fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Chuyển tiền nhầm tài khoản, người chuyển tiền cần có hành động pháp lý gì?

Khi chuyển tiền nhầm tài khoản, nhiều người lo lắng về cách xử lý và hành động pháp lý cần thiết. Theo quy định pháp luật, người chuyển tiền nhầm cần ngay lập tức thông báo với ngân hàng để yêu cầu hỗ trợ thu hồi số tiền đã chuyển nhầm. Đồng thời, người này nên liên hệ với cơ quan công an để lập biên bản sự việc và tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết. Việc thực hiện đúng các bước này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của bản thân mà còn đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong giao dịch tài chính. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết “Chuyển tiền nhầm tài khoản, người chuyển tiền cần có hành động pháp lý gì?” sau nhé!

Chuyển tiền nhầm tài khoản, người chuyển tiền cần có hành động pháp lý gì?

Khởi kiện dân sự

Trong trường hợp chuyển nhầm, lệnh thanh toán đã hoàn tất mà người nhận không có thiện chí trả lại thì người chuyển nhầm có thể căn cứ vào quy định về nghĩa vụ hoàn trả của người chiếm hữu; sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật theo Bộ luật dân sự 2015 để khởi kiện người nhận được tiền không chịu hoàn trả.

Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu; chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Yêu cầu xử lý hình sự

Nếu người nhận được khoản tiền chuyển nhầm cố tình không trả tiền cho chủ sở hữu; cố tình trốn tránh; người này có thể bị truy cứu trách nhiệm trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữa trái phép tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; di vật; cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử; văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu;người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Khi đó, người chuyển nhầm tiền cần làm đơn tố giác tội phạm gửi đến Cơ quan điều tra; hoặc đến trực tiếp cơ quan điều tra để tố giác hành vi có dấu hiệu tội phạm của người nhận được số tiền chuyển nhầm

Chuyển tiền nhầm tài khoản, người chuyển tiền cần có hành động pháp lý gì?
Chuyển tiền nhầm tài khoản, người chuyển tiền cần có hành động pháp lý gì?

Trách nhiệm của ngân hàng khi khách hàng thông báo chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng

Đối với đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán

Nếu lệnh thanh toán đã được xử lý và gửi đi, Trung tâm Xử lý Quốc gia đã hạch toán; Ngân hàng khởi tạo lập Yêu cầu hoàn trả Lệnh thanh toán và Căn cứ vào yêu cầu hủy hợp lệ của khách hàng bổ sung các yếu tố cần thiết của Yêu cầu hoàn trả và ký chữ ký điện tử của người lập lệnh lên Yêu cầu hoàn trả.

Người duyệt lệnh phải kiểm soát lại các yếu tố của Yêu cầu hoàn trả vừa lập với yêu cầu hủy của khách hàng để bảo đảm sự chính xác và khớp đúng. Nếu đúng, người duyệt lệnh ký chữ ký điện tử của mình lên Yêu cầu hoàn trả và gửi đơn vị nhận lệnh. Khi nhận đủ số tiền do đơn vị nhận lệnh hoàn trả; Ngân hàng khởi tạo lệnh thực hiện các thủ tục hoàn trả tiền cho khách hàng.

Đối với đơn vị nhận lệnh thanh toán

Khi nhận được Yêu cầu hoàn trả của đơn vị khởi tạo lệnh; Ngân hàng nhận lệnh thanh toán phải kiểm tra tính hợp lệ của Yêu cầu hoàn trả; đối chiếu Yêu cầu hoàn trả với Lệnh thanh toán đã nhận được; và xử lý theo thủ tục hoàn trả.

  • Nếu Lệnh thanh toán Có đến chưa được thực hiện; Ngân hàng nhận lệnh gửi ngay cho Ngân hàng khởi tạo lệnh Thông báo chấp nhận Yêu cầu hoàn trả; và lập Lệnh thanh toán Có hoàn trả cho Ngân hàng khởi tạo lệnh
  • Nếu Lệnh thanh toán đến đã được thực hiện tại đơn vị nhận lệnh: Ngân hàng nhận lệnh phải gửi ngay Yêu cầu hoàn trả cho khách hàng để thông báo. Chỉ trong trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản; hoặc nộp tiền mặt hoặc lập chứng từ thanh toán trích tài khoản của mình để chuyển trả; thì Ngân hàng nhận lệnh mới được phép thông báo chấp nhận Yêu cầu hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh biết. Sau đó, Ngân hàng nhận lệnh thực hiện lập Lệnh thanh toán Có để hoàn trả cho đơn vị khởi tạo lệnh.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Chủ tài khoản chỉ chiếm giữ trái phép số tiền bị chuyển nhầm bị xử phạt như thế nào?

Người chiếm giữ trái phép số tiền bị chuyển nhầm vào tài khoản của mình sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 – 5.000.000 đồng.

Chủ tài khoản sử dụng trái phép số tiền bị chuyển nhầm bị xử phạt như thế nào?

Người sử dụng trái phép số tiền bị chuyển nhầm vào tài khoản của mình sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng.
Trong trường hợp số tiền bị chiếm giữ và sử dụng trái phép từ 10.000.000 triệu trở lên; thì người đó sẽ bị truy cứu hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản. Theo đó, với hành vi sử dụng trái phép số tiền bị chuyển khoản nhầm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 7 năm tù.

Thời gian chuyển tiền ngân hàng?

Với hình thức chuyển thường bạn có thể sử dụng dịch vụ Internet Banking để chuyển. Thời gian nhận được tiền tối đa là 24h
– Nếu chuyển tiền trước 9h sáng thông thường sẽ nhận được tiền trước 12h
– Nếu chuyển trước 3h chiều; thường sẽ nhận được tiền trong chiều hôm đó. Nếu chuyển sau 4h chiều; thường sẽ nhận tiền vào sáng hôm sau
– Nếu chuyển vào thứ 7 thì có thể thứ 2 mới nhận được tiền. Nếu chuyển trong buổi sáng thì vài tiếng sau hoặc buổi chiều; hoặc sẽ nhận được ngay.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết