fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XV

Chương XV trong bài giảng môn học Luật hình sự 2 tập trung phân tích các tội phạm khác về chức vụ, bao gồm những hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức. Nội dung chương này giúp sinh viên hiểu rõ các quy định pháp lý và trách nhiệm của cá nhân trong việc thực thi công vụ, cùng các tội danh liên quan như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, giả mạo trong công tác, và nhiều hành vi khác ảnh hưởng đến bộ máy nhà nước.

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XV

Vấn đề 15: Các tội phạm khác về chức vụ

Nói thêm về bài trước:

Tội nhận hối lộ:

  • Là hành vi nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác để làm 1 việc hoặc không làm 1 việc có lợi cho người đưa hối lộ
  • Của hối lộ: là tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác. Của hối lộ không thể là lợi ích tinh thần như huân huy chương, viết bài ca ngợi trên báo chí truyền hình
  • Chủ thể: đặc biệt, là người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan NN hoặc tổ chức xã hội (lĩnh vực công)

Chú ý : luật Hình sự 2015 thì chủ thể của các tội này là người có chức vụ quyền hạn trong cả lĩnh vực công và lĩnh vực tư.

Tội tham ô tài sản:

Là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản do mình trực tiếp quản lý

VD: thủ quỹ lấy tiền trong quỹ, thủ kho lấy tài sản trong kho, thủ trưởng cơ quan kết hợp với Trưởng phòng Tài vụ giả mạo giấy tờ để lấy tài sản của cơ quan

Chủ thể: đặc biệt, là người có chức vụ quyền hạn trong các cơ quan NN hoặc tổ chức xã hội (lĩnh vực công)

1. Tội đưa hối lộ (Điều 289)

Là hành vi đưa tiền, của hoặc lợi ích vật chất khác có giá trị từ 2 triệu trở lên hoặc dưới 2 triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc vi phạm nhiều lần, cho người có chức vụ, quyền hạn để người này làm hoặc không làm 1 việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa.

a. Dấu hiệu pháp lý

Khách thể:

  • Xâm phạm đến hoạt động của cơ quan NN, tổ chức XH
  • Đối tượng tác động: người có chức vụ, quyền hạn. VD thủ trưởng cơ quan, trưởng phòng tổ chức, …

Chú ý: nếu người đưa hối lộ do nhầm lẫn đưa của hối lộ cho người không có chức vụ, quyền hạn thì sẽ không bị xử phạt về Tội đưa hối lộ

Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XV
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương XV

Chú ý: trường hợp người cố tình lừa dối để nhận mình là người có chức vụ để kiếm lợi thì sẽ bị xét xử theo Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. VD giả làm Trung tá công án để lừa dối người khác đưa tiền cho mình

Mặt khách quan: cấu thành hình thức

  • Hành vi khách quan: là hành vi đưa của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn
  • Tội phạm hoàn thành: khi đưa được của hối lộ cho người có chức vụ, quyền hạn.

Người đưa hối lộ và người nhận hối lộ có thể đưa của hối lộ trực tiếp cho nhau, hoặc đưa qua trung gian. Nếu qua trung gian mà chưa đưa được của hối lộ đến người có chức vụ, quyền hạn thì được coi là phạm tội chưa đạt (trường hợp này sẽ không truy cứu TNHS với người đưa hối lộ nếu chủ động khai báo và bồi thường thiệt hại nếu có).

Của hối lộ: tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất. Lợi ích tinh thần không được coi là của hối lộ, VD thưởng huân, huy chương, viết bài báo ca ngợi, sáng tác bài hát ca ngợi

Tính chất của hành vi đưa hối lộ:

  • hối lộ mua chuộc: đưa tiền trước để người có chức vụ, quyền hạn làm / không làm việc gì đó cho mình
  • hối lộ tạ ơn: đưa tiền sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm / không làm việc gì đó cho mình

Chú ý: việc hối lộ tạ ơn cần phân biệt với tập quán cám ơn, VD cảm ơn bác sỹ sau khi chữa khỏi bệnh, cảm ơn thầy cô giáo sau khi giảng dạy cho con mình.

