Sơ đồ bài viết
Trong quá trình học tập tại các ngôi trường đại học, thông thường nhiều sinh viên sẽ còn băn khoăn, thắc mắc không biết rằng mình sẽ thực tập tại đâu và sau khi ra trường sẽ tiếp tục theo đuổi chuyên ngành Luật hay có một hướng đi mới. Theo đó mà các trường đại học sẽ tạo cơ hội để sinh viên được tiếp cận với ngành nghề của mình, thông quan việc thực tập để từ đó giúp sinh viên có thêm những định hướng cho tương lai. Nhiều bạn sinh viên sẽ muốn thực tập tại Tòa án hay Viện kiểm sát, vậy xin thực tập ở Viện kiểm sát như thế nào là thắc mắc của nhiều người. Hãy tham khảo nội dung bài viết sau để nắm được những thông tin hữu ích này.
Kinh nghiệm đi thực tập luật
Nếu các bạn muốn tìm hiểu rõ nhất về ngành học mình đang theo đuổi thì hãy tận dụng thật tốt cơ hội thực tập. Các bạn không cần phải đợi tới khi nhà trường công bố thời gian thực tập mà có thể chủ động xin đi thực tập trước đó bao lâu tùy vào khả năng của bản thân. Điều đó không chỉ giúp các bạn định hướng được con đường nào phù hợp với mình mà còn có thể kiếm thêm thu nhập tùy vào chế độ nơi bạn thực tập.
Nhiều người cho rằng thời điểm năm 3, năm 4 đại học là thời gian thích hợp để xin đi thực tập với lý do khi đó các bạn đã có được một số kiến thức pháp lý cần thiết. Tuy nhiê chúng ta cần khẳng định ngay từ đầu rằng những đơn vị thực tập không đặt ra những mục tiêu là sẽ được các bạn giúp đỡ công việc, mà ngược lại quá trình thực tập là thời gian các bạn học từ những người đã đi làm. Do vậy, câu chuyện bạn có kiến thức pháp lý hay chưa có kiến thức pháp lý trước khi thực tập là không quan trọng, không phải là tiêu chí để các đơn vị đồng ý hay không đồng ý nhận bạn vào thực tập.
Vì vậy, chúng tôi thấy rằng các bạn nên sớm, ngay bây giờ chủ động lựa chọn đơn vị và xin tiến hành thực tập để có thể được tiếp xúc trong một môi trường pháp lý ngay từ những năm đầu đại học. Giữa một bạn năng nổ tiếp xúc với pháp luật thực tế hàng ngày và bạn chỉ học lý thuyết có sự khác nhau rất lớn về các kỹ năng cần thiết của một người cần chuẩn bị trước khi vào đời. Vì vậy hãy sớm lên kế hoạch cho cuộc đời của mình bằng việc sớm đưa mình vào thực tế cuộc đời.
Sinh viên luật nên thực tập ở đâu là tốt nhất?
Tùy theo mục tiêu nghề nghiệp mà sinh viên luật nên lựa chọn nơi thực tập cho phù hợp để trang bị cho bản thân thêm những kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết, có một nền tảng vững chắc để sau khi ra trường có thể tự tin làm nghề mình theo đuổi. Căn cứ vào đặc điểm của các cơ sở thực tập mà mình chia ra thành 2 nhóm cơ bản đó là: cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Cụ thể:
– Cơ quan Nhà nước: đây là nguồn khá phổ thông, phù hợp cho các bạn sinh viên có định hướng theo con đường làm nhà nước hay có ý định tìm các số liệu phục vụ cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình. Một số cơ quan phổ biến cho sinh viên luật cần thực tập:
- Tòa Án, Viện Kiểm Sát, Cục Thi hành án,…
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, UBND, Cục/Chi cục Thuế,…
– Các tổ chức – doanh nghiệp: thường tuyển chọn và phỏng vấn trước khi nhận sinh viên vào thực tập, thông thường các bạn sinh viên có thể tìm vị trí thực tập tại 2 loại tổ chức sau
+ Các tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật và văn phòng luật)
- Trong nước: các bạn sẽ được học hỏi kha khá kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lí trên các lĩnh vực như Doanh nghiệp, dân sự, hôn nhân – gia đình, lao động,….
- Nước ngoài: các bạn sẽ được tiếp xúc, trao đổi với nhiều tài liệu, khách hàng nước ngoài, biết được các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, người nước ngoài muốn hoạt động, đầu tư ở Việt Nam, giúp các bạn rèn luyện được khả năng ngoại ngữ của bản thân.
Ngoài ra, các văn phòng – công ty Luật đều sẽ tạo điều kiện, hướng dẫn cho các bạn trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan nhà nước.
+ Các doanh nghiệp,ngân hàng có phòng pháp chế, nhân sự
Xin thực tập ở Viện kiểm sát như thế nào?
Thực tập là một giai đoạn quan trọng trong quá trình các sinh viên Luật định hướng tương lai cũng như áp dụng các kiến thức mà bản thân được học vào thực tế. Việc tìm được nơi thực tập có phù hợp hay không tùy thuộc vào mục tiêu mà các bạn đề ra để phát triển bản thân trong nghề Luật. Khi muốn xin thực tập tại Viện kiểm sát, sinh viên có thể xin giới giới thiệu của nhà trường sau đó gửi đến cơ sở thực tập để xin thực tập tại đây.
Cách tìm nơi thực tập ngành luật dễ dàng
Sinh viên luật thực tập ở đâu chắc chắn không còn là vấn đề băn khoăn nữa. Thế nhưng cách để tìm và lựa chọn được một nơi thực tập đơn giản và phù hợp lại trở thành vấn đề tiếp theo được quan tâm. Thực tế có rất nhiều kênh, phương tiện để sinh viên tìm hiểu và lựa chọn nơi thực tập cho mình. Cụ thể bao gồm 5 kênh phổ biến sau:
- Thông tin từ nhà trường: Mỗi trường đại học đều sẽ có một trang web hay một group hỗ trợ thực tập – việc làm cho sinh viên. Việc của các bạn là thường xuyên cập nhật các thông tin được thông báo để không bỏ lỡ cơ hội nào mà trường tạo điều kiện cho sinh viên của mình.
- Thông qua bạn bè, các anh chị cùng ngành ở các khóa trên. Trong quá trình học tập tại giảng đường đại học, bạn dễ dàng quen biết các anh chị cùng ngành đã tốt nghiệp đi làm. Họ dễ dàng nắm được các thông tin tuyển thực tập tại nơi mình đang công tác, sinh sống.
- Thông tin từ người thân, những người xung quanh. Bạn có thể hỏi han, tham khảo các đơn vị công tác của bố mẹ hay anh chị em trong nhà, người thân quen. Dù đó là cơ quan nhà nước hay một đơn vị doanh nghiệp tư nhân đều có khả năng tuyển thực tập sinh.
- Các trang tuyển dụng trung gian trên mạng: Có khá nhiều trang tuyển dụng dịch vụ, họ sẽ giúp bạn tìm kiếm các nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng và phù hợp nhất.
- Website của cơ quan, công ty bạn quan tâm: Hiện nay có khá nhiều công ty, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thực tập sinh ở nhiều vị trí, trong đó có luật. Bạn nên theo dõi thường xuyên các trang tuyển dụng của họ để nắm bắt kịp thời các thông tin mới.
Với những cách tìm kiếm này, chắc chắn sinh viên dễ dàng tìm được một nơi thực tập phù hợp cho bản thân mình trong quá trình học tập và rèn luyện. Hãy cố gắng tận dụng tối đa các nguồn thông tin trên để không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội thực tập.
Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Xin thực tập ở Viện kiểm sát như thế nào?“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Sau khi tốt nghiệp ngành luật, sinh viên có thể theo đuổi nghề làm luật sư và làm việc trong các tòa án hoặc các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, Ngoài việc trở thành Luật sư ra chúng ta có thể công tác trong ngành công an hoặc làm việc trong các công ty Luật, tư vấn Luật, làm nhà báo, chuyên viên pháp chế,…
Thực tập sinh pháp lý là tên gọi dành cho các bạn sinh viên luật khi tham gia thực tập tại các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực pháp lý như công ty luật, phòng pháp chế của một công ty, văn phòng luật sư,…