fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương XII

Bài giảng môn học Luật Dân sự 2 chương XII tập trung vào quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) do con người gây ra. Đây là một phần quan trọng của luật dân sự, giải thích các nguyên tắc pháp lý liên quan đến việc bồi thường khi có thiệt hại phát sinh từ hành vi của cá nhân hoặc tổ chức. Nội dung bao gồm các yếu tố xác định trách nhiệm, điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường, và các trường hợp được miễn trách nhiệm. Chương này giúp sinh viên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt hại.

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương XII

Chương 12: Trách nhiệm BTTH do con người gây ra

1. Trách nhiệm bồi thường vượt quá giới hạn vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 613)

Người gây thiệt hại trong trường hợp phòng vệ chính đáng không phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Nếu gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Chú ý: đây là trường hợp người bị hại cũng có lỗi nên phải áp dụng Điều 617: Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

2. Trách nhiệm bồi thường vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết (Điều 614)

Tình thế cấp thiết: thiệt hại xảy ra phải nhỏ hơn thiệt hại có thể xảy ra. Nếu lớn hơn thì bị coi là vượt quá giới hạn tình thế cấp thiết

Điều kiện: ngăn chặn khả năng gây thiệt hại cho mình và cho người khác

Đối tượng: người thứ 3 bị thiệt hại

Thiệt hại: tài sản, tính mạng, sức khỏe

Mức bồi thường: phần vượt quá thiệt hại sẽ xảy ra (lớn hơn)

Người gây ra tình thế cấp thiết phải bồi thường theo mức phần thiệt hại xảy ra

3. Trách nhiệm liên đới (Điều 616)

Là trách nhiệm của nhiều người cùng gây ra thiệt hại: cùng thống nhất về mặt ý chí, thống nhất về hành vi và thống nhất về hậu quả

Thống nhất về ý chí: có sự bàn bạc với nhau

VD: A, B, C bàn nhau đánh D (để trả thù), khi đó A, B, C phải chịu trách nhiệm liên đới cùng nhau

Thống nhất về hành vi: cùng nhau thực hiện hành vi

  • Có thể cùng nhau thực hiện hành vi bất hợp pháp. VD 2 người cùng nhau đi trộm tài sản
  • Có thể cùng nhau thực hiện hành vi hợp pháp, nhưng quá trình thực hiện gây ra hậu quả. VD 2 công nhân công ty cây xanh cùng nhau cưa cây, 1 người cầm dây, 1 người cưa cây, do không cảnh báo người đi đường nên để cành cây rơi vào người đi đường gây hậu quả

Thống nhất về hậu quả: cùng gây ra 1 hậu quả, nếu thiếu hành vi của 1 người thì sẽ không gây ra hậu quả

Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương XII
Bài giảng môn học Luật dân sự 2 chương XII

Chú ý: phân biệt với trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại nhưng không có sự bàn bạc thống nhất với nhau. VD A bị tai nạn ngã ra đường, B đi qua liền lấy trộm chiếc xe máy của A, C đi qua liền lấy trộm điện thoại của A, khi đó B và C không phải chịu trách nhiệm liên đới với nhau (mà chỉ phải chịu trách nhiệm về hậu quả do mình gây ra), vì B và C không có sự bàn bạc với nhau

Xác định trách nhiệm BTTH:

  • Chia theo phần của mỗi người: căn cứ vào lỗi, tài sản chiếm đoạt, hành vi gây thiệt hại của từng người
  • Nếu không xác định được thì lỗi chia đều

Trách nhiệm liên đới do PL quy định: 1 người chịu cho nhiều người, hoặc nhiều người chịu cho 1 người (áp dụng với hộ gia đình, tổ hợp tác, nguồn nguy hiểm cao độ)

VD: A, B, C cùng gây ra thiệt hại, A có điều kiện kinh tế tốt nhất, bên bị thiệt hại sẽ đòi A phải bồi thường toàn bộ ngay, sau đó A sẽ đòi B và C phải hoàn trả lại mình phần tài sản đã bỏ ra để bồi thường hộ cho B và C

VD ngược lại: A, B, C cùng gây ra thiệt hại, A có hoàn cảnh khó khăn, khi đó B và C ngoài việc bồi thường theo trách nhiệm của mình, cùng hỗ trợ A để bồi thường luôn cho người bị hại, sau đó A có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho B và C.

Ý nghĩa: nhằm khắc phục nhanh, hiệu quả thiệt hại xảy ra (đảm bảo quyền lợi cho người bị thiệt hại)

Căn cứ làm phát sinh trách nhiệm liên đới:

Cùng thực hiện, hoặc

Do PL quy định, gồm:

  • Hộ gia đình: có trách nhiệm liên đới khi 1 thành viên của hộ gia đình gây thiệt hại. VD con lái xe gây tan nạn, thì trách nhiệm sẽ liên đới cả bố mẹ, anh chị em
  • Tổ hợp tác: VD tổ hợp tác cùng kinh doanh vận tải, 1 người gây tai nạn, thì các thành viên trong tổ hợp tác cùng chịu trách nhiệm liên đới
  • Trách nhiệm dân sự do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: trong trường hợp người chủ của nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để người khác chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ đó và gây thiệt hại thì cả người chủ và người gây thiệt hại cùng chịu trách nhiệm liên đới. VD chủ xe do lỗi của mình để làm mất xe, người trộm xe gây tai nạn, khi đó chủ xe cũng phải chịu trách nhiệm liên đới, khi đó PL quy định chủ xe sẽ phải bồi thường thiệt hại, sau đó chủ xe có quyền đòi người ăn trộm để bồi thường lại cho mình ==> PL quy định như vậy để nhằm buộc chủ của nguồn nguy hiểm cao độ phải quản lý tốt tài sản của mình

4. Trách nhiệm hỗn hợp (Điều 617)

Là trách nhiệm của người gây thiệt hại và người bị hại đều có lỗi trực tiếp, khi đó căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi người để xác định mức bồi thường, nếu không xác định được thì chia đôi; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

VD: đi ngược chiều lấn đường, bị gây tai nạn ==> cả 2 đều có lỗi

Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng: nếu

  • Người gây thiệt hại có lỗi vô ý nhẹ và người bị hại vô ý nặng thì là trách nhiệm hỗn hợp. VD người đi bộ chạy qua đường, bị xe do phanh không kịp đâm phải ==> trường hợp này thường thiệt hại được chia đôi
  • Người gây thiệt hại vô ý nặng và người bị hại vô ý nhẹ thì người gây thiệt hại phải bồi thường chính (không còn là trách nhiệm hỗn hợp). VD người đi bộ qua đường, bị xe phóng nhanh vượt ẩu đâm vào

Thiệt hại về tài sản: luôn là trách nhiệm hỗn hợp, dù cho bên nào gây ra lỗi nặng hay nhẹ

5. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân (Điều 618)

Pháp nhân: là các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, cơ quan NN, doanh nghiệp

Người là thanh viên của pháp nhân phải là người được ký Hợp đồng lao động đang có hiệu lực với pháp nhân

Căn cứ vào nhiệm vụ giao, thời gian, địa điểm gây thiệt hại để xác định trách nhiệm:

  • Nếu người gây thiệt hại khi thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao ==> pháp nhân chịu trách nhiệm. VD lái xe đi công tác, gây tai nạn, thì pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm
  • Nếu người gây thiệt hại không phải đang thực hiện nhiệm vụ pháp nhân giao ==> người đó tự chịu trách nhiệm. VD lái xe công tác, tranh thủ rẽ vào thăm người thân, gây tai nạn, thì pháp nhân sẽ không phải chịu trách nhiệm

–Khi pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của PL

6. Trách nhiệm dân sự của cơ quan NN (Điều 619)

Tương tự như Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Thành viên của cơ quan NN:

  • Cán bộ, công chức
  • Người ký hợp đồng lao động có thời hạn với cơ quan NN

Chú ý: cán bộ công chức không cần phải được giao nhiệm vụ như với thành viên của pháp nhân (trong Điều 619) mà có thể chủ động thi hành công vụ của mình, khi đó nếu gây thiệt hại thì cơ quan NN sẽ bồi thường. Nếu xác định có lỗi của cán bộ công chức thì cơ quan NN có trách nhiệm yêu cầu cán bộ công chức bồi thường lại.

7. Trách nhiệm dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 620)

Các chủ thể:

  • Thẩm phán, hội thẩm nhân dân: thuộc tòa án
  • Kiểm soát viên: thuộc viện kiểm soát
  • Điều tra viên: thuộc cơ quan điều tra

Chịu trách nhiệm không phụ thuộc vào lỗi (vô ý hay cố ý), mục đích gây thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường : thuộc cơ quan tiến hành tố tụng

Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của PL, nếu người có thẩm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ.

Chú ý: Luật Dân sự 2015 bỏ cả 2 điều 619, 620, mà chỉ quy định trách nhiệm dân sự của pháp nhân, vì coi cơ quan NN, cơ quan tiến hành tố tụng cũng đều là pháp nhân.

Chú ý: ý nghĩa của việc phân biệt chủ thể chịu trách nhiệm: là để xác định sẽ kiện ai, sẽ đòi ai bồi thường

Câu hỏi: Thủ trưởng cơ quan thi hành án gây thiệt hại, ai sẽ bồi thường. VD Cục trưởng cục thi hành án ra Quyết định cưỡng chế sai, gây thiệt hại

==> cục thi hành án là cơ quan NN, do đó sẽ áp dụng Điều 619

Chú ý: trách nhiệm dân sự của NN trong các trường hợp cụ thể:

+ người đứng đầu cơ quan quản lý NN gây thiệt hại, VD chủ tịch UBND ra quyết định sai (như thu hồi đất, tịch thu tài sản, cấp văn bằng về sở hữu trí tuệ) ==> trách nhiệm bồi thường thuộc về NN

+ các cơ quan tiến hành tố tụng như công an, viện kiểm sát, tòa án gây oan sai:

  • Nếu cơ quan công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam, nhưng viện kiểm sát không phê chuẩn ==> công an chịu trách nhiệm bồi thường
  • Nếu cơ quan công an ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam, viện kiểm sát phê chuẩn, sau đó truy tố, nhưng tòa án tuyên vô tội ==> viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm, công an không phải chịu trách nhiệm bồi thường
  • Nếu tòa sơ thẩm xử, tòa phúc thẩm y án sơ thẩm, sau tòa giám đốc thẩm phát hiện sai ==> tòa phúc thẩm chịu trách nhiệm bồi thường. VD vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn, TAND tối cao phải bồi thường 7.2 tỷ, tòa án Bắc Giang không phải bồi thường, công an Bắc Giang, viện kiểm sát Bắc Giang chỉ bị phạt vi phạm hành chính

8. Trách nhiệm dân sự do người làm công, người học nghề (Điều 622)

– Người làm công: có hợp đồng công việc do bên thuê quản lý điều hành (chú ý: không phải hợp đồng lao động, không phải hợp đồng dịch vụ)

VD: chủ nhà thuê 1 nhóm người thợ sửa nhà, 1 trong nhóm thợ gây thiệt hại (cho hàng xóm) ==> chủ nhà phải bồi thường (vì chủ nhà là người quản lý, nhóm thợ không có tư cách pháp nhân)

Chủ nhà làm thuê 1 công ty đến sửa nhà, 1 người thợ gây thiệt hại (cho hàng xóm) ==> công ty phải bồi thường (do đã đủ tư cách pháp nhân)

– Người học nghề: học tại cơ sở đào tạo

==> người bồi thường : là người quản lý người làm công, người học nghề

9. Trách nhiệm của nhà trường, bệnh viện (Điều 621)

– Học sinh (dưới 15 tuổi) trong thời gian học của nhà trường, gây thiệt hại ==> nhà trường bồi thường

– Bệnh nhân trong thời gian ở bệnh viện, gây thiệt hại ==> bệnh viện bồi thường

– Nếu trường học, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hình vi dân sự phải bồi thường

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật dân sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-2

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.