Sơ đồ bài viết
Một trong những sai lầm hiện nay không chỉ các bạn học sinh mắc phải mà cả các bạn sinh viên gặp phải đó là chỉ chú trọng đến kiến thức được thầy cô truyền tải trong quá trình học mà không quan tâm đến các kỹ năng cần thiết khác, trong đó có kỹ năng tiếng Anh. Khi lựa chọn học tập hay theo đuổi một ngành nghề thì luôn cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để phục vụ cho nhu cầu học tập và mục đích tương lai đó. Đặc biệt là trong thời đại kinh tế hội nhập như hiện nay, tiếng anh có vai trò hết sức quan trọng, vậy nhiều thắc mắc rằng Sinh viên luật có cần giỏi tiếng anh không? Bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Sinh viên luật có cần giỏi tiếng anh không?
Pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống, pháp luật gắn liền với đời sống xã hội. Xã hội ngày càng phát triển thì tầm quan trọng thì càng thấy được sự quan trọng của pháp luật. Các trường đại học, cơ sở đào tạo ngành luật đều yêu cầu sinh viên có chứng chỉ tiếng anh: Toeic, Ielts,… khi tốt nghiệp, điều này cũng hiểu chứng chỉ tiếng anh có vai trò quan trọng như thế nào.
Là sinh viên ngành luật bạn có nghĩ đến tình huống, người nước ngoài sẽ làm thế nào nếu gặp rắc rối ở Việt Nam. Chắc chắn cũng như bản thân chúng ta, người nước ngoài đó họ sẽ tìm đến pháp luật, tìm đến những văn phòng luật sư uy tín nhờ giúp đỡ. Những lúc như vậy, nếu không thể giao tiếp bằng tiếng Anh, sẽ không có tự tin để hỗ trợ khách hàng. Ngày nay, chỉ cần bước chân ra đường là có thể bắt gặp người nước ngoài khắp mọi nơi trên lãnh thổ nước ta.
Vì vậy, việc nên trang bị tiếng Anh cho sinh viên ngành Luật là thật sự quan trọng và cần thiết. Đơn giản nhất, việc trả lời email của khách hàng là người nước ngoài mà không thể làm được thì chắc chắn, cơ hội việc làm sẽ thấp. Ngoài ra, mỗi quốc gia đều có bộ luật riêng cho công dân nước mình, cử nhân luật buộc