Sơ đồ bài viết
Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài đang trở thành một khía cạnh quan trọng trong bức tranh xã hội đa văn hóa ngày nay. Đối với công dân Việt Nam, việc xây dựng và duy trì mối quan hệ hôn nhân với người nước ngoài không chỉ mang theo những trăn trở tình cảm mà còn đối mặt với những thách thức pháp lý đặc biệt. Những đôi tình nhân kết hôn với nhau, mỗi người mang theo đằng sau mình những văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ khác nhau. Việc hòa nhập và tạo ra một tổ ấm hạnh phúc không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết và tôn trọng đối với đối phương mà còn là việc nắm vững thông tin về quy định pháp lý liên quan. Bài viết sau là một số Ví dụ về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Ví dụ về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
1. Bản án 17/2019/HNGĐ-PT ngày 25/06/2019 về tranh chấp tài sản sau khi ly hôn
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
– Trích dẫn nội dung: “Cấp sơ thẩm xác định đây là quan hệ hôn nhân và gia đình về việc: “Tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn”, ông Phan Văn K là đương sự người nước ngoài, vụ kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang, được qui định tại khoản 1 Điều 28, khoản 3 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.”
2. Bản án 28/2018/HNGĐ-PT ngày 21/09/2018 về tranh chấp ly hôn
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương
– Trích dẫn nội dung: “Bà B đi Đài Loan từ năm 2003 đến nay chưa về Việt Nam và hiện tại bà vẫn đang lao động tại Đài Loan, Trung Quốc. Như vậy tại thời điểm Tòa án nhân dân huyện Ninh Giang thụ lý, giải quyết vụ án thì bà B đang lao động tại Đài Loan, thuộc một trong các trường hợp Đương sự ở nước ngoài. Theo quy định tại khoản 3 điều 35, điểm c khoản 1 điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh mà ở đây là thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương.”
3. Bản án 22/2019/HNGĐ-PT ngày 22/11/2019 về tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
– Cấp xét xử: Phúc thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam
– Trích dẫn nội dung: “Từ năm 2013, ông Terry Wallace T là người có quốc tịch Úc, nhiều lần sang Việt Nam du lịch; khoảng tháng 12/2014, ông Terry Wallace T và bà Trương Thị P gặp nhau, phát sinh tình cảm. Năm 2016, bà Trương Thị P đề xuất với ông Terry Wallace T nên có nơi ở riêng tại Việt Nam thì được ông Terry Wallace T đồng ý. Do ông Terry Wallace T là người nước ngoài, không thể đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; vì tin tưởng bà Trương Thị P nên ông Terry Wallace T đã nhiều lần cấp tiền cho bà Trương Thị P mua đất và xây dựng nhà.”
4. Bản án 01/2018/HNGĐ-ST ngày 28/08/2018 về ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Cấp xét xử: Sơ thẩm
– Cơ quan xét xử: Toà án nhân dân tỉnh Tuyên Quang
– Trích dẫn nội dung: “Chị Trần Thị P khởi kiện đề nghị Tòa án giải quyết cho chị được ly hôn với anh Nguyễn Đức A, hiện chị Trần Thị P đang sinh sống tại Cộng hòa Séc, do đó đây là vụ án hôn nhân gia đình về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang, quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự.
5. Bán án 18/2018/HNGĐ-ST ngày 10/04/2018 về xin ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Cấp xét xử: Sơ thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang
– Trích dẫn nội dung: “Tại phiên tòa sơ thẩm, chị Th vẫn giữ nguyên yêu cầu xin được ly hôn với anh VO QUOC M, vì sau khi kết hôn vợ chồng chung sống hạnh phúc với nhau chỉ được thời gian ngắn. Sau đó vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn, cự cãi và bất hòa trong cuộc sống. Vợ chồng không tìm được tiếng nói chung. Do đó, chị nhận thấy cuộc hôn nhân này không thể kéo dài.”
6. Bản án 32/2018/HNGĐ-ST ngày 18/05/2018 về xin ly hôn có yếu tố nước ngoài
– Cấp xét xử: Sơ thẩm
– Cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang
– Trích dẫn nội dung: “Từ khi chị được anh Kang H bảo lãnh sang sinh sống tại chỉ chỉ cư trú của anh Kang H được 09 ngày thì giữa chị và anh Kang H bất đồng ngôn ngữ và cách sinh hoạt hàng ngày, nên chị đã về Việt Nam và chấm dứt quan hệ hôn nhân với anh Kang H. Như vậy, quan hệ hôn nhân giữa chị M và anh Kang H không đảm bảo theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về tình nghĩa vợ chồng.”
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 4 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 giải thích tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự.
– Căn cứ theo quyền tự định đoạt của các bên khi thỏa thuận hợp đồng nên tranh chấp hợp đồng sẽ được giải quyết dựa trên sự tôn trọng ý chí của các bên, nghĩa là việc giải quyết tranh chấp sẽ dựa trên những phương thức mà các bên thoả thuận, về vấn đề phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra.
– Tranh chấp hợp đồng đôi khi chỉ đến từ việc yêu cầu không thực hiện một công việc nhất định nên bản chất của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng không đơn thuần là việc phân định quyền lợi về mặt tài sản mà còn có thể bao gồm cả các quyền lợi về nhân thân của các chủ thể tham gia.
– Ngoại trừ có thỏa thuận khác thì các bên bình đẳng trước cơ quan tài phán trong việc khởi kiện tranh chấp hợp đồng. Do đó tranh chấp hợp đồng phải được xem xét dựa trên tiêu chí bình đăng, tôn trọng quyền lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp