Bài giảng môn học Luật Hình sự 2 chương I tập trung vào Các tội phạm xâm hại an ninh quốc gia, là những hành vi đặc biệt nguy hiểm đe dọa đến sự ổn định, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nội dung chương này giải thích các quy định pháp luật về các tội phạm như phản bội Tổ quốc, gián điệp, khủng bố và phá hoại. Bài giảng giúp sinh viên hiểu rõ khung hình phạt, yếu tố cấu thành tội phạm và những biện pháp phòng chống, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ an ninh quốc gia trong hệ thống pháp luật hình sự.
Bài giảng môn học Luật hình sự 2 chương I
Vấn đề 1: Các tội phạm xâm hại an ninh quốc gia
I. Khái niệm chung
1. Khái niệm
Là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho XH
Đều là lỗi cố ý trực tiếp
Xâm phạm:
- Sự tồn tại của chính quyền nhân dân
- Sự vững mạnh của chính quyền nhân dân
Chú ý: cùng 1 hành vi nhưng có thể rơi vào các tội khác nhau, VD: tội giết Thủ tướng chính phủ
- Nếu nguyên nhân là do Thủ tướng được đánh giá làm công việc của mình rất tốt ==> quy tội xâm hại an ninh quốc gia (làm suy yếu đất nước)
- Nếu nguyên nhân là thủ tướng cặp bồ với vợ người phạm tội ==> tội giết người vì động cơ tư thù
2. Đặc điểm
Khách thể:
- An ninh quốc gia
- An ninh đối ngoại, đối nội
Mặt khách quan: hầu hết các tội có cấu thành hình thức (không cần có hậu quả, chỉ cần thực hiện hành vi khách quan là đủ để cấu thành tội phạm)
Mặt chủ quan:
Lỗi: cố ý trực tiếp
Mục đích:
- chống chính quyền nhân dân,
- làm suy yếu chính quyền nhân dân
Chủ thể: công dân VN, người nước ngoài, người không quốc tịch
3. Phân loại
Phân làm 2 loại:
- Các tội trực tiếp uy hiếp sự tồn tại của chính quyền nhân dân (Điều 78, 79)
- Các tội trực tiếp uy hiếp sự vững mạnh của chính quyền nhân dân (các tội còn lại)
II. Các tội cụ thể
1. Tội phản bội tổ quốc (Điều 78)
Là trường hợp công dân VN câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất, và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc
Mặt khách quan: hành vi câu kết với nước ngoài, hoặc bàn bạc với nước ngoài gây nguy hại cho độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc
Nước ngoài: có thể là cá nhân, tổ chức phi chính phủ, tổ chức chính trị của nước ngoài
Về mức độ: nhận sự giúp đỡ từ nước ngoài, hoạt động dựa vào thế lực nước ngoài, tiếp tay cho người nước ngoài hoạt động
Khách thể:
- Lực lượng quốc phòng
- Chế độ XHCN
- NN CHXHCN VN
Mặt chủ quan:
- Lỗi: cố ý trực tiếp
- Mục đích: lật đổ NN
Chủ thể: đặc biệt, phải là công dân VN, nếu là đồng phạm thì người thực hành phải là công dân VN
2. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79)
Khách thể: tự tồn tại của chính quyền nhân dân
Đối tượng tác động: chính quyền nhân dân các cấp
Hành vi khách quan: gồm 2 dạng
Hành vi thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền
- Đề xướng chủ trương đường lối
- Tuyên truyền, lôi kéo tập hợp người vào tổ chức
Hành vi tham gia tổ chức hoạt động nhằm lật đổ chính quyền: nhận thức rõ mục đích của tổ chức nhưng vẫn tham gia vào tổ chức
3. Tội gián điệp (Điều 80)
Khách thể: xâm hại an ninh đối ngoại của nước VN, và xâm hại sự vững mạnh của chính quyền nhân dân
Hành vi phạm tội:
- Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống NN
- Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
- Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật NN cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống NN
Chú ý: chỉ cần có hành vi thu thập bí mật NN và tiết lộ cho người khác, không cần biết họ có sử dụng vào việc gì không thì đã đủ để cấu thành tội phạm này.
Việc thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhưng không nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống NN thì không bị quy tội này
Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan NN có thẩm quyền, thì được miễn TNHS.
4. Tội bạo loạn (Điều 82)
Tội phạm luôn xảy ra dưới dạng đồng phạm. Vì đây là hoạt động với quy mô lớn và mang tính công khai.
Hành vi khách quan: 2 dạng
- Hoạt động vũ trang: tập hợp đông người, có vũ trang chống lại chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân
- Bạo lực có tổ chức: tập hợp đông người có vũ trang hoặc có nhưng không đáng kể, mít tinh, biểu tình, xúc phạm cơ quan NN
5. Tội phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của nước CHXHCN VN (Điều 84)
Chú ý phân biệt với Tội cố ý hủy hoại tài sản và Tội xâm phạm tài sản phương tiện thuộc công trình an ninh quốc gia ở điểm mục đích của tội phạm của tội này là nhằm chống chính quyền nhân dân.
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hình sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: