fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào?

Khi muốn nhập khẩu giống thủy sản vào một quốc gia, việc xin đề nghị cấp phép là một bước quan trọng và cần được thực hiện đúng quy trình. Trong nhiều trường hợp, quyền cấp phép này thuộc về một cơ quan hoặc tổ chức chính phủ chuyên trách về nông nghiệp, thủy sản hoặc an toàn thực phẩm. Do đó, bài viết này sẽ tập trung vào việc chỉ ra cơ quan hoặc tổ chức nào có thẩm quyền để xem xét và cấp phép nhập khẩu giống thủy sản, cùng với các yêu cầu và quy trình liên quan đến việc này.

Quy định về nhập khẩu giống thuỷ sản

Nghị định số 26/2019/NĐ-CP được ban hành đã quy định một số nội dung về xuất nhập khẩu thủy sản như sau:

  • Việc nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu khoa học hoặc trưng bày phải có giấy phép theo đúng quy định pháp luật:

+ Theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, các chủ thể là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP nhằm mục đích để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.

  • Các chủ thể là những tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:

+ Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT.

+ Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có).

+ Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học).

+ Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).

  • Việc xuất khẩu giống thủy sản bị cấm xuất khẩu sẽ cần phải được Thủ tướng Chính phủ đồng ý:

+ Tại Điều 23 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP đã quy định, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện để có thể thực hiện việc nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế thì gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản để xin cấp phép.

  • Pháp luật cũng quy định đối với hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:

+ Đơn đề nghị cấp phép xuất khẩu loài thủy sản theo Mẫu số 36.NT.

+ Tài liệu chứng minh xuất khẩu loài thủy sản vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.

  • Tổng cục Thủy sản sẽ tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp phép xuất khẩu loài thủy sản cho tổ chức, cá nhân sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
  • Nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có giấy phép.
  • Theo quy định tại Điều 30 của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp nhập khẩu phải được Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp Phát triển và nông thôn) cấp phép bao gồm:

+ Trường hợp thứ nhất: Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

+ Trường hợp thứ hai: Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm.

  • Bên cạnh đó thì hồ sơ đăng ký nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu cụ thể sau đây:

+ Đơn đăng ký nhập khẩu theo Mẫu số 15.NT.

Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào?
Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào?

Thủ tục về nhập khẩu giống thuỷ sản

Bước 1: Đăng kí, khai báo kiểm dịch sản phẩm nhập khẩu

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản (chủ hàng có thể dự trù kế hoạch nhập khẩu hàng hoá trong thời gian 03 tháng kể từ ngày làm đơnđăng ký kiểm dịch nhập khẩu);
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp); Doanh nghiệp chỉ phải nộp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu hoặc sau khi thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh;
  • Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch (Health Certificate/Sanitary Certificate) của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu (theo yêu cầu);
  • Riêng đối với động vật thủy sản (theo quy định)  khi nhập khẩu vào Việt Nam phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan Thú y quốc gia nước xuất khẩu cấp, xác nhận:
  • Động vật thủy sản khỏe mạnh, có nguồn gốc từ cơ sở nuôi hoặc vùng nuôi hoặc quốc gia an toàn dịch bệnh hoặc đã được kiểm tra không có các bệnh trong Danh mục các bệnh thủy sản của OIE đối với loài động vật thủy sản đó;
  • Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thuỷ sản đối với giống thủy sản không có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Giấy phép của cơ quan CITES Việt Nam đối với thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản thuộc những loài có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định tại các Phụ lục của Công ước CITES;
  • Giấy chứng nhận vệ sinh thú y nơi nuôi cách ly kiểm dịch đối với thủy sản giống (nếu có);
  • Các tài liệu khác liên quan đến lô hàng nhập khẩu (theo yêu cầu của Cục Thú y đối với từng đối tượng cụ thể).
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, căn cứ tình hình dịch bệnh thủy sản của nước xuất khẩu và trong nước, Cục thú y có trách nhiệm trả lời cho chủ hàng và hướng dẫn cơ quan có thẩm quyền kiểm tra vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch (đối với thuỷ sản giống); cơ quan kiểm dịch động vật kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu.

Bước 2: Khai báo kiểm dịch nhập khẩu thủy sản 

Sau khi được Cục Thú y chấp thuận, phải tiến hành khai báo với cơ quan kiểm dịch động vật được Cục Thú y chỉ định trước khi hàng đến cửa khẩu ít nhất 04 ngày đối với thủy sản, 02 ngày đối với sản phẩm thủy sản để thực hiện việc kiểm dịch.
Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu gồm:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch (theo mẫu); trong trường hợp cần thiết, cơ quan kiểm dịch động vật có thể yêu cầu chủ hàng khai báo thêm mẫu khai báo kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản xuất, nhập khẩu (theo mẫu);
  • Văn bản trả lời của Cục Thú y về việc kiểm dịch nhập khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản;
  • Bản sao giấy chứng nhận kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản của nước xuất khẩu (nếu có);
  • Trong thời gian 01 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian kiểm dịch

Bước 3: Kiểm dịch thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản tại cửa khẩu nhập

Cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện:

  • Kiểm tra hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu;
  • Hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu theo quy định;
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch (bản gốc) nội dung phù hợp với chi tiết lô hàng (về chủng loại, số lượng, khối lượng, kích cỡ, bao gói);
  • Kiểm tra thực trạng hàng nhập; đối chiếu với chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu về chủng loại, kích cỡ, số lượng, khối lượng, tình trạng bao gói, nhãn hàng hoá;
  • Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng xử lý chất thải, chất độn phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng.

Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ kết quả kiểm tra, hồ sơ kiểm dịch nhập khẩu hợp lệ phù hợp với lô hàng; sản phẩm thủy sản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y; điều kiện bảo quản và các vật dụng liên quan đảm bảo vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu (mẫu 7 Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010) để chủ hàng hoàn tất thủ tục hải quan và cho phép đưa vào sử dụng.

Xin đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản ở cơ quan nào?

Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định nhập khẩu giống thủy sản như sau:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản có những giấy tờ gì?

Theo Khoản 2 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản như sau:
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có);
c) Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học);
d) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản, (có hiệu lực 25/04/2019), theo đó:
Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:
a) Tổng cục Thủy sản cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ; kiểm tra duy trì điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Trên đây là tư vấn về cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước có cần bản chụp Giấy phép nhập khẩu không?

Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT (sửa đổi điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT) cụ thể như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TTBNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản
1. Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 2 Điều 4 như sau:
“d) Bản chụp Giấy phép nhập khẩu do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật thủy sản không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản).”
Theo đó, Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT yêu cầu bản chụp Giấy phép nhập khẩu do Tổng cục Thủy sản cấp, có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật thủy sản không thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thay vì bản sao Giấy phép nhập khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết