fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật Tố tụng dân sự chương IX

Bài giảng môn học Luật Tố tụng dân sự chương IX

Chương 9: Thủ tục xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật

Phân biệt Giám đốc thẩm và Tái thẩm:

 Giám đốc thẩmTái thẩm
Khái niệmLà thủ tục tố tụng đặc biệt mà Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực PL bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm PL nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án
Tính chấtXét lại bản án, quyết định đã có HLPL bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ ánXét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực PL bị kháng nghị vì phát hiện có tình tiết mới
Cơ sở phát sinhKháng nghị của người có thẩm quyềnKháng nghị của người có thẩm quyền
Đối tượngBản án, quyết định đã có hiệu lực PL bị kháng nghị do phát hiện có vi phạm PL nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ ánLà bản án, quyết định đã có hiệu lực PL bị kháng nghị vì phát hiện có tình tiết mới
Chủ thể kháng nghịLà những người có thẩm quyềnLà những người có thẩm quyền
Căn cứ kháng nghịKhi phát hiện ra có vi phạm PL nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ ánKhi phát hiện ra tình tiết mới làm thay đổi nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực PL
Phiên tòaKhông mở công khai, không bắt buộc phải triệu tập đương sự, người tham gia tố tụng khácKhông mở công khai, không bắt buộc phải triệu tập đương sự, người tham gia tố tụng khác

So sánh quyền hạn của HĐXX giám đốc thẩm và HĐXX tái thẩm:

– Giống nhau:

+ đều có quyền giữ nguyên bản án đã có hiệu lực PL và không chấp nhận kháng nghị

+ đều có quyền hủy bản án đã có hiệu lực PL và đình chỉ giải quyết vụ án

+ đều có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực PL để xét xử sơ thẩm lại

– Khác nhau:

Quyền hạn của HĐXX giám đốc thẩm (Điều 343)Quyền hạn của HĐXX tái thẩm (Điều 356)
Giữ nguyên bản án, quyết định đúng PL của tòa án cấp dưới đã bị hủy (sửa)Không có quyền này
Hủy bản án đã có hiệu lực PL để xét xử lạiKhông có quyền này
Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực PLKhông có quyền này

– Căn cứ kháng nghị đối với tái thẩm: là phải có tình tiết mới. Tình tiết là “mới” khi đáp đúng đủ 3 điều kiện:

Bài giảng môn học Luật Tố tụng dân sự chương IX
Bài giảng môn học Luật Tố tụng dân sự chương IX

+ làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định

+ tòa án, đương sự không biết và không buộc phải biết về sự tồn tại của tình tiết đó

+ đã có vào lúc tòa án giải quyết vụ án

Tình huống: A chết, các con B và C tranh chấp chia di sản thừa kế là ngôi nhà.

B khởi kiện chia tài sản.

Bản án sơ thẩm có hiệu lực PL.

Phát hiện ra A đã bán ngôi nhà đó.

Hỏi sẽ xử theo giám đốc thẩm hay tái thẩm ?

Trả lời: Vì ngôi nhà là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, do đó Tòa sơ thẩm buộc phải biết ai đang sở hữu ngôi nhà đó, đây không phải là tình tiết mới mà là sai sót trong tố tụng ở sơ thẩm ==> xử theo thủ tục giám đốc thẩm

Tình huống: A khởi kiện B về ly hôn và quyền nuôi con.

C là con chưa thành niên.

Bản án sơ thẩm xử cho A và B ly hôn, giao C cho chị B nuôi và A phải cấp dưỡng cho C là 2 triệu đồng mỗi tháng.

Sau đó A phát hiện ra C không phải là con mình. Hỏi tòa sẽ xử theo giám đốc thẩm hay tái thẩm?

Trả lời: Vì C sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, có giấy khai sinh ghi rõ bố mẹ là A và B nên việc phát hiện ra C không phải là con của A là tình tiết mới, Tòa án không buộc phải biết tình tiết này. Do đó sẽ xử theo thủ tục Tái thẩm

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật Tố tụng dân sự: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-dan-su?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.