Chủ thể:

  • Chủ thể nhận hối lộ: đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn
  • Chủ thể đưa hối lộ: bình thường, có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi theo quy định

Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp

b. Hình phạt

Khoản 1: phạt tù từ 1-6 năm

  • Của hối lộ từ 2 triệu
  • Của hối lộ dưới 2 triệu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng: tức là ảnh hưởng đến nghiêm trọng hoạt động bình thường của cơ quan NN, của tổ chức XH, hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình chính trị tại địa phương
  • Của hối lộ dưới 2 triệu nhưng vi phạm nhiều lần: tức là nhiều lần vi phạm với số tiền nhỏ nhưng cộng lại bằng hoặc lớn hơn 2 triệu. VD đưa hối lộ lần thứ nhất là 1.2 triệu, đưa hối lộ lần thứ hai là 1.5 triệu, cộng lại là 2.7 triệu ==> đủ điều kiện để quy tội đưa hối lộ

Khoản 2: phạt tù từ 6 – 13 năm

  • Đưa hối lộ có tổ chức: là dạng hoạt động đồng phạm, có kết cấu chặt chẽ với nhau
  • Thủ đoạn xảo quyệt: là thủ đoạn có tính gian dối cao

Chú ý: việc quyết định tính gian dối là cao hay không cao là tùy thuộc vào hội đồng xét xử

Dùng tài sản của NN để đưa hối lộ

Phạm tội nhiều lần: đưa hối lộ nhiều lần (lần nào cũng từ 2 triệu trở lên) mà chưa bị phát hiện, xét xử

Khoản 3: phạt tù từ 13-20 năm

  • Của hối lộ có giá trị từ 50 triệu
  • Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác

Khoản 4: phạt tù từ 20 năm đến chung thân

  • Của hối lộ từ 300 triệu trở lên
  • Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác

Nếu người đưa hối lộ bị ép buộc, sau đó chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được coi là không có tội:

  • Việc chưa bị phát giác đã ra tự thú: tại cơ quan công an, tòa án, viện kiểm soát
  • Nếu người đưa hối lộ không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được miễn TNHS và được trả lại 1 phần của hối lộ.

Chú ý: người này vẫn bị coi là đã phạm tội nhưng được miễn TNHS, tuy nhiên vẫn có thể phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác như bị cơ quan kỷ luật, thậm chí cho thôi việc (theo Luật lao động)

2. Tội làm môi giới hối lộ (Điều 290)

Là hành vi làm trung gian, tạo quan hệ hoặc chuyển yêu cầu giữa người nhận và người đưa hối lộ nhằm đạt được sự thỏa thuận về của hối lộ hoặc việc sẽ làm / không làm theo yêu cầu của người đưa

a. Dấu hiệu pháp lý

Mặt khách quan: cấu thành hình thức

  • Hành vi khách quan: làm trung gian giữa người đưa và người nhận hối lộ
  • Thủ đoạn phạm tội: đe dọa người đưa, thuyết phục người nhận
  • Tội phạm hoàn thành khi giữa người đưa và người nhận đạt tới sự thỏa thuận về của hối lộ và việc sẽ làm theo yêu cầu của người đưa

Chủ thể: bình thường

Mặt chủ quan: lỗi cố ý

3. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 291)

Là hành vi nhận tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác rồi dùng ảnh hưởng của mình tác động, thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn để làm / không làm công việc theo yêu cầu của người đưa

VD vợ chồng, người thân, bạn bè thân thiết, … với người có chức vụ, quyền hạn

Của hối lộ: tiền, tài sản, lợi ích vật chất có giá trị từ 2 triệu

Chủ thể: bình thường

Mặt khách quan:

Hành vi khách quan:

  • Nhận hối lộ
  • Tác động đến người có chức vụ, quyền hạn

Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã nhận của hối lộ

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hình sự 2 : https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.