fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế là gì?

Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự, mang tính bắt buộc và do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội… Còn pháp chế được biết đến là thể chế pháp luật xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ xã hội, sinh hoạt, hoạt động của mọi chủ thể trên tất các các lĩnh vực của đời sống. Vậy chi tiết sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế là gì? Bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết sau.

Lịch sử ra đời, phát triển của pháp luật

Trước khi tìm hiểu về Sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế là gì, bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ve lịch sử ra đời của pháp luật.

Pháp luật là một khái niệm phức tạp, trải qua các thời đại và ở các khu vực trên thế giới, những vấn đề như nguồn gốc, bản chất, vai trò, phạm vi điều chỉnh của pháp luật… được nhận thức một cách khác nhau. Ở Trung Quốc cổ đại, trường phái Nho gia (đại biểu là Khổng Tử) cho rằng, người cai trị chủ yếu dùng “lễ”, “nhạc” để sửa đổi tinh thần, tính nết con người nhằm duy trì trật tự xã hội. Theo quan niệm của các tác giả này, pháp luật được đồng nhất với “hình pháp” (sự trừng phạt), nó chỉ được đặt ra cho những người không hiểu và không theo được “lễ”. Sách Lễ kí viết:

“Lễ không đi xuống đến người dân thường. Hình pháp không đi lên đến giới đại phu’’.

Theo các nhà nho, “lễ” là một loại quy tắc xử sự vừa mang tính chất luân lí, đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán, vừa mang tính chất chính trị, pháp lí mà những người cầm quyền phải tin theo, giữ gìn để thiết lập, duy trì quan hệ danh phận đẳng cấp trong xã hội. Cũng ở Trung Quốc thời kì này, trường phái Pháp gia (đại biểu là Hàn Phi Tử) quan niệm, pháp luật

“Lễ cái biên soạn thành sách đặt ở nơi công đường và nói rõ cùng trăm họ… cho nên bậc minh chúa nói pháp luật thì mọi kẻ hèn kém trong nước, không ai không nghe thấy”.

Mặc dù không trực diện đề cập nội hàm khái niệm pháp luật, tuy nhiên theo Hàn Phi Tử, pháp luật phải thành văn và phải được công khai cho mọi người đều biết. Hàn Phi Tử cho rằng, bản chất của con người là tham lam, ích kỉ, vì vậy, để thiết lập trật tự xã hội, nắm giữ quyền lực dài lâu, người cầm quyền không thể dựa vào lễ, nhạc mà phải sử dụng luật pháp, luật pháp đó phải công khai, minh bạch để mọi người đều biết và tuân thủ nghiêm chỉnh.

Ờ phương Tây, quan niệm về pháp luật tương đối phức tạp, tuy nhiên lại có thể chia thành hai trường phái, trường phái pháp luật thực định và trường phái pháp luật tự nhiên.

Theo quan niệm của trường phái pháp luật tự nhiên, pháp luật là những quy tắc tất yếu hình thành một cách tự nhiên trong đời sống của con người xuất phát từ bản chất của con người với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên, tương tự như việc con người đói thì ăn, khát thì uống, tìm kiếm thức ăn để duy trì sự tồn tại của mình, kết hôn, sinh con để duy trì nòi giống… Thứ pháp luật này không do nhà nước nào ban hành ra và bảo đảm thực hiện mà nó được hiểu như là tạo hóa đã ban tặng cho con người, nó cao hơn pháp luật do nhà nước ban hành, nó là vĩnh cửu và bất biến, không bị thay đổi ở mọi dân tộc và mọi thời đại. Pháp luật thực định do nhà nước ban hành ra và bảo đảm thực hiện phải dựa trên cơ sở của pháp luật tự nhiên, phải phù hợp, không được trái với pháp luật tự nhiên.

Theo quan niệm của trường phái pháp luật thực định, pháp luật là những quy tắc do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập trật tự xã hội. Đó là những quy phạm cụ thể, hiện hữu, xác định, thể hiện rõ ràng, chúng được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một phạm vi không gian xác định.

Các luật gia theo phái này cho rằng các quyền tự nhiên của con người như quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Họ đấu tranh cho các quyền con người và quyền công dân, chống lại sự lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước, đòi hỏi phải kiểm soát quyền lực nhà nước, bảo vệ các quyền tự do của con người. Những đại biểu xuất sắc của trường phái này là Aristote, Ciceron, Grotius, Montesquieu… Chẳng hạn, Montesquieu cho rằng:

Sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế là gì?

