Sơ đồ bài viết
Thanh ký hợp đồng kinh tế hay còn được gọi với tên gọi khác là thanh lý hợp đồng, thủ tục này được thực hiện khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ, chấm dứt hợp tác. Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta sẽ thường sử dụng đến biên bản thanh lý hợp đồng khi chấm dứt hợp đồng thuê nhà, hợp đồng hợp tác kinh doanh… tuy nhiên có thể khi chưa chấm dứt hợp đồng nhưng có thể thực hiện chấm dứt trước thời hạn do thỏa thuận hay do lý do bất khả kháng khác. Vậy hiện nay trình tự, thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn diễn ra như thế nào? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm được quy định về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Dân sự năm 2015
Thanh lý hợp đồng trước thời hạn được hiểu là như thế nào?
Thanh lý hợp đồng được hiểu là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.
Việc thanh lý hợp đồng có vai trò như thế nào?
Căn cứ vào định nghĩa nêu trên, có thể thấy việc thanh lý hợp đồng chỉ được đặt ra khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc các bên đã thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng.
Trên thực tế hiện nay, thông thường thì các bên thực hiện việc thanh lý hợp đồng khi hai bên cùng đạt được mục đích của hợp đồng hoặc hợp đồng được chấm dứt trên sự thỏa thuận của các bên để ghi nhập việc 2 bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã ký kết với nhau.
Thông qua việc thanh lý hợp đồng kinh tế, các bên sẽ xác nhận được mức độ thực hiện nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng của các bên; từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Đồng thời, các bên cũng sẽ xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên, trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực. Kể từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình
Về bản chất, mục đích của việc thanh lý hợp đồng là giúp cho các bên xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đến đâu; trách nhiệm nào còn tồn đọng, hậu quả của việc thanh lý hợp đồng đó là gì. Khi xác định xong, những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên đã thực hiện; và có thỏa thuận với nhau xem như chấm dứt; chỉ riêng đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn tồn đọng chưa thực hiện được thì vẫn còn hiệu lực.
Như vậy, mục đích sâu xa của việc thanh lý hợp đồng chính là giải phóng các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện đối với bên kia, tránh các tranh chấp phát sinh về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn năm 2023
Hiện nay, thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn được chia ra thành 2 trường hợp đó là:
Trường hợp 1: Các bên trong hợp đồng thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Khi thanh lý hợp đồng trong trường hợp này do có sự đồng nhất của các bên và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Vì thế, các bên cần tiến hành thỏa thuận với nhau mà không cần đảm bảo thời gian báo trước.
Trường hợp 2: Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần
– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn mới năm 2023
Cần lưu ý gì trong biên bản thanh lý hợp đồng trước thời hạn?
+ Thanh lý hợp đồng cần dựa vào những căn cứ và quy định pháp luật được nêu trong hợp đồng. Ngoài ra còn dựa vào các điều khoản để làm căn cứ thanh lý hợp đồng chính đã giao kết.
Những căn cứ này rất quan trọng bởi nó là căn cứ để xác định; vì sao hợp đồng lại chấm dứt, do vậy người soạn thảo biên bản này cần tinh tế, chuẩn xác; và am hiểu pháp luật. Việc thanh lý phải có sự đồng nhất các điều khoản áp dụng từ hợp đồng chính; để đối chiếu điều khoản sang hợp đồng thanh lý.
+ Nội dung biên bản cần ghi rõ thông tin cá nhân các bên, đồng thời ghi rõ các bên đã tiến hành thực hiện xong nghĩa vụ như thế nào về công việc, thanh toán và dựa vào đó hai bên phải cam kết sau này không thể xuất hiện tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
+ Nêu rõ về trách nhiệm cũng như nghĩa vụ bảo hành, tức là hai bên thỏa thuận; nghĩa vụ bảo hành của bên cung cấp dịch vụ sẽ còn hiệu lực; sau khi hai bên tiến hành ký biên bản thanh lý hợp đồng và hiệu lực phải kéo dài cho đến thời gian nào; thì tùy các bên thỏa thuận…
– Với trường hợp các bên chấm dứt vì các lý do như đơn phương; tự chấm dứt hợp đồng thì bên còn lại phải nêu rõ cách thức giải quyết; như bồi thường giá trị hợp đồng như thế nào và thời hạn bao lâu thì bên vi phạm; phải có trách nhiệm thanh toán khoản vi phạm sau khi biên bản thanh lý được các bên đồng ý ký vào.
+ Khi các bên thực hiện thanh lý hợp đồng thì biên bản thanh lý; này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các bên không còn bất kỳ quyền và trách nhiệm nào liên quan; đến hợp Đồng và cam kết không khiếu nại gì đối với Hợp Đồng sau khi ký Biên bản.
Hy vọng sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã có thể nắm bắt được quy định pháp luật về vấn đề Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn năm 2023 như thế nào?. Nếu như bạn đọc cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người hơn nhé! Cảm ơn bạn đã lựa chọn chúng tôi.
Câu hỏi thường gặp:
Theo quy định pháp luật lao động hiện hành, trong thời hạn 07; ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động; trường hợp đặc biệt theo quy định thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Theo pháp luật quy định thì biên bản thanh lý không phải thủ tục bắt buộc. Biên bản thanh lý hợp đồng không nhất thiết phải thực hiện trong tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, để tranh các phiền phức về mặt làm ăn, hợp tác thì nên thực hiện biên bản này.
Tương tự như việc lập hợp đồng để đảm bảo cam kết và công việc được thực hiện chính xác. Việc làm biên bản này giúp đôi bên nghiệm thu công việc. Chấm dứt các vấn đề tồn đọng. Việc quản lý dự án, tài chính… nhờ đó mà rõ ràng, chi tiết hơn.