Sơ đồ bài viết
Việc tốt nghiệp Đại học Luật mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp, bao gồm cả khả năng trở thành thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Để tham gia vào ủy ban này, ứng viên cần đáp ứng các yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, và phẩm chất đạo đức. Đây là một vị trí quan trọng đòi hỏi kiến thức sâu rộng về pháp luật và khả năng phân tích, giải quyết các vấn đề liên quan đến cạnh tranh kinh tế trong thị trường. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết “Người tốt nghiệp Đại học Luật có thể làm thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không?” của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!
Quy định về thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Quy định về thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo Điều 48 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
- Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tham gia Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh và Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh theo trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh quy định tại Luật Cạnh tranh 2018.
- Số lượng thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tối đa là 15 người, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác. Các thành viên này là công chức của Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan, các chuyên gia và nhà khoa học.
- Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
- Nhiệm kỳ của thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
Tiêu chuẩn Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Theo Điều 49 Luật Cạnh tranh 2018 quy định về tiêu chuẩn Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
(1) Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
(2) Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.
(3) Có tổng thời gian công tác thực tế ít nhất là 09 năm trong một hoặc một số lĩnh vực quy định tại (2).
Tốt nghiệp Đại học Luật có thể làm thành viên ủy ban cạnh tranh quốc gia không?
Người tốt nghiệp Đại học Luật có thể làm thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không? Theo Điều 49 của Luật Cạnh tranh 2018, thành viên của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực.
- Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, tài chính.
- Có ít nhất 09 năm kinh nghiệm công tác thực tế trong một hoặc một số lĩnh vực quy định.
Vì vậy, nếu bạn có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật và đáp ứng các tiêu chuẩn còn lại, bạn hoàn toàn có thể trở thành thành viên của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa bao nhiêu thành viên?
Điều 4 Nghị định 03/2023/NĐ-CP quy định về thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia như sau:
- Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa 15 thành viên, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, một hoặc một số Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các thành viên khác.
- Các thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia tham gia hoạt động tố tụng cạnh tranh theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
- Thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người giám định, người phiên dịch và người làm chứng được hưởng chế độ bồi dưỡng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định trên, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tối đa 15 thành viên, bao gồm Chủ tịch, một hoặc một số Phó Chủ tịch và các thành viên khác.
Mời bạn xem thêm:
- Khóa học đào tạo pháp luật cho Kế toán công ty
- Khoá học Pháp chế công ty đại chúng, công ty chứng khoán
- Khoá học Chuyên viên pháp lý
Câu hỏi thườn gặp:
Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Điều tra viên vụ việc cạnh tranh.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.