“Luật, theo nghĩa rộng nhất, là những quan hệ tất yếu từ trong bản chất của sự vật. Với nghĩa này thì mọi vật đều có luật của nó. Thế giới thần linh, thể giới vật chất, những trí tuệ siêu việt, cho đến các loài vật, và loài người đều có luật của mình”.

Hiện nay, cả trong lí luận cũng như thực tiễn, pháp luật đều được tiếp cận theo quan điểm pháp luật thực định, nhưng có tiếp thu những giá trị của quan điểm pháp luật tự nhiên. Theo đó, pháp luật do nhà nước ban hành nhưng phải phù họp với thực tiễn khách quan, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của đời sống, pháp luật phải dựa trên cơ sở công lí, phải phù hợp với các quyền tự nhiên của con người. Theo đó, danh từ pháp luật trong ngôn ngữ của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phản chiếu ý niệm công lý. Thực tế cho thấy, pháp luật của nhiều nhà nước đương đại đã thừa nhận quyền con người với tư cách là quyền tự nhiên, bẩm sinh mà tạo hoá đem lại cho họ.

Sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế

Pháp chế và pháp luật là hai khái niệm rất gần nhau, tuy nhiên vẫn là hai khái niệm riêng biệt, pháp chế không phải là pháp luật mà là một phạm trù thể hiện những yêu cầu và sự đòi hỏi đối với các chủ thể pháp luật phải tôn trọng và triệt để thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

Pháp luật chỉ có thể phát huy được hiệu lực của mình, điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ xã hội khi dựa trên cơ sở vững chắc của nền pháp chế. Và ngược lại, pháp chế chỉ được củng cố và tăng cường khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, phù hợp và kịp thời.

Pháp chế và pháp luật được nhận định là có mỗi quan hệ đồng nhất với nhau những giữ chúng lại không có sự đồng nhất. Tại vì đối với các chủ thể pháp luật thì pháp chế thể hiện sự đòi hỏi và những yêu cầu phải triệt để tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong đời sống xã hội.

Khi nói tới “pháp chế”, người ta thường gắn liền nó với một loại cơ quan đặc biệt, đó là Viện kiểm sát, với một loại quyền lực đặc biệt không có trong lí thuyết phân chia quyền lực của các nhà nước tư sản, đó là quyền kiểm sát chung. 

Pháp chế được biết đến là những thể chế pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội từ các thiết chế, quan hệ xã hội, hoạt động, sinh hoạt của mọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đến các tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước theo như quy định.

Từ lịch sử của hai vấn đề, hai khái niệm đó, ta có thể thấy điểm khác nhau lớn giữa chúng. Pháp quyền đề cao việc giới hạn quyền lực nhà nước để bảo vệ nhân quyền, trong khi đó pháp chế lại có xu hướng tăng cường quyền lực cho nhà nước với lí do để quản lý xã hội một cách thống nhất. Trong khi pháp quyền khẳng định luật pháp là phương thức để chống lại sự chuyên chế của Nhà nước, thì pháp chế lại xem luật như là một công cụ để Nhà nước quản lý xã hội.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Sự khác nhau giữa pháp luật và pháp chế năm 2023 là gì?. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật hình thành bằng con đường nào?

Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu sau:
– Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật;
– Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này;
– Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lí và duy trì trật tự xã hội.

Pháp luật có vai trò như thế nào đối với nhà nước?

– Pháp luật tạo lập cơ sở pháp lý vững chắc cho sự tồn tại của Nhà nước, bởi lẽ bất cứ một chính quyền nào được tạo nên đều phải đảm bảo tính hợp pháp, trong khi đó pháp luật chính là công cụ để đảm bảo sự hợp pháp đó.
– Pháp luật là công cụ kiểm soát quyền lực Nhà nước và được thể hiện thông qua việc pháp luật quy định về cách thức tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước; quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, cá nhân; các chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm…
– Pháp luật là công cụ để Nhà nước quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Theo đó, với những đặc điểm của mình như tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế… pháp luật có khả năng được triển khai phổ biến, nhanh chóng, đồng bộ, có hiệu quả và rộng khắp trong phạm vi cả nước thông qua các chính sách phổ biển pháp luật. Qua đó, nhà nước đưa ra các chính sách đối nội, đối ngoại phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… của đất nước….

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết