fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Vượt biên trái phép xử lý thế nào?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu di cư, tìm kiếm cơ hội sống tốt hơn ở nước ngoài của người dân ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những nẻo đường di cư hợp pháp, vẫn tồn tại tình trạng vượt biên trái phép, gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội và an ninh trật tự. Vậy vượt biên trái phép là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Và những biện pháp xử lý của pháp luật đối với hành vi vượt biên trái phép như thế nào? Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định “Vượt biên trái phép xử lý thế nào?” Học viện đào tạo pháp chế ICA mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khái niệm vượt biên trái phép?

Vượt biên trái phép là hành vi trái pháp luật khi một người di chuyển qua lại giữa các quốc gia mà không làm các thủ tục về quản lý xuất nhập cảnh và xin ý kiến đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc làm giả giấy tờ để qua mắt các cơ quan kiểm tra. Việc xuất cảnh trái phép như vậy gây rất nhiều rủi ro cho an ninh Quốc gia của nơi đến và đi, làm ảnh hưởng đến sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là ở đợt dịch covid vừa qua khiến tình trạng bệnh dịch lây lan rất nhiều. Ở Việt Nam, hành vi này thường hay diễn ra ở những nơi rậm rạp, khó kiểm soát tại ranh giới giữa Việt Nam với Lào, Campuchi, Thái Lan bởi ranh giới giữa các nước này là trên đường bộ, nên hành vi này diễn ra thường xuyên hơn.

Vượt biên trái phép xử lý thế nào?

Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 quy định như sau:

– Hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật  (Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng)

– Hành vi sử dụng hộ chiếu giả, giấy thông hành giả, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam giả hoặc thẻ ABTC giả (Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng); 

– Hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được cấp hộ chiếu; giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng);

– Hành vi làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ  có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC (Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng); 

Ngoài các hình phạt tiền nêu trên, đối với việc thực hiện hành vi tại điểm a khoản 4 và điểm a khoản 7, người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vât, phương tiện vi phạm hành chính.

Căn cứ điều 346 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017; người vi phạm còn bị xử lý hình sự như sau:

– Người nào vi phạm quy định về cư trú, đi lại hoặc các quy định khác về khu vực biên giới, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Tái phạm nguy hiểm hoặc phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Quy định này chưa bao gồm các hành vi tổ chức, môi giới đưa người vượt biên trái phép.

Vượt biên trái phép xử lý thế nào?
Vượt biên trái phép xử lý thế nào?

Xúi giục người khác vượt biên trái phép sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Theo điểm a khoản 3 và điểm a khoản 5, điểm đ khoản 7, khoản 8 và khoản 9 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật;

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có hoạt động khác tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

đ) Tổ chức, môi giới, giúp sức, xúi giục, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, ở lại nước ngoài, nhập cảnh, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và các điểm a và c khoản 5 Điều này.”

Theo đó, phạt tiền 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với người có hành vi qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định.

Mức phạt sẽ tăng lên 30.000.000 đến 40.000.000 đồng với một trong những hành vi: tổ chức, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép.

Như vậy, người vượt biên trái phép có thể bị phạt tiền 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Người tổ chức vượt biên trái phép có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đến 40.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi xúi giục người khác vượt biên trái phép ra sao?

  • Người vượt biên trái phép cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi “trốn đi nước ngoài” hoặc “trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân”, theo quy định tại Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015 với mức hình phạt 03 đến 20 năm. Người chuẩn bị phạm tội có thể bị phạt tù 01 đến 05 năm.
  • Ngoài ra, người vượt biên trái phép khi bị phía nước ngoài bắt giữ còn bị xử lý theo pháp luật của nước sở tại như bị giam giữ, bị phạt tù, bị buộc lao động công ích, bị phạt tiền, bị trục xuất về nước…

Trường hợp tổ chức ra nước ngoài trái phép thì bị phạt bao nhiêu năm tù?

  • Người tổ chức vượt biên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, theo Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 (với mức phạt tù 01 đến 15 năm).

“Điều 349. Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với từ 05 người đến 10 người;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Đối với 11 người trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết người.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

  • Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10 đến 50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 01 đến 05 năm.
  • Những người này cũng có thể bị xử lý về tội Tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, theo quy định tại Điều 120 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể như sau:

“Điều 121. Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân

1. Người nào trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.

2. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

  • Theo đó, khi vi phạm hành vi tại Điều 121 trên thì sẽ áp dụng với mức phạt tù 05 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người chuẩn bị phạm tội cũng có thể bị phạt tù 01 đến 05 năm tùy theo tính chất mức độ của hành vi phạm tội.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chở người vượt biên bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Người thực hiện hành vi chở người vượt biên trái phép có thể bị xử phạt hành chính từ 5-10 triệu đồng. Căn cứ quy định khoản 5 điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài bị xử lý như thế nào?

– Người nào cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
– Phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với từ 05 người đến 10 người;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Vì động cơ đê hèn;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
+ Đối với 11 người trở lên;
+ Làm chết người.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết