fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Sinh viên Luật ra trường có thể làm những công việc gì?

Ngành Luật là ngành được xem là “đắt giá” hàng đầu trong số hàng ngàn ngành nghề hiện nay. Trong tương lai, đây hứa hẹn là lĩnh vực có nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển. Vì vậy, trong mỗi mùa tuyển sinh, ngành luật có lượng thí sinh đăng ký đông đảo. Vậy, sinh viên Luật có thể làm những công việc gì sau khi ra trường? Đa phần mọi người sẽ nghĩ tốt nghiệp ngành luật sẽ chỉ có thể làm việc tại vị trí Luật sư. Trên thực tế, cử nhân tốt nghiệp ngành luật còn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau. Học viện đào tạo pháp chế ICA kính mời bạn đọc cùng tìm hiểu các công việc mà sinh viên Luật có thể làm sau khi ra trường thông qua nội dung bài viết dưới đây:

Ngành luật là gì?

Nếu pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước và mang tính bắt buộc với mọi chủ thể trong xã hội thì ngành luật chính là đơn vị cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật.

Sinh viên học ngành luật thường được phân ra chuyên ngành chính, với mỗi ngành học, sinh viên sẽ được trau dồi các kiến thức khác nhau.

Luật thương mại: trang bị các kiến thức lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, tài chính, đất đai, thuế,… Theo học ngành này, sinh viên được cung cấp kiến thức luật trong hoạt động kinh doanh như: luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai, luật môi trường, thuế,…

Luật dân sự: trang bị các kiến thức chuyên ngành luật dân sự như hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, thừa kế, tố tụng dân sự, luật hôn nhân và gia đình,… Sinh viên được cung cấp kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, nghề luật sư, tư vấn pháp luật, thi hành án dân sự,…

Luật kinh tế: trang bị kiến thức liên quan đến duy trì và giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại,… Sinh viên được cung cấp kiến thức về pháp luật trong kinh donah, xử lý các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp,…

Luật hình sự: trang bị những kiến thức về tư pháp hình sự, nghiệp vụ liên quan như tâm lý học tư pháp, tội phạm, trách nhiệm hình sự, giải quyết vụ án hình sự,… Sinh viên được cung cấp kiến thức và kỹ năng nghiên cứu, vận dụng kiến thức trong lĩnh vực hình sự,…

Luật hành chính: trang bị những kiến thức chuyên sâu về lý luận nhà nước và pháp luật, cơ cấu tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước, khoa học quản lý nhà nước và điều hành công sở, công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,…

Luật quốc tế: trang bị những kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, lựa chọn và vận dụng pháp luật các quốc gia, giải quyết các tranh chấp dân sự mang yếu tố nước ngoài,…

Tại sao sinh viên nên chọn học luật?

Luật pháp là một tập hợp các quy tắc được tạo ra và có hiệu lực thi hành bởi các tổ chức xã hội hoặc chính phủ. Mục đích chính của việc ban hành luật là để điều chỉnh hành vi. Nó còn được các học giả mô tả như một môn khoa học và nghệ thuật của công lý.

Theo trung tâm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và thị trường lao động, ngành luật nằm trong nhóm ngành chiếm 33% tỷ trọng nhu cầu nhân lực qua đào tạo. Nhân sự ngành luật vẫn đang tăng từ ít nhất 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên,…

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu các nghề ngành luật cũng sẽ có xu hướng tăng mạnh, tạo cơ hội việc làm vô cùng dồi dào. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa sự cạnh tranh cũng gay gắt hơn.

Học luật mang lại cơ hội phát triển các kỹ năng và khám phá nhiều khía cạnh của cuộc sống. Nó mang lại cho bạn cơ hội rèn luyện trí óc, củng cố sự hiểu biết, mở rộng tầm hiểu biết và đào sâu trải nghiệm trong toàn bộ lĩnh vực khoa học xã hội, nhân văn.

Sinh viên Luật ra trường có thể làm những công việc gì?

Sinh viên luật có thể làm những công việc gì?

Ngành luật thu hút những người muốn phát triển cả tư duy trừu tượng và giải quyết vấn đề thực tế. Tại Việt Nam, đa phần mọi người thường nghĩ học luật ra trường thì sẽ mặc định là luật sư. Tuy nhiên, tính ứng dụng của ngành luật là tương đối cao, khiến nó phù hợp và là yếu tố cần thiết của nhiều ngành nghề. 

Sinh viên học luật có rất nhiều lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn đầu tiên và truyền thống là làm việc tại các công ty Luật, văn phòng luật để làm thực tập sinh hoặc trợ lý luật sư.

Hoặc sinh viên học luật ra trường lựa chọn làm ở các doanh nghiệp, điển hình là làm pháp chế doanh nghiệp, ngoài ra, ở các công ty nhỏ thì sinh viên học luật có thể làm hành chính nhân sự, thu hồi nợ, quản lý quy trình, quản lý chất lượng, ban kiểm soát.

Bên cạnh đó, sinh viên học luật ra trường có thể lựa chọn thi vào các vị trí tại các cơ quan nhà nước như: giảng viên ngành luật, thư ký tòa, thi hành án công chứng, quản tài viên, đấu giá,…

Công chứng viên: Công chứng viên có trách nhiệm tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng, chịu trách nhiệm thẩm định hợp đồng, hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.

Chuyên viên pháp lý: họ có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo các văn bản, hồ sơ pháp lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp. Ngoài ra, chuyên viên pháp lý có trách nhiệm cập nhật các quy định pháp luật.

Kiểm sát viên: đây là người thuộc cơ quan tố tụng. Công việc chính là điều tra, truy tố, buộc tội những kẻ vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử. Trong các vụ án dân sự, kiểm sát viên kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền têu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được kịp thời, đúng pháp luật.

Thư ký tòa án: là người làm thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng. Họ có nhiệm vụ hỗ trợ thẩm phán trong việc tiến hành các công tác liên quan tới quá trình giải quyết vụ án.

Thẩm phán: là người giữ vai trò chỉ đạo việc xét xử vụ án, quyết định quy trình thực hiện xét xử theo quy định pháp luật và quy tắc. Vai trò của thẩm phán còn đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Điều tra viên: là người thực hiện các công việc điều tra nhằm thu thập chứng cứ, làm rõ tình tiết vụ án. Tiến hành tố tụng, thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của cấp trên thuộc cơ quan điều tra.

Hòa giải viên: là người ở giữa để thiết lập và duy trì các mối quan hệ dân sự giữa các bên xung đột, giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hòa giải. Trường hợp hòa giải không hiệu quả, hòa giải viên sẽ hỗ trợ các thủ tục pháp lý cần thiết khác.

Luật sư: đây có lẽ là việc làm quen thuộc nhất, việc làm luật sư thể hiện rõ nhất đặc thù của ngành luật. Công việc chính của luật sư là tư vấn và đại diện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân để giải quyết các tranh chấp dân sự, vụ án hình sự, hành chính.

Pháp chế: đây là vị trí phổ biến tại các doanh nghiệp lớn hiện nay. Pháp chế doanh nghiệp là người giữ vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp. Pháp chế doanh nghiệp thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp, tránh các sai phạm có thể xảy ra trong doanh nghiệp.

Sinh viên luật có thể làm những công việc gì?

Lưu ý đối với sinh viên học luật khi lựa chọn việc làm

Dù làm ở bất kỳ công việc nào, vị trí nào thì sinh viên học luật cũng nên trang bị cho mình những kiến thức từ cơ bản đến chuyên ngành, những kỹ năng cơ bản như: sử dụng thành thạo máy tính, kỹ năng giao tiếp, thuyết minh, thuyết phục, kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính thông dụng, kỹ năng vận dụng quy định pháp luật,… Đồng thời, bạn phải có đam mê với nghề mà mình xác định gắn bó lâu dài.

Nếu bạn có đam mê theo đuổi nghề pháp chế doanh nghiệp, khi mới ra trường bạn sẽ chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề này. Vậy, bạn hãy tham gia khóa học đào tạo pháp chế tại Học viện đào tạo pháp chế ICA của chúng tôi để được trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng của một chuyên viên pháp chế chuyên nghiệp.

Thông tin liên hệ đăng ký khóa học pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Sinh viên Luật có thể làm những công việc gì?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.

Câu hỏi thường gặp

Học luật cần giỏi môn gì?

Để học tốt ngành luật, sinh viên cần học rất nhiều môn khác nhau trong đó có các môn quan trọng mà sinh viên cần nắm vững kiến thức như: Lý luận nhà nước và pháp luật; logic học; luật hiến pháp; luật dân sự; luật hình sự.

Học luật ra có dễ xin việc không?

Trong bối cảnh đất nước đang ngày càng phát triển và hội nhập nền kinh tế quốc tế, ngành luật giữ vai trò rất quan trọng. Phạm vi ngành luật ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực xã hội, kinh tế, chính trị. Bất kể doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng đều cần có bộ phận pháp lý để đảm bảo an toàn, rủi ro ở mức thấp nhất, giúp công ty phát triển. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành luật có rất nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết