fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Tiêu chuẩn đối với pháp chế doanh nghiệp là gì?

Bên cạnh những ngành nghề phổ biến mà cử nhân luật thường hướng đến đó là Kiểm sát viên, Thư ký tòa án, Luật sư, Thẩm phán… thì hiện nay vị trí nhân viên pháp chế doanh nghiệp cũng nhận được sự quan tâm không kém. Nếu như trước đây chỉ có ngân hàng có ban pháp chế để đảm bảo cho việc hoạt động của ngân hàng thì hiện nay tại các doanh nghiệp đã có vị trí pháp chế. Pháp chế doanh nghiệp thực hiện việc kiểm soát và điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, vậy quy định về tiêu chuẩn đối với Pháp chế Doanh nghiệp là gì? Để trở thành pháp chế doanh nghiệp cần có những kỹ năng gì? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm được quy định này nhé!

Pháp chế doanh nghiệp là vị trí như thế nào?

Vị trí Pháp chế Doanh nghiệp được biết đến là vị trí có vai trò tạo ra các quy tắc, quy định trong nội bộ Doanh nghiệp, và thực hiện điều tiết, kiểm soát hoạt động của Doanh nghiệp tuân thủ theo Luật, bao gồm Luật bên ngoài (Các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các văn bản quy định, quy chế nội bộ do Doanh nghiệp ban hành để quản lý hoạt động nội bộ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và loại trừ các rủi ro pháp lý trong kinh doanh.

Vai trò của Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Tiêu chuẩn đối với pháp chế doanh nghiệp là gì?

Bộ phận pháo chế là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, bộ phận pháp chế sẽ giúp cho lãnh đạo công ty và doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như:

– Pháp chế doanh nghiệp tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xây dựng, bổ sung điều lệ doanh nghiệp, xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của doanh nghiệp phù hợp với quy định pháp luật.

Người pháp chế doanh nghiệp là người có chức năng xây dựng các Quy chế quản lý nội bộ trong Doanh nghiệp. Chức năng xây dựng ở đây không chỉ dừng lại ở việc trực tiếp soạn thảo xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ, mà còn bao gồm việc tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản này trong trường hợp Chủ sở hữu công ty, Lãnh đạo công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.

Các văn bản pháp lý nội bộ của Doanh nghiệp có thể gồm: Điều lệ, Quy chế, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Hợp đồng lao động, Các Quyết định, Thông báo, Biên bản họp của Lãnh đạo công ty và các phòng ban trong công ty,…

– Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

– Pháp chế là bộ phận dẫn dắt doanh nghiệp trong hành lang pháp lý an toàn. 

– Đại diện pháp lý cho doanh nghiệp: 

+ Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện pháp lý theo ủy quyền của doanh nghiệp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp và người lao động.

+ Tổ chức pháp chế thay mặt cho chủ doanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người lao động; 

– Quản trị rủi ro cho doanh nghiệp: trong đó dự báo, đánh giá và kiểm soát rủi ro là quan trọng, đặc biệt là khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế bởi lợi nhuận và cơ hội càng lớn thì rủi ro càng lớn.

Tiêu chuẩn đối với Pháp chế Doanh nghiệp là gì?

Không phải ở tất cả các trường hợp, pháp chế doanh nghiệp cũng chỉ do một người đảm nhiệm. hiện nay, Doanh nghiệp sẽ hình thành ban pháp chế doanh nghiệp có nhiều hơn một người để thực hiện tốt công tác kiếm tra giám sát. Thoe đó, tùy theo vị trí sắp xếp theo nhu cầu của từng đơn vị, các tiêu chuẩn đặt ra đối với cá nhân cụ thể ứng tuyển vào làm việc tại vị trí pháp chế doanh nghiệp có thể sẽ có sự khác biệt. Quy định về tiêu chuẩn chung với người Pháp chế Doanh nghiệp như sau:

  • Có kiến thức học vấn đạt trình độ cử nhân luật trở lên;
  • Sử dụng tốt vi tính, thành thạo các phần mềm tin học văn phòng: Excel, PowerPoint, Microsoft Word;
  • Am hiểu Pháp luật  liên quan trực tiếp các lĩnh vực kinh doanh của công ty;.
  • Kỹ năng hoạch định, triển khai, kiểm soát và báo cáo công việc;
  • Kỹ năng soạn thảo, tra cứu và thẩm định văn bản;
  • Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức hiệu quả;
  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục;
  • Kỹ năng ngoại ngữ (Tùy từng đơn vị có yêu cầu hay không yêu cầu, hoặc yêu cầu ngoại ngữ là tiếng Anh hoặc thứ tiếng khác);

Các kỹ năng cần có đối với pháp chế doanh nghiệp

Theo tiêu chuẩn yêu cầu đối với cán bộ Pháp chế Doanh nghiệp, các hành trang chính mà pháp chế doanh nghiệp cần có cụ thể gồm:
Kiến thức pháp lý đa lĩnh vực, đặc biệt quan tâm vào pháp lý cấu trúc công ty;
Kỹ năng cứng gồm:

  • Kỹ năng sử dụng các công cụ, ứng dụng văn phòng
  • Kỹ năng quản trị nhân sự
  • Kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức công việc và quy trình
  • Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ
  • Kỹ năng tra cứu, soạn thảo văn bản

Kỹ năng mềm gồm:

  • Phong thái chuyên nghiệp
  • Kỹ năng truyền đạt, thuyết trình, đàm phán, phục vụ báo cáo
  • Kỹ năng giao tiếp và tâm lý học

Cuối cùng, quan trọng trên cả, pháp chế doanh nghiệp cần phải có tư duy pháp chế. Tư duy pháp chế là tư duy hoạt động và làm việc của luật sư luôn hướng đến những phương án đem lại lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. Đây là điểm khác biệt cơ bản với tư duy luật sư, luôn hướng đến giải pháp đúng nhất theo quy định của pháp luật.

Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Pháp chế doanh nghiệp có vai trò xây dựng, tạo ra và vận hành theo các chính sách nội bộ của doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp theo những chế tại dựa trên quy định của pháp luật. Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn. Bộ phận pháp chế giúp doanh nghiệp tránh mọi rủi ro pháp lý đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.

Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, ngân hàng, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, ngân hàng, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp/ngân hàng.

Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.

Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Tiêu chuẩn đối với Pháp chế Doanh nghiệp là gì?. Hi vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp có nhiệm vụ gì?

Tổ chức pháp chế trong doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị, bộ phận có liên quan của doanh nghiệp hoặc các đơn vị thành viên nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Điều lệ doanh nghiệp; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo Điều lệ sửa đổi, bổ sung; sau khi hoàn thiện trình lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, quyết định phê duyệt hoặc trình cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt Điều lệ doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Người làm công tác pháp chế doanh nghiệp nhà nước gồm những ai?

Tại Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định về người làm công tác pháp chế bao gồm:
– Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
– Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
– Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết