fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Trợ cấp cho người khuyết tật nhẹ

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc có thể là khiếm khuyết nhiều bộ phận trên cơ thể, hoặc cũng có trường hợp người khuyết tật có thể là người bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt hay là việc học tập của họ gặp khó khăn. Người khuyết tật là đối tượng rất được nhà nước và xã hội quan tâm, họ không chỉ được hỗ trợ trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, lao động mà hàng tháng mỗi người sẽ được hỗ trợ một khoản chi phí gọi là trợ cấp để hỗ trợ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của họ. Vậy trợ cấp của người khuyết tật được pháp luật quy định như thế nào? Khuyết tật như thế nào thì mới được hưởng trợ cấp? Người khuyết tật nhẹ có được hưởng trợ cấp hàng tháng hay là không?

Người khuyết tật được hưởng trợ cấp như thế nào? 

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định mức trợ cấp xã hội hàng tháng, theo đó, đối với người khuyết tật sẽ được hưởng mức trợ cấp như sau:

– Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định cụ thể:

+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
  • Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.

+ Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.

Trợ cấp cho người khuyết tật nhẹ
Trợ cấp cho người khuyết tật nhẹ

+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
  • Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.

+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.

+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
  • Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
  • Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
  • Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.

+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:

  • Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
  • Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
  • Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.

+ Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.

  • Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.

Người khuyết tật nhẹ có được hưởng trợ cấp hàng tháng không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật người khuyết tật và khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.

Tại Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 (được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP) về mức độ khuyết tật như sau:

– Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

– Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.

– Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định nêu trên

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chỉ có người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt và có Giấy xác nhận khuyết tật xác định mức độ khuyết tật theo quy định mới được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Thủ tục xin xác nhận mức độ khuyết tật để được hưởng trợ cấp

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH, hồ sơ và thủ tục xin xác nhận mức độ khuyết tật để được hưởng  trợ cấp như sau:

– Về thành phần hồ sơ:

  • Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
  • Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
  • Trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 và điểm b, Khoản 2 Điều 8 thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

– Về thủ tục và trình tự thực hiện

+ Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:

  • Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
  • Giấy khai sinh đối với trẻ em.
  • Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.

+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:

  • Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
  • Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
  • Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
  • Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Xác định mức độ khuyết tật nhẹ ở đâu?

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định, việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

Xin trợ cấp cho người khuyết tật ở đâu?

Để hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật thì bạn có thể nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết