Sơ đồ bài viết
Nhà nước ban hành những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội – đây được biết đến là quy phạm pháp luật. Dựa theo hoạt động và lĩnh vực quản lý nhà nước mà có các loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, trong đó mang đến các đặc điểm đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật so với các hình thức văn bản pháp luật khác. Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu chi tiết quy định về Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Và thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật tại nội dung bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015
Quy phạm pháp luật là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
Văn bản quy phạm pháp luật là gì?
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước cố thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, làm khuôn mẫu cho xử sự của các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự nhất định mà nhà nước muốn xác lập.
Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 định nghĩa:
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Thẩm quyền ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ Chương 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền ban hành các các văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành | Loại văn bản quy phạm pháp luật | Nội dung |
Quốc hội | Luật, Nghị quyết | – Quốc hội ban hành luật để quy định: + Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước và các cơ quan Nhà nước; + Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp; hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt; + Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các loại thuế; + Các hính sách về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường; + Quốc phòng, an ninh quốc gia; + Các chính sách về dân tộc, tôn giáo; + Hàm, cấp nhà nước; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước; + Chính sách cơ bản về đối ngoại; + Trưng cầu ý dân; + Cơ chế bảo vệ Hiến pháp; + Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền. – Quốc hội ban hành nghị quyết để quy định: + Tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; + Thực hiện thí điểm một số chính sách mới; + Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần Luật, Nghị quyết của Quốc hội; + Quy định về tình trạng khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia; + Đại xá; + Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. |
Ủy ban thường vụ Quốc hội | Pháp lệnh, Nghị quyết | – Những vấn đề Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ được quy định trong Pháp lệnh. – Nghị quyết dùng để quy định: + Giải thích Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; + Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần Pháp lệnh, Nghị quyết; + Bãi bỏ Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; + Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; + Quy định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội. |
Chủ tịch nước | Lệnh, Quyết định | Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước quy định: – Tổng động viên/động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp; – Các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. |
Các cơ quan cùng ban hành: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam | Nghị quyết liên tịch | Nghị quyết liên tịch giữa các cơ quan trên để quy định chi tiết những vấn đề được luật giao hoặc hướng dẫn một số vấn đề cần thiết trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. |
Chính phủ | Nghị định | Nghị định của Chính phủ quy định: – Chi tiết điều, khoản, điểm trong các Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh đã được thông qua; – Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; – Các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh… thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; -Vấn đề cần thiết trong thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện thành Luật hoặc Pháp lệnh. |
Thủ tướng Chính phủ | Quyết định | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định: – Các biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước; – Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa. |
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao | Nghị quyết | Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành nghị quyết để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử. |
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | Thông tư hoặc Thông tư liên tịch giữa các cơ quan | Thông tư của mỗi cơ quan quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong Luật, Nghị quyết. Thông tư liên tịch quy định về việc phối hợp của các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng và phòng, chống tham nhũng. |
Tổng Kiểm toán Nhà nước | Quyết định | Quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán. |
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh | Nghị quyết | Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định: – Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm của cơ quan cấp trên; – Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành văn bản quy phạm của cơ quan cấp trên; – Biện pháp nhằm phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh tại địa phương; – Biện pháp đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội địa phương. |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quyết định | Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định: – Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm của cơ quan cấp trên; – Biện pháp thi văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; – Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương. |
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Văn bản quy phạm pháp luật là gì?“. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Các văn bản dưới luật bao gồm:
1) Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
2) Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
3) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
4) Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
5) Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, š Chánh án toà án nhân dân tối cao, viện trưởng : Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
6) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyển, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị – xã hội;
7) Nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp;
8) Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp.
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại văn bản pháp luật.
– Tiêu chí chủ thể ban hành: Văn bản pháp luật được chia thành văn bản pháp luật của cơ quan lập pháp, văn bản pháp luật của cơ quan hành pháp, văn bản pháp luật của cơ quan tư pháp.
– Tiêu chí hiệu lực pháp lý: Văn bản pháp luật được chia thành văn bản luật và văn bản dưới luật.
– Tiêu chí về tính chất pháp lý: Văn bản pháp luật được chia thành văn bản quy phạm pháp luật và vãn bản áp dụng pháp luật.
Những tiêu chí phân loại này thể hiện sự khác biệt bản chất nhất của văn bản pháp luật.