Sơ đồ bài viết
13 trường hợp kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán là nội dung quan trọng mà mọi kiểm toán viên hành nghề cần nắm rõ để tránh vi phạm và bảo vệ quyền lợi nghề nghiệp. Việc bị đình chỉ hành nghề không chỉ ảnh hưởng đến uy tín cá nhân mà còn có thể dẫn đến hệ lụy pháp lý nghiêm trọng. Trong bài viết này, Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ tổng hợp đầy đủ các trường hợp kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề theo quy định mới nhất của pháp luật, giúp bạn chủ động phòng tránh và tuân thủ đúng quy tắc nghề nghiệp.
Tham khảo khóa học đào tạo pháp luật cho kế toán công ty: https://phapche.edu.vn/courses/khoa-hoc-dao-tao-phap-luat-cho-ke-toan-cong-ty/
13 trường hợp kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán
Theo éi dung·quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 202/2012/TT-BTC được sửa đổi bởi Thông tư 05/2025/TT-BTC, dưới đây là 13 trường hợp kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán:
- Bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kiểm toán độc lập hai lần trong thời gian 36 tháng liên tục.
- Sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán đã hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các hoạt động nghề nghiệp kiểm toán (nếu hành vi vi phạm được phát hiện khi kiểm toán viên vẫn đang hành nghề).
- Không chấp hành quy định của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập.
- Sử dụng thông tin có liên quan đến hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Ký báo cáo kiểm toán khi không phải là kiểm toán viên hành nghề (nếu hành vi vi phạm được phát hiện khi kiểm toán viên vẫn đang hành nghề).
- Không lập hồ sơ kiểm toán đối với cuộc kiểm toán hoặc dịch vụ đảm bảo khác.
- Thực hiện kiểm toán, ký báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét cho đơn vị có lợi ích công chúng khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị đó.
- Ký báo cáo kiểm toán hoặc báo cáo kết quả công tác soát xét cho đơn vị có lợi ích công chúng khi đang bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tư cách được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.
- Thực hiện kiểm toán, ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị có lợi ích công chúng quá 5 năm tài chính liên tục.
- Không có đủ số giờ cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
- Vi phạm các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán theo quy định tại Điều 19 Luật Kiểm toán độc lập 2011.
- Cho tổ chức, cá nhân khác ngoài đơn vị mình đang làm việc thuê, mượn, sử dụng Chứng chỉ kiểm toán viên của mình để đăng ký hành nghề kiểm toán hoặc đăng ký hành nghề kiểm toán tại đơn vị nơi mình thực tế không làm việc theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
- Có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp về kế toán, kiểm toán.
Những hành vi vi phạm này có thể dẫn đến việc đình chỉ hành nghề kiểm toán của cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định.
Quy định về công khai thông tin kiểm toán viên hành nghề kiểm toán
Căn cứ thi theo nội dung tại Điều 11 Thông tư 202/2012/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2025/TT-BTC, quy định về việc công khai thông tin kiểm toán viên hành nghề như sau:
Bộ Tài chính có trách nhiệm cập nhật thường xuyên và công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của Bộ các nội dung sau:
- Danh sách kiểm toán viên hành nghề tại từng doanh nghiệp kiểm toán.
- Danh sách kiểm toán viên hành nghề không được tiếp tục hành nghề kiểm toán, bao gồm: kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, và các trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị theo quy định.
Bộ Tài chính sẽ bổ sung tên kiểm toán viên vào danh sách công khai kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại từng doanh nghiệp kiểm toán trong vòng 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được cấp, cấp lại, hoặc điều chỉnh. Đồng thời, sẽ xoá tên kiểm toán viên khỏi danh sách công khai trong vòng 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
Trường hợp nào giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực?
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các trường hợp sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn.
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi.
- Kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
- Kiểm toán viên không còn làm việc tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
- Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn, bị chấm dứt, hoặc có thay đổi khiến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
- Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
- Kiểm toán viên không tiếp tục hành nghề kiểm toán.
- Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu.
- Kiểm toán viên bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc bị kết án các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa được xóa án tích.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm: