fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Yêu cầu vị trí pháp chế doanh nghiệp hiện nay như thế nào?

Vị trí pháp lý doanh nghiệp hiện nay là một hướng đi nghề nghiệp, một lựa chọn mới cho các cử nhân Luật, bên cạnh những ngành nghề luật truyền thống, phổ biến như: Thẩm phán, Kiểm sát viên, luật sư, công chứng viên… thì hiện nay nghề pháp chế doanh nghiệp dễ dần trở nên phổ biến. Trước đây, có thể thấy rằng chỉ tại các ngân hàng mới cần có bộ phận pháp chế để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, điều hành doanh nghiệp, nhưng ngày nay tại các doanh nghiệp nhỏ cũng đã xuất hiện vị trí này. Vậy yêu cầu vị trí pháp chế doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết sau của Học viện đào tạo pháp chế ICA  để nắm được vấn đề này nhé!

Pháp chế doanh nghiệp được hiểu là gì?

Có thể hiểu một cách đơn giản rằng pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp.

Chuyên viên pháp chế được hiểu là gì?

Chuyên viên pháp lý hay chuyên viên pháp chế là người đại diện cho công ty về các vấn đề có liên quan tới pháp luật. Họ đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng và các vấn đề pháp lý. Đồng thời họ cũng giúp doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan khác.

Yêu cầu vị trí pháp chế doanh nghiệp hiện nay

Yêu cầu vị trí pháp chế doanh nghiệp

Để làm việc tại vị trí pháp chế doanh nghiệp, cần có những yếu tố sau:

Tư duy luật sư

Cán bộ pháp chế doanh nghiệp cần có các kỹ năng soạn thảo, đàm phán, góp ý, thẩm định, ký kết hợp đồng; xử lý tranh chấp; tranh tụng; xây dựng văn bản chế độ của doanh nghiệp (quy định, quy trình và quy chế), ủy quyền hành chính; nghiên cứu khoa học… Các cán bộ pháp chế doanh nghiệp phải sử dụng thành thục gần như toàn bộ những kỹ năng này. Trong đó, họ cần phải có một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng: tư duy của luật sư.

Các cán bộ pháp chế doanh nghiệp cần và phải luôn có suy nghĩ như một luật sư với khách hàng/thân chủ là doanh nghiệp mà mình công tác/cộng tác. Theo đó, các luật sư này phải tìm ra cách để doanh nghiệp thực hiện mục tiêu đã định và không trái quy định pháp luật hiện hành chứ không phải trả lời câu hỏi làm việc đó đúng luật hay không đúng luật. Trong câu hỏi thứ, với một số trường hợp, máy tính điện tử sẽ có câu trả lời chính xác và nhanh chóng hơn.

Về kỹ năng soạn thảo văn bản

Khi có kỹ năng soạn thảo văn bản, có thể thấy rằng sinh viên luật thường làm phức tạp hóa vấn đề vốn giản dị. Cách hành văn của họ, vì thế gây khó hiểu, khi dịch tài liệu luật ngoại ngữ còn phức tạp lên một bậc nữa. Trong vấn đề này, bằng kinh nghiệm có được của mình, chúng tôi thấy rằng các cử nhân luật cần diễn giải công việc của mình thành những câu đơn gọn gàng, dễ hiểu.

Kỹ năng đàm phán hợp đồng:

Trong đàm phán, kỹ năng nghe có phần quan trọng hơn kỹ năng nói của các cán bộ pháp chế doanh nghiệp. Các cử nhân luật cần lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, đối tác và cộng sự của mình trong quá trình đàm phán để soạn thảo hợp đồng. Trong trường hợp không đồng thuận, cán bộ pháp chế doanh nghiệp cần ghi chú lại, suy nghĩ, phản hồi với đầy đủ lý lẽ, lập luận.

Kỹ năng nghiên cứu khoa học:

Khi tiến hành việc nghiên cứu khoa học chính là sự học và cập nhật kiến thức của mình. Trong chừng mực nhất định, nghiên cứu khoa học giúp rèn kỹ năng viết cực kỳ cần thiết trong quá trình tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu khoa học, sinh viên có thể tự mình tìm kiếm ra các phương pháp tư duy thích hợp cho một luật sư/cán bộ pháp chế (tương lai).

