fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định năm 2024

Việc thành lập công ty TNHH một thành viên là một lựa chọn phổ biến cho các cá nhân và tổ chức muốn kinh doanh với cơ cấu gọn nhẹ và quản lý tập trung. Thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định hiện nay đảm bảo sự minh bạch và tuân thủ pháp luật, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động. Quy trình này không chỉ đơn giản mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và tổ chức khởi nghiệp, mở rộng hoạt động kinh doanh. Cùng tìm hiểu thêm trong bài viết “Thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định năm 2024” của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!

Công ty TNHH một thành viên là gì?

Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020:

“1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.”

Từ quy định nêu trên, có thể rút ra những đặc điểm cơ bản của công ty TNHH một thành viên như sau:

  • Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu;
  • Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
  • Có tư cách pháp nhân;
  • Không được quyền phát hành cổ phần trừ khi chuyển đổi thành công ty cổ phần.

Có nên thành lập công ty TNHH một thành viên? Ưu nhược điểm của công ty TNHH một thành viên là gì?

Mô hình công ty TNHH một thành viên là một trong những mô hình công ty được lựa chọn bổ biến hiện nay vì có nhiều ưu điểm nổi trội, phù hợp với nhiều cá nhân tổ chức muốn thành lập công ty. Tuy nhiên, công ty TNHH cũng có một số nhược điểm mà bạn cần phải lưu ý khi muốn thành lập. Vậy có nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay không, mời bạn xem phân tích dưới đây để kham khảo nhé!

Về ưu điểm

  • Quyền quyết định về cơ cấu tổ chức, vốn, hoạt động kinh doanh sẽ đều thuộc về chủ sở hữu. Chủ sở hữu thể toàn quyền quyết định mà không phải xin ý kiến của các bộ phận khác.
  • Chủ sở hữu sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm tài chính trong phạm vi số vốn điều lệ.
  • Mô hình gọn nhẹ, đơn giản và dễ dàng quản lý
  • Các công ty TNHH có thể tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục đích kinh doanh của công ty mà không bị giới hạn, chỉ cần những ngành nghề đó không thuộc ngành nghề bị hạn chế hoặc bị cấm

Về nhược điểm

  • Khả năng huy động vốn bị hạn chế do công ty TNHH một thành viên không có khả năng phát hành cổ phần. Do đó, để huy động vốn, doanh nghiệp chỉ có thể chọn cách tự góp vốn hoặc tiếp nhận phần vốn của người khác.
  • Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trường hợp chủ sở hữu chuyển nhượng một phần vốn hoặc tiếp nhận vốn của thành viên mới thì phải tiến hành chuyển sang loại hình kinh doanh khác.
Thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định năm 2024
Thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định năm 2024

Thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên

Để thành lập công ty TNHH 1 thành viên cần thực hiện một số thủ tục trước và sau đăng ký thành lập công ty như sau:

Thủ tục trước khi đăng ký thành lập công ty

  • Chuẩn bị thông tin nộp hồ sơ thành lập công ty
  • Soạn thảo nội dung quy định và nộp hồ sơ

Thủ tục sau khi đăng ký thành lập công ty thành công

  • Khắc dấu tròn doanh nghiệp, chữ ký số
  • Treo biển công ty
  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Đóng thuế môn bài
  • Đăng ký thuế (qua mạng hoặc đóng trực tiếp)
  • Công bố mẫu dấu
  • Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp

Ngoài ra, nếu bạn muốn kinh doanh trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện và có giấy phép con phù hợp với ngành nghề đó.

Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên

Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty TNHH một thành viên bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu.
  • Điều lệ công ty.
  • Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ thể thành lập công ty (trong trường hợp cá nhân);

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền (trong trường hợp tổ chức);

Nội dung giấy đề nghị thành lập công ty TNHH một thành viên bao gồm:

  • Tên doanh nghiệp.
  • Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
  • Ngành, nghề kinh doanh.
  • Vốn điều lệ.
  • Thông tin đăng ký thuế.
  • Số lượng lao động.
  • Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

Các bước thành lập công ty TNHH một thành viên

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập

Theo Điều 21, Luật doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết các giấy tờ cần chuẩn bị như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư số 02/2019/TT-BKHĐT;
  • Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);
  • Giấy tờ chứng thực của người đại diện theo ủy quyền như: CMND, căn cước công dân, hộ chiếu…
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền;
  • Bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
  • Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Trên phạm vi toàn quốc và áp dụng với toàn bộ Sở kế hoạch & đầu tư Tỉnh và thành phố thì hiện này sẽ có 02 (hai) phương thức hộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, bao gồm:

  • Phương thức Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh trực tiếp tại Bộ phận một cửa của Sở kế hoạch & đầu tư nơi công ty đặt trụ sở;
  • Phương thức Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh online: Trực tuyến qua Cổng thông tin: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Bước 3: Trả kết quả

Doanh nghiệp TNHH một thành viên sẽ được trả kết quả: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Chi phí công bố đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH là bao nhiêu?

Căn cứ theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC thì Phí Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên ra sao?

– Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:
+Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
+Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
+Trường hợp chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước thì phải thành lập Ban kiểm soát.
– Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu:
+Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
+Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết