp sáng ngày thứ 2 tuần kế tiếp, thời hạn chót nhận đơn kháng cáo sẽ là 17h ngày thứ 2.

– Quá thời hạn kháng cáo vẫn có thể kháng cáo nếu có lý do chính đáng (Điều 275), khi đó bản án sơ thẩm đã có hiệu lực PL sẽ trở thành bản án chưa có hiệu lực PL để có thể phúc thẩm.

Lưu ý: không có kháng nghị quá hạn. Vì VKS là cơ quan chuyên môn, nắm rất rõ thủ tục tố tụng nên không thể cho phép kháng nghị quá hạn

Tình huống: Ngày 21/7/2016 Tòa án thành phố HN xử ly hôn giữa chị A và anh B (là người Hàn Quốc), anh B không có mặt tại phiên tòa. Bản án sơ thẩm số 15/LHST đã không chấp nhận yêu cầu ly hôn của chị A. Xác định thời hạn kháng cáo đối với bản án này?

Trả lời: Đối với chị A, vì chị A tham gia phiên tòa nên thời hạn 15 ngày kháng cáo được tính từ ngày tuyên án, thời gian kháng cáo được tính bắt đầu từ ngày 22/7 và đến hết ngày 4/8.

Đối với anh B, vì B không có mặt tại phiên tòa, lại ở nước ngoài, thì theo khoản 2 Điều 479: Đương sự cư trú ở nước ngoài không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án là 01 tháng, kể từ ngày bản án, quyết định được tống đạt hợp lệ hoặc kể từ ngày bản án, quyết định được niêm yết hợp lệ theo quy định của pháp luật

d. Kiểm tra kháng cáo (Điều 272)

Câu hỏi: Tại sao không có kiểm tra kháng nghị như đối với kháng cáo ?

Trả lời: vì kháng cáo là của đương sự, tức là của người dân bình thường nên cần kiểm tra đơn kháng cáo. Còn với kháng nghị là của VKS, tức là của cơ quan chuyên môn nắm rất rõ thủ thụ tố tụng, do đó không cần kiểm tra kháng nghị

Câu hỏi: Tại sao lại gửi đơn kháng cáo tới tòa sơ thẩm mà không phải là tòa phúc thẩm theo logic tự nhiên (tòa sơ thẩm đã xét xử, gửi đơn kháng lại bản án của chính tòa đó) ?

Trả lời: Ở các nước khác, đơn kháng cáo được gửi cho tòa phúc thẩm. Tuy nhiên do ở VN có đặc thù nên luật phải quy định gửi đơn kháng cáo tới sơ thẩm:

+ trình độ hiểu biết luật pháp của người dân VN còn hạn chế, luật sư lại chưa phát triển nên đơn kháng cáo cần bổ sung, sửa chữa rất nhiều ==> gửi tới tòa sơ thẩm để tòa sơ thẩm kiểm tra, “lọc” bớt các đơn không hợp lệ, tránh dồn việc cho tòa phúc thẩm

+ bản án sơ thẩm nằm ở Tòa sơ thẩm, nên khi nhận được đơn kháng cáo thì tòa sơ thẩm sẽ biết là bản án chưa có hiệu lực PL để không chuyển sang thi hành án

+ toàn bộ hồ sơ vụ án nằm ở tòa sơ thẩm, khi có đơn kháng cáo thì tòa sơ thẩm sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ + đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm

– Nội dung kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo:

+ điều kiện về chủ thể

+ điều kiện về hình thức: đơn kháng cáo theo quy định (Điều 272)

+ kiểm tra việc nộp tạm ứng án phí

– Thủ tục kiểm tra kháng cáo:

Chú ý: người kháng cáo không có quyền kháng cáo là:

+ người không có quyền kháng cáo, hoặc

+ kháng cáo về vấn đề mà tòa án sơ thẩm không xét xử

VD: A kiện B về ly hôn. Bản án sơ thẩm chấp nhận cho A ly hôn B.

A gửi đơn kháng cáo về chia tài sản.

==> Tòa sẽ trả lại đơn kháng cáo (theo Điều 274) vì việc chia tài sản không nằm trong phạm vi xét xử của tòa sơ thẩm. Nếu A muốn giải quyết về chia tài sản thì A có thể khởi kiện vụ án mới.

3. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm

– Thời hạn (Điều 286):

+ 2 tháng kể từ ngày thụ lý, tòa phúc thẩm phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc đình chỉ / tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp phức tạp có thể kéo dài thêm nhưng không quá 1 tháng

+ 1 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa phúc thẩm mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì có thể kéo dài thêm 1 tháng nữa

4. Đình chỉ xét xử phúc thẩm

– Căn cứ đình chỉ xét xử phúc thẩm (Điều 289):

+ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế

+ Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó

+ Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc VKS rút toàn bộ kháng nghị

+ Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc VKS rút một phần kháng nghị

+ Tòa án triệu tập hợp lệ đương sự lần thứ hai nhưng người kháng cáo vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng và không có người đại diện, không có yêu cầu xét xử vắng mặt, không có kháng cáo, kháng nghị khác (Khoản 3 Điều 296 BLTTDS)

Chú ý: rút yêu cầu ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm:

+ khi các đương sự rút hết yêu cầu và không yêu cầu giải quyết ==> đình chỉ giải quyết vụ án

+ đương sự rút 1 phần yêu cầu thì đình chỉ giải quyết yêu cầu đã rút, vẫn giải quyết các yêu cầu khác, đồng thời xem xét thay đổi địa vị tố tụng

Tình huống: A khởi kiện B về ly hôn, tài sản và con cái.

C yêu cầu A, B trả nợ 100 triệu.

A rút đơn khởi kiện.

Tòa giải quyết thế nào ?

Trả lời: Tòa sẽ đình chỉ giải quyết các yêu cầu của A, nhưng vẫn giải quyết yêu cầu của C, và khi đó C trở thành nguyên đơn, A và B là bị đơn

Chú ý: Khi đương sự chết thì:

+ Với quan hệ nhân thân (quyền và nghĩa vụ không thừa kế được):

  • Chết ở sơ thẩm ==> đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 217, khoản 1, điểm a)
  • Chết ở phúc thẩm ==> đình chỉ xét xử phúc thẩm (Điều 289, khoản 1, điểm a)
  • Chết ở sơ thẩm, nhưng tòa sơ thẩm không phát hiện ra, đến phúc thẩm mới phát hiện ra ==> đình chỉ giải quyết vụ án ở phúc thẩm (Điều 311)

+ Với quan hệ tài sản (quyền và nghĩa vụ được thừa kế):

  • Có người thừa kế ==> người thừa kế sẽ tham gia tố tụng (Điều 74)
  • Chưa có người thừa kế ==> tạm đình chỉ giải quyết vụ án (Điều 214 đối với sơ thẩm, Điều 288 đối với phúc thẩm)
  • Không có người thừa kế ==> đưa ra xét xử (tài sản không có người thừa kế sẽ được giao cho NN nếu là bất động sản, giao cho người hiện đang quản lý nếu là động sản, vì vậy cần xét xử để giải quyết tranh chấp về tài sản để có thể giao cho NN hoặc người đang quản lý)

Tình huống: A tranh chấp với B về quyền sở hữu nhà, A khởi kiện.

Tòa án sơ thẩm triệu tập B lần 2, B không đến không có lý do.

Tòa án sơ thẩm xử vắng mặt B.

Bản án sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của A.

A kháng cáo.

Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thì phát hiện B không đến tham gia xét xử sơ thẩm vì B đã chết.

Hỏi tòa sẽ ra quyết định gì ?

Trả lời: Trường hợp này là trường hợp ngoại lệ đặc biệt tòa phúc thẩm sẽ coi tòa sơ thẩm vi phạm thủ tục tố tụng, ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và yêu cầu tòa sơ thẩm xét xử lại.

– Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án:

+ Chỉ có kháng cáo hoặc chỉ có kháng nghị nhưng người kháng cáo đã rút toàn bộ kháng cáo hoặc VKS đã rút toàn bộ kháng nghị

+ Có cả kháng cáo và kháng nghị nhưng người có quyền kháng cáo đã rút hết toàn bộ kháng cáo và VKS đã rút toàn bộ kháng nghị

Tình huống: A khởi kiện B ly hôn và tài sản chung.

Bản án sơ thẩm quyết định: A và B ly hôn, tài sản chung chia A 500 triệu, B 500 triệu.

A kháng cáo về tài sản chung.

Viện kiểm sát kháng nghị về việc chia tài sản chung.

Sau đó A rút kháng cáo.

Hỏi tòa sẽ ra quyết định gì ?

Trả lời: Tòa sẽ ra quyết định chấp nhận cho A rút kháng cáo, và vẫn xét xử phúc thẩm dựa trên kháng nghị của Viện kiểm sát

– Đình chỉ xét xử phúc thẩm 1 phần vụ án: phải có 2 điều kiện

+  Rút 1 phần kháng cáo, kháng nghị mà trong vụ án không còn có kháng cáo, kháng nghị khác đối với phần của bản án, quyết định sơ thẩm

+ Phần đã rút độc lập với phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm và việc xét kháng cáo, kháng nghị này không liên quan đến phần bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị đã được rút

Tình huống: A khởi kiện B yêu cầu ly hôn và chia tài sản.

C có đơn yêu cầu tòa án buộc vợ chồng A, B trả khoản nợ 100 triệu đồng.

Bản án sơ thẩm cho A, B ly hôn, giải quyết tài sản và buộc A và B phải trả cho C tổng số tiền là 80 triệu đồng, A và B mỗi người được 500 triệu.

A kháng cáo về phần chia tài sản chung vợ chồng

C kháng cáo về khoản nợ vì cho rằng tòa án cấp sơ thẩm giải quyết chưa thỏa đáng.

Sau đó, A rút kháng cáo về phần giải quyết yêu cầu chia tài sản chung.

Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào?

Trả lời: Ở đây có kháng cáo của A và kháng cáo của C, tức là có nhiều kháng cáo ==> mấu chốt là xác định xem chúng có liên quan với nhau hay không.

Ta thấy nếu tòa phúc phẩm xử A-B phải trả cho C không phải 80 triệu mà mà số tiền khác thì rõ ràng cũng ảnh hưởng đến số tài sản chung chia cho A và B ==> kháng cáo của A và kháng cáo của C là có liên quan với nhau ==> không thể đình chỉ xét xử 1 phần vụ án

Tòa sẽ đồng ý cho A rút kháng cáo nhưng không đình chỉ xét xử 1 phần vụ án

Tình huống: A khởi kiện B yêu cầu ly hôn.

Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của A

B kháng cáo không đồng ý.

Đang chuẩn bị xét xử phúc thẩm thì B chết.

Bài giảng môn học Luật Tố tụng dân sự chương VIII
Bài giảng môn học Luật Tố tụng dân sự chương VIII

Giải quyết thế nào ?

Trả lời: Trường hợp này B chết ở phúc thẩm, đây là quan hệ nhân thân ==> đình chỉ xét xử phúc thẩm (Điều 289, khoản 1, điểm a).

Tuy nhiên, bản án sơ thẩm có hiệu lực không ? Điều này ảnh hưởng đến vấn đề di sản thừa kế:

+ nếu bản án sơ thẩm không có hiệu lực thì vẫn còn quan hệ vợ chồng ==> A hưởng di sản

+ nếu bản án sơ thẩm có hiệu lực thì sẽ phải chia tài sản chung và A không được hưởng di sản của B

Hiện nay chưa có quy định về tình huống này.

– Thẩm quyền:

+ Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ==> thẩm phán có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

+ Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ==> HĐXX có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án

– Hậu quả pháp lý của đình chỉ vụ án phúc thẩm: Bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm (khoản 2 Điều 289)

4. Xét xử phúc thẩm

– Hội đồng xét xử phúc thẩm: 3 thẩm phán

Chú ý: hội thẩm nhân dân chỉ có ở cấp sơ thẩm

– Phạm vi xét xử phúc thẩm: Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị (Điều 293)

– Đương sự trong phiên tòa phúc thẩm gồm (khác với phiên tòa sơ thẩm):

+ người kháng cáo

+ người không kháng cáo

– Hoãn phiên tòa phúc thẩm khi (Điều 296):

+ Kiểm sát viên được phân công tham gia phiên tòa phúc thẩm vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, không hoãn phiên tòa, trừ trường hợp VKS có kháng nghị phúc thẩm.

+ Tòa triệu tập hợp lệ lần 1, đương sự (người kháng cáo và người không kháng cáo) vắng mặt ==> hoãn phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc có người đại diện thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ

+ Tòa triệu tập hợp lệ lần 2:

Bản án sơ thẩm giải quyết cho A và B ly hôn, về tài sản chung thì trả cho C 80 triệu, A sở hữu nhà, A có nghĩa vụ trả cho B 500 triệu

A kháng cáo khoản nợ vì cho rằng đó không phải là nợ chung.

B kháng cáo về chia tài sản chung giữa A và B.

Tòa triệu tập đương sự lần 2.

Xem xét các tình huống:

(1) C không đến

(2) B không đến

(3) A không đến

Trả lời: Theo sơ đồ trên.

5. Quyền hạn của Hội đồng xét xử phúc thẩm (Điều 308)

Tình huống: A khởi kiện B về ly hôn, tài sản chung, nuôi con.

Bản án sơ thẩm giải quyết cả 3 vấn đề.

B kháng cáo về tài sản chung

Đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm thì A rút đơn kiện. Hỏi giải quyết thế nào ?

Trả lời: Ở đây A được quyền rút đơn kiện vì bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực PL do bị kháng cáo. Tòa sẽ áp dụng Điều 299: HĐXX phúc thẩm hỏi ý kiến B:

+ nếu B đồng ý cho A rút đơn kiện ==> HĐXX phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án

+ nếu B không đồng ý ==> xét xử dựa trên kháng cáo của B

Tình huống: A khởi kiện B đòi nợ 100 triệu.

Bản án sơ thẩm buộc B phải trả cho A 100 triệu.

B kháng cáo

Trong thời gian chuẩn bị phúc thẩm, A và B thỏa thuận rằng B sẽ trả A 80 triệu. Hỏi tòa giải quyết thế nào?

Trả lời: Vẫn bắt buộc phải mở phiên tòa, sau đó áp dụng Điều 300 về công nhận sự thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tố tụng dân sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-dan-su?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.