Kỹ năng xây dựng văn bản chế độ:

Văn bản chế độ được hiểu là các văn bản có đối tượng áp dụng là toàn bộ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đối với từng phạm vi công việc cụ thể. Về hình thức, văn bản chế độ được xây dựng thành quy định, quy chế, quy trình… Trong đó, quy định là các văn bản chế độ có phạm vi hẹp, miêu tả một công việc nhất định (ví dụ, Quy định Nghỉ phép hàng năm, Quy định nghỉ phép gộp hàng năm…). Quy chế thường do một cấp ban hành cao hơn (so với cấp ban hành Quy định) định ra đường lối cho một công việc (ví dụ Quy chế thu chi tài chính, quy chế thu chi tài chính…). Quy trình là trình tự một công việc chuyên môn nghiệp vụ (ví dụ, Quy trình cắt lỗ trong đầu tư chứng khoán, Quy trình thẩm định giá bất động sản…).

Văn bản chế độ của doanh nghiệp chính là pháp luật của doanh nghiệp đó. Nếu pháp luật thông thoáng, vững chắc thì công việc kinh doanh cởi mở, an toàn và hạn chế rủi ro pháp lý. Đồng thời, pháp luật cần không trái với Hiến pháp của doanh nghiệp (Điều lệ). Vì vậy, các luật sư nội bộ cần xây dựng tổng quan hệ thống văn bản chế độ phù hợp với Điều lệ, chắc chắn, thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.

Kỹ năng tư vấn pháp luật:

Khi gặp bất cứ vấn đề pháp lý nào, các cán bộ doanh nghiệp/chủ doanh nghiệp sẽ cần ngay sự tư vấn của cán bộ pháp chế doanh nghiệp/luật sư nội bộ để biết được đáp án pháp lý cho vụ việc. Để trả lời các câu hỏi/vụ việc này, cán bộ pháp chế doanh nghiệp cần tránh kiểu trả lời “đoán mò” và/hoặc câu trả lời theo hướng “có/không làm được”. Theo đó, cán bộ pháp chế doanh nghiệp nên ghi chép đầy đủ, vẽ lược đồ các quan hệ pháp luật và các rủi ro pháp lý (nếu có)…

Khoá học pháp chế doanh nghiệp

Học viện đào tạo pháp chế ICA có các khóa học dành cho:

  • Dành cho chuyên viên pháp chế 
  • Dành cho sinh viên
  • Dành cho startup
  • Đào tạo inhouse

Hình thức đào tạo mà Học viện đào tạo pháp chế ICA thực hiện gồm:

Đào tạo trực tuyến (Online Training): ICA thông qua website…..là kho bài giảng trực tuyến với trên 80% bài giảng miễn phí. Ngoài ra, ICA còn cùng cấp các bài giảng trực tuyến thông qua các kênh khác như youtube, face book, tiktok,…

Đào tạo trực tiếp: Các cá nhân, doanh nghiệp đăng ký học trực triếp các khóa học với thời gian học linh hoạt, chi phí thấp nhất, tiết kiệm nhất.

Khóa học sẽ giới hạn số lượng 20 thành viên/lớp để đảm bảo chất lượng chương trình.

Thông tin liên hệ đăng ký khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Yêu cầu vị trí pháp chế doanh nghiệp hiện nay như thế nào?. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Các công việc của nhân viên pháp lý nội bộ là gì?

Xây dựng quy định, quy trình, quy chế và kiểm tra, giám sát thực hiện;
Hợp đồng lao động (ký kết, thực hiện, chấm dứt, bảo hiểm), nội quy lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất …
Chuẩn bị và tham gia tổ chức đại hội đồng cổ đông, họp hội đồng thành viên;
Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký đầu tư, soạn thảo hồ sơ, tài liệu;
Soạn thảo các văn bản: công văn, quyết định, thông báo, tờ trình, biên bản….

Các công việc của nhân viên pháp lý tố tụng là gì?

Phát sinh các vấn đề pháp lý tố tụng khi: doanh nghiệp chuẩn bị và thực hiện khởi kiện một bên khác; hoặc bị một bên khác kiện; hoặc có liên quan;
Các loại vụ việc thường phát sinh như là: tranh chấp các quyền/nghĩa vụ theo hợp đồng; yêu cầu thanh toán; yêu cầu bồi thường thiệt hại; tranh chấp quyền sở hữu tài sản (động sản, bất động sản, sở hữu trí tuệ)…

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết