Sơ đồ bài viết
Ngành Luật mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng, bao gồm cả việc trở thành nhân viên nghiệp vụ tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động. Với kiến thức sâu rộng về luật pháp, các cử nhân luật không chỉ có khả năng tư vấn pháp lý, giải quyết tranh chấp mà còn đáp ứng các yêu cầu chuyên môn như khai thác thị trường, tuyển chọn và quản lý lao động. Điều này giúp họ trở thành những ứng viên sáng giá cho các vị trí nghiệp vụ tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
Nhân viên nghiệp vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động
Về điều kiện xin cấp phép của nhân viên nghiệp vụ chuyên trách xuất khẩu lao động
Bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bao gồm Trung tâm bồi dưỡng kiến thức và các phòng nghiệp vụ. Trung tâm này có các bộ phận đào tạo và quản lý học viên, còn các phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ khai thác thị trường, tuyển chọn, quản lý lao động, hỗ trợ lao động về nước và quản lý tài chính.
Trung tâm và các phòng nghiệp vụ phải đảm bảo đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động dịch vụ này. Nhân viên nghiệp vụ cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Có hợp đồng lao động xác định hoặc không xác định thời hạn với doanh nghiệp dịch vụ.
- Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án hình sự, hay bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề.
- Có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.
- Nhân viên nghiệp vụ về khai thác thị trường, tuyển chọn, quản lý lao động và bồi dưỡng kiến thức cần tốt nghiệp các chuyên ngành luật, kinh tế/quản trị kinh doanh, ngoại ngữ và có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Về hồ sơ nhân sự của nhân viên nghiệp vụ xin giấy phép xuất khẩu lao động
Hồ sơ nhân sự của nhân viên nghiệp vụ xin giấy phép xuất khẩu lao động bao gồm:
- Bản sao chứng thực bằng tốt nghiệp đại học.
- Bản sao chứng thực hợp đồng lao động (nếu có).
- Bản sao chứng thực hồ sơ xác nhận tối thiểu 3 năm kinh nghiệm hoạt động xuất khẩu lao động (quyết định bổ nhiệm, hợp đồng lao động, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy xác nhận kinh nghiệm).
- Bản gốc phiếu lý lịch tư pháp số 2.
- Bản sao chứng thực CMND.
- Bản sao chứng thực sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương.
Học Luật có làm nhân viên nghiệp vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, điều kiện về nhân viên nghiệp vụ như sau:
Đối với mỗi nội dung hoạt động quy định tại Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp phải có ít nhất một nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện và đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau:
a) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh và quản lý;
b) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên không thuộc nhóm ngành đào tạo tại điểm a khoản này và có ít nhất hai năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Nhân viên nghiệp vụ phải có giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp, trừ trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Chi nhánh được doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ thực hiện một số nội dung hoạt động quy định tại Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có ít nhất một nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm đối với mỗi nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định pháp luật, trình độ cao đẳng đã đủ để trở thành nhân viên nghiệp vụ. Do đó, nếu bạn là cử nhân Luật, bạn đã đủ tiêu chuẩn về trình độ để trở thành nhân viên nghiệp vụ. Tuy nhiên, ngoài trình độ, bạn cũng phải đáp ứng các điều kiện khác để trở thành nhân viên nghiệp vụ.
Mời bạn xem thêm:
- Khóa học pháp chế doanh nghiệp
- Người lao động có được giao kết nhiều hợp đồng lao đồng không?
- Quy định khai trình sử dụng lao động như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thay đổi nhân viên nghiệp vụ thì trong 07 ngày kể từ ngày thay đổi phải nộp giấy tờ chứng mình cho cơ quan có thẩm quyền phía trên.
Nhân viên nghiệp vụ làm việc tại các công ty dịch vụ chuyên môi giới cho người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài cần đáp ứng các tiêu chuẩn do luật định.
Đồng thời, doanh nghiệp dịch vụ cần có ít nhất 08 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp dịch vụ ủy quyền chi nhánh được phép thực hiện một số nội dung hoạt động quy định tại Điều 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm đối với mỗi nội dung hoạt động.