fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Sổ đỏ được cấp từ năm nào?

Đất đai là một trong những lĩnh vực quan trọng, liên quan đến thực tế đời sống và quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất của người dân bằng việc cấp văn bản pháp luật là sổ đỏ cho chủ sở hữu. Đây là cơ sở pháp lý để khẳng định việc chính quyền địa phương công nhận quyền sử dụng đất của người dân. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Sổ đỏ được cấp từ năm nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai? Trong trường hợp nào nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ đã cấp? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé.

Sổ đỏ được cấp từ năm nào?

Sổ đỏ có vai trò, tầm quan trọng đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, Sổ đỏ và những thông tin trong đó sẽ là cơ sở pháp lý để các cơ quan hữu quan điều tra, giải quyết vụ việc. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Sổ đỏ được cấp từ năm nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Quyền lợi khi sử dụng đất từ trước ngày 15/10/1993

* Có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Khoản 1 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận Sổ đỏ, Sổ hồng) và không phải nộp tiền sử dụng đất:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15/10/1993;

– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993;

– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ.

* Không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà thửa đất sử dụng trước ngày 15/10/1993 khi được cấp Giấy chứng nhận có thể không phải nộp tiền sử dụng đất:

Trường hợp 1: Cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013

Sổ đỏ được cấp từ năm nào?
Sổ đỏ được cấp từ năm nào?

** Không vi phạm pháp luật đất đai

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, công trình xây dựng khác từ trước ngày 15/10/1993; tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất không có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như lấn, chiếm,… nếu được cấp Giấy chứng nhận thì thu tiền sử dụng đất như sau:

– Đất có nhà ở:

  • Không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức công nhận đất ở.
  • Diện tích vượt hạn mức công nhận đất ở (nếu có): Nộp bằng 50% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất.

– Đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở:

Nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như hình thức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng lâu dài thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

** Có vi phạm pháp luật đất đai

Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để ở mà tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như lấn, chiếm,… nhưng nay nếu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thì:

– Nộp 50% tiền sử dụng đất theo giá đất quy định tại Bảng giá đất đối với diện tích trong hạn mức công nhận đất ở.

– Nộp 100% tiền sử dụng đất theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích vượt hạn mức công nhận đất ở.

Trường hợp 2: Khi cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đối với đất ở có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004

– Không phải nộp tiền sử dụng đất: Nếu sử dụng đất có nhà ở ổn định từ trước ngày 15/10/1993 và có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức để được sử dụng đất.

– Phải nộp tiền sử dụng đất: Nếu sử dụng đất có nhà ở ổn định trước ngày 01/7/2004 và không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền để được sử dụng đất nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993. Tiền sử dụng đất được thu như sau:

  • Bằng 40% tiền sử dụng đất theo giá đất ở đối với phần diện tích đất trong hạn mức giao đất ở tại địa phương theo giá đất quy định tại Bảng giá đất tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất.
  • Bằng 100% tiền sử dụng đất theo giá đất ở đối với phần diện tích vượt hạn mức giao đất ở (nếu có) theo giá đất cụ thể tại thời điểm có quyết định công nhận quyền sử dụng đất.

Trong trường hợp nào nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ đã cấp?

Số sổ đỏ là dữ liệu mà cơ quan chức năng và công chúng có thể sử dụng để xác định và xác minh các loại đất cũng như mục đích sử dụng đất. Sổ đỏ thể hiện các thông tin về đất đai như diện tích đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, người sử dụng đất. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Trong trường hợp nào nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ đã cấp, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Tại khoản 2 Điều 152 Luật Đất đai 2024 có quy định nhà nước sẽ thu hồi sổ đỏ đã cấp trong các trường hợp sau:

(1) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất ghi trong:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp;

(2) Cấp đổi:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

– Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp;

(3) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất,

(4) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm cấp giấy chứng nhận;

(5) Giấy chứng nhận đã cấp bị Tòa án có thẩm quyền tuyên hủy;

(6) Trường hợp đấu giá, giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan thi hành án mà người phải thi hành án không nộp giấy chứng nhận đã cấp.

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai?

Sổ đỏ là ngôn ngữ đời thường của người dân chỉ định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa trên màu sắc của giấy chứng nhận Đây là giấy tờ có giá trị pháp lý và giá trị này được thể hiện ở tài sản đã được đăng ký quyền. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cơ quan nào có thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:

Tại Điều 136 Luật Đất đai 2024 có quy định có quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động đất đai là:

– Tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tải sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài;

– Chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai hoặc tổ chức đăng ký đất đai thực hiện cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân, cộng đồng dân cư, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;

– Tổ chức đăng ký đất đai, chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai được sử dụng con dấu của mình để thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc xác nhận thay đổi vào giấy chứng nhận đã cấp.

Lưu ý: Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Riêng Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/4/2024. Khoản 9 Điều 60 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày Nghị quyết 61/2022/QH15 hết hiệu lực.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Trang 1 của sổ đỏ gồm những thông tin gì?

Trang 1 gồm:
– Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ;
– Mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen;
– Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trang 2 của sổ đỏ gồm những thông tin gì?

Trang 2 in chữ màu đen gồm:
– Mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú;
– Ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận;
– Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết