fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không?

Để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra, người dân cần hiểu rõ quyền hạn của thanh tra giao thông. Câu hỏi “Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không?” cần được giải đáp minh bạch để đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Thanh tra giao thông là ai?

Được quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, Điều 86 có thể hiện nội dung về thanh tra đường bộ. Theo đó có thể hiểu, thanh tra giao thông là thanh tra đường bộ. 

Định nghĩa thanh tra giao thông được nêu là:

Thanh tra giao thông (thanh tra đường bộ) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giao thông đường bộ.

Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không?

Theo quy định hiện hành, thanh tra giao thông có quyền dừng xe người đi đường để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm.

Tuy nhiên, không phải vi phạm nào, thanh tra giao thông cũng được dừng xe người đi đường. Theo điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ, thanh tra giao thông có quyền thanh tra, phát hiện, ngăn chặn và xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong việc chấp hành quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ.

Trong trường hợp cấp thiết, để kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ, thanh tra giao thông được phép dừng phương tiện.

Thêm vào đó, Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT  cũng quy định về các trường hợp thanh tra giao thông được phép dừng xe bao gồm:

(1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông.

(2) Khi phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình nhằm kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra với công trình đường bộ, cụ thể bao gồm:

– Hành vi vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ.

– Hành vi vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ.

– Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường.

– Hành vi đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.

Quy trình dừng xe của thanh tra giao thông thế nào?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT, thanh tra giao thông khi dừng xe người đi đường phải thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Ra hiệu lệnh dừng xe và hướng dẫn phương tiện đỗ vào vị trí phù hợp và an toàn để thực hiện việc kiểm tra.

Hiệu lệnh này được thực hiện thông qua: Gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP; Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện; Barie hoặc rào chắn.

Bước 2: Yêu cầu lái xe xuống và phối hợp kiểm tra.

Khi phương tiện đã dừng ở vị trí theo hướng dẫn, thanh tra giao thông yêu cầu lái xe xuống xe, xuất trình giấy tờ để kiểm tra.

Khi cần thiết có thể tiến hành cân, đo, đếm, kiểm tra chứng từ để xác định tải trọng trục xe, tổng trọng lượng xe, kích thước hàng hóa, khổ giới hạn của phương tiện.

Bước 3: Ngăn chặn và xử lý vi phạm

Tùy theo hành vi vi phạm giao thông mà thanh tra giao thông sẽ yêu cầu người điều khiển xe hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ, lắp guốc vào bánh xích hoặc dọn chuyển ngay phần đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác đã bị đổ trái phép.

Sau đó tiến hành lập biên bản và xử phạt vi phạm giao thông theo quy định.

Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không?
Thanh tra giao thông có quyền dừng xe không?

Thanh tra giao thông được kiểm tra giấy tờ gì?

Theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT, khi dừng phương tiện thanh tra giao thông được yêu cầu lái xe xuất trình giấy tờ để kiểm tra.

Các giấy tờ mà thanh tra giao thông yêu cầu kiểm tra sẽ bao gồm các giấy tờ liên quan đến phương tiện và giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải.

Đơn cử có thể liệt kê một số loại giấy tờ như:

– Đăng ký xe.

– Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (còn gọi là giấy đăng kiểm).

– Giấy phép lưu hành đối với xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi di chuyển trên đường bộ.

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (còn gọi là bảo hiểm bắt buộc ô tô, xe máy).

– Lệnh vận chuyển đối với xe hoạt động vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt;

– Hợp đồng vận tải đối với xe hoạt động vận chuyển khách theo hợp đồng, du lịch;

– Giấy vận tải (giấy vận chuyển) đối với xe hoạt động vận tải hàng hoá…

Thanh tra giao thông được bắt xe trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT, thanh tra giao thông được “bắt” xe trong các 02 trường hợp sau đây:

(1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

(2) Khi phát hiện phương tiện có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ nhằm kịp thời ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra đối với công trình đường bộ bao gồm:

– Hành vi vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ.

– Hành vi vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ.

– Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường.

– Hành vi đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay thanh tra giao thông được phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 77 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, thẩm quyền xử phạt vi phạm giao thông của thanh tra giao thông được giới hạn ở mức tối đa như sau:
– Thanh tra viên ngành giao thông vận tải được phạt tiền tối đa 500.000 đồng đối với vi phạm của cá nhân và tối đa 01 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.
– Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Đường bộ Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý đường bộ ở khu vực thuộc Cục Đường bộ Việt Nam được phạt tiền tối đa 37,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và tối đa 75 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải được phạt tiền tối đa 52,5 triệu đồng đối với vi phạm của cá nhân và tối đa 105 triệu đồng đối với vi phạm của tổ chức.

Thanh tra giao thông hay CSGT có nhiều quyền hơn?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định, CSGT được phép dừng xe trong các trường hợp:
– Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm;
– Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát của Cục trưởng Cục CSGT hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên.
– Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục CSGT, Trưởng phòng CSGT hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên.

Thanh tra giao thông “vòi tiền” người vi phạm thì giải quyết thế nào?

Điều 29 Nghị định nêu rõ, trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, công chức, viên chức sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc nếu có một trong các hành vi vi phạm sau:
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi bị xử lý vi phạm hành chính;
– Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
– Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
– Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra; đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra.
Ngoài buộc thôi việc, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức còn có thể bị khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương (áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý), giáng chức (áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) hoặc cách chức.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết