fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan thuế

Việc thay đổi người đại diện theo pháp luật không chỉ đảm bảo tính hợp pháp trong hoạt động của doanh nghiệp mà còn giúp duy trì sự minh bạch và chính xác trong quá trình giao dịch với cơ quan thuế. Doanh nghiệp nên thực hiện đầy đủ các bước trên để tránh những rủi ro pháp lý và đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra suôn sẻ. Tham khảo thêm trong bài viết “Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan thuế”của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan thuế

Khi thay đổi người đại diện theo pháp luật thì phải có tiến hành thông báo với cơ quan đăng ký thuế là một trong các quy định của Luật quản lý thuế.

Khi có sự thay đổi về thông tin trên tờ khai đăng ký thuế, bảng kê kèm theo tờ khai đăng ký thuế thì doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế hoặc bổ sung thông tin về tài khoản của người nộp thuế, cụ thể là có sự thay đổi về:

  • Tên của doanh nghiệp, hộ kinh doanh
  • Địa chỉ trụ sở chính hoạt động
  • Địa chỉ nhận thông báo thuế đã đăng ký
  • Quyết định thành lập doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được cấp
  • Thay đổi ngành nghề kinh doanh chính
  • Thay đổi vốn điều lệ
  • Các vấn đề về loại hình kinh tế
  • Hình thức hạch toán kế toán về kết quả kinh doanh
  • Thay đổi về tài chính
  • Thay đổi thông tin về đơn vị chủ quản (cơ quan cấp trên trực tiếp)
  • Thay đổi thông tin về người đại diện theo pháp luật
  • Các loại thuế phải nộp
  • Thông tin về các đơn vị có liên quan
  • Thông tin khác về họ và tên, và số điện thoại liên lạc của Tổng giám đốc, Giám đốc,… và kế toán trưởng của doanh nghiệp

Như vậy, khi thay đổi người đại diện theo thì phải thông báo với cơ quan thuế với các thủ tục theo quy định pháp luật.

Thủ tục thay đổi người đại diện với cơ quan thuế

Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thay đổi thông tin, bao gồm các giấy tờ sau:

Tờ khai điều chỉnh, bổ sung thông tin đăng ký thuế mẫu 08-MST ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động, hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị phụ thuộc, hoặc Quyết định thành lập, hoặc Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp nếu thông tin trên các Giấy tờ này có thay đổi.

Bước 2: Nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp

Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ như quy định trên cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của mình. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ theo cách thức như: nộp trực tiếp, nộp trực tuyến qua mạng, nộp bằng đường bưu điện.

Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan thuế
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan thuế

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến, người nộp thuế truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để cập nhật thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế (theo mẫu số 02/ĐK-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 110/2015/TT-BTC Hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế), ký điện tử và gửi đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Bước 3: Chi cục thuế xử lý hồ sơ

Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện:

  • Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ thời Điểm nhận hồ sơ, tên tài liệu theo bảng kê danh Mục hồ sơ đăng ký thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.
  • Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế ngay trong ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế); trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với hồ sơ gửi qua đường bưu chính).

Trường hợp hồ sơ nộp qua mạng điện tử:

  • Sau khi nhận được thông tin thay đổi, bổ sung của người nộp thuế, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo (theo mẫu 03/TB-TĐT ban hành kèm theo Thông tư 110/2015/TT-BTC) về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận thông tin đăng ký thay đổi, bổ sung cho người nộp thuế qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Bước 4: Nhận kết quả là thông tin đăng ký thuế được cập nhật và bổ sung

Đối với trường hợp người nộp thuế thay đổi các thông tin đăng ký thuế không có trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế thì thời hạn giải quyết hồ sơ là trong thời hạn 02 ngày làm việc.

Đối với trường hợp người nộp thuế thay đổi các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế thì thời hạn giải quyết hồ sơ là trong thời hạn 03 ngày làm việc.

Đối với trường hợp người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý thì thời hạn giải quyết hồ sơ là không quá 10 ngày làm việc.

Những người đại diện nào thì cần phải thông báo với cơ quan thuế khi thay đổi?

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, hiểu một cách khái quát hơn, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người do pháp luật quy định hoặc do Tòa án chỉ định, có quyền nhân danh vì lợi ích của doanh nghiệp xác lập, thực hiện các giao dịch, công việc trong phạm vi đại diện.

Chủ thể đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân, và các nhân phải có đầy đủ các thông tin về nhân thân như họ và tên đầy đủ, giới tính, ngày sinh, dân tộc, quốc tịch, chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, hộ khẩu và địa chỉ hiện tại

Đại diện theo pháp luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy hoạt động như:

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị
  • Tổng giám đốc, giám đốc
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ hộ kinh doanh
  • Người được cá thành viên của hộ kinh doanh bầu, chọn lựa

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Người đại diện theo pháp luật là gì?

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Người đại diện theo pháp luật là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật”.

Ai là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp?

Đại diện theo pháp luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy hoạt động như:
– Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch Hội đồng quản trị
– Tổng giám đốc, giám đốc
– Chủ doanh nghiệp tư nhân
– Chủ hộ kinh doanh
– Người được cá thành viên của hộ kinh doanh bầu, chọn lựa.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết