fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám

Phòng khám là nơi mà chúng ta tìm đến để được chăm sóc sức khỏe và điều trị các vấn đề y tế. Đối với một phòng khám, việc có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám là vô cùng quan trọng. Trên thực tế, việc xin giấy chứng nhận này không chỉ là một yêu cầu pháp lý, mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết “Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám” của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Điều kiện để phòng khám tư nhân được hoạt động

Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám là một bằng chứng về chất lượng và độ tin cậy của phòng khám. Khi một phòng khám đáp ứng được các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình và đội ngũ y tế chuyên nghiệp, nó sẽ nhận được giấy chứng nhận từ các cơ quan y tế có thẩm quyền.

Theo khoản 3 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, các cơ sở phòng khám tư nhân có thể hoạt động dưới 02 hình thức:

  • Phòng khám đa khoa;
  • Phòng khám chuyên khoa.

Căn cứ Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, điều kiện hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh như sau:

  • Có Giấy phép đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh);
  • Có Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh (giấy phép con).

Trong đó, Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định điều kiện để xin Giấy phép hoạt động ngành, nghề khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

  • Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;
  • Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng;
Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám
Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám

Hồ sơ xin cấp Giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân

Giấy phép hoạt động phòng khám tư nhân là điều kiện để phòng khám có thể thực hiện nhiều dịch vụ y tế đa dạng. Một phòng khám có giấy chứng nhận đủ điều kiện sẽ được phép thực hiện các xét nghiệm, khám chữa bệnh và các dịch vụ y tế khác theo quy định. Điều này giúp bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị các vấn đề y tế của bệnh nhân một cách toàn diện và hiệu quả hơn.

Căn cứ Điều 43 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, hồ sơ xin Giấy phép mở phòng khám tư nhân bao gồm:

* Thành phần hồ sơ:

STTTên tài liệuLoại tài liệu
1Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CPBản chính
2Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài.Bản sao
3Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người phụ trách bộ phận chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;Bản sao
4Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP;Bản chính
5Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CPBản chính
6Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên mônBản chính
7Điều lệ tổ chức và hoạt độngBản chính
8Danh mục chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất trên cơ sở danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;Bản chính

Thủ tục xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám

Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám phải đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn và vệ sinh y tế. Trong quá trình chăm sóc sức khỏe, an toàn và vệ sinh là yếu tố quan trọng nhất. Một phòng khám có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám phải tuân thủ các quy định về vệ sinh, tiệt trùng và sử dụng trang thiết bị y tế an toàn. Điều này đảm bảo rằng môi trường chăm sóc sức khỏe là an toàn và giảm nguy cơ lây nhiễm cho bệnh nhân.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Sở Y tế tại nơi đặt cơ sở khám chữa bệnh.

  • Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan tiếp nhận ghi phiếu tiếp nhân hồ sơ cho người nộp hồ sơ;
  • Trường hợp nộp qua đường bưu điện: trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận gửi phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận phải cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở kinh doanh trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoạt động để hoàn chỉnh hồ sơ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ghi trên phiếu tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả

Lệ phí giải quyết: 4,3 triệu đồng (theo Thông tư 11/2020/TT-BTC).

Như vậy, thủ tục mở phòng khám tư nhân không quá khó nhưng cần phải chuẩn bị nhiều loại tài liệu. Nếu không tự mình thực hiện, các cơ sở khám, chữa bệnh có thể uỷ quyền cho các đơn vị chuyên môn để xin Giấy phép hoạt động dễ dàng hơn.

Câu hỏi thường gặp:

Điều kiện về cơ sở vật chất khi mở phòng khám đa khoa?

Có nơi tiếp đón người bệnh, phòng cấp cứu, phòng lưu người bệnh và buồng tiểu phẫu. Các phòng khám trong phòng khám đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu ít nhất về diện tích như sau:
Phòng cấp cứu có diện tích ít nhất 12m2;
Phòng lưu người bệnh có diện tích ít nhất 15 (mười lăm) m2 và có ít nhất từ 02 giường lưu trở lên, nếu có từ 03 giường lưu trở lên thì diện tích mỗi giường ít nhất là 05 (năm) m2;
Buồng tiểu phẫu có diện tích ít nhất 10 (mười) m2. Riêng đối với phòng khám đa khoa khu vực của Nhà nước phải bảo đảm tiêu chuẩn thiết kế quy định tại Quyết định số 1327/2002/QĐ – BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, quản lý chất thải y tế, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật;
Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.

Điều kiện về tổ chức nhân sự của phòng khám đa khoa là gì?

Số lượng bác sỹ làm việc toàn thời gian (cơ hữu) phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số bác sĩ của phòng khám đa khoa;
Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải đáp ứng các điều kiện:
Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa mà phòng khám đa khoa đăng ký;
Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám đa khoa phải được thể hiện bằng văn bản;
Làm việc toàn thời gian tại phòng khám đa khoa.
Những nhân sự khác làm việc trong phòng khám đa khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết