Sơ đồ bài viết
Xin chào Học viện đào tạo pháp chế ICA. Em hiện nay đang là sinh viên năm hai ngành Luật, em hiện có đang tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh, nhưng có thắc mắc không rõ muốn nhờ Học viện tư vấn giúp. Cụ thể em thắc mắc rằng quy định pháp luật về công ty hợp danh hiện nay như thế nào? Khi muốn thực hiện hợp nhất doanh nghiệp đối với công ty hợp danh sẽ thực hiện ra sao, cần chuẩn bị những hồ sơ, thủ tục như thế nào? Mong được Học viện tư vấn giúp, em xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Học viện đào tạo pháp chế ICA, bạn hãy theo dõi nội dung tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn tại nội dung bài viết dưới đây nhé.
Quy định pháp luật về công ty hợp danh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 về khái niệm công ty hợp danh như sau:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
+ Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
+ Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
+ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Công ty hợp danh có đặc điểm gì?
Căn cứ Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, có thể thấy rằng công ty hợp danh bao gồm những đặc điểm cơ bản như sau:
+ Số lượng thành viên ít nhất bằng 2
+ Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty
+ Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
+ Công ty hợp danh không được phát hành chứng khoán.
Thành viên công ty hợp danh bị hạn chế quyền như thế nào?
Thành viên hợp danh có một số hạn chế quyền sau đây:
– Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
– Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
– Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là ai?
Trong công ty hợp danh, hội đồng thành viên là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty bao gồm tất cả các thành viên. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh là chủ tịch đồng thời kiêm giám đốc hoặc tổng giám đốc nếu điều lệ công ty không có quy định khác. Đồng thời,theo Điều 179 Luật Doanh nghiệp quy định về điều hành kinh doanh của công ty hợp danh, cụ thể như sau:
1.Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
2.Trong điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
- Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.
- Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận.
3.Công ty có thể mở một hoặc một số tài khoản tại ngân hàng. Hội đồng thành viên chỉ định thành viên được ủy quyền gửi và rút tiền từ các tài khoản đó.
4.Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các nhiệm vụ sau đây:
- Quản lý và điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty với tư cách là thành viên hợp danh;
- Triệu tập và tổ chức họp Hội đồng thành viên; ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên;
- Phân công, phối hợp công việc kinh doanh giữa các thành viên hợp danh;
- Tổ chức sắp xếp, lưu giữ đầy đủ và trung thực sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu khác của công ty theo quy định của pháp luật;
- Đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước; đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác;
- Các nghĩa vụ khác do Điều lệ công ty quy định
Hợp nhất doanh nghiệp đối với công ty hợp danh như thế nào?
Thành phần hồ sơ hợp nhất doanh nghiệp đối với công ty hợp danh
– Hợp đồng hợp nhất công ty;
– Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị hợp nhất;
– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh đối với công ty hợp nhất trong trường hợp công ty hợp nhất được thành lập là công ty hợp danh (Phụ lục I-5; Phụ lục I-9).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục:
1. Có hồ sơ hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ như đã nêu tại Thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật).
2. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.
Cách thức thực hiện:
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích..
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã có thể nắm bắt được Quy định về sử dụng con dấu của doanh nghiệp hiện nay. Nếu như bạn đọc cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người hơn nhé! Cảm ơn bạn đã lựa chọn chúng tôi.
Câu hỏi thường gặp:
Câu trả lời là Không. Thành viên hợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty.
Thành viên hợp danh có quyền sau đây:
– Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
– Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
– Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
– Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
– Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
– Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty;
– Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
– Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;
– Quyền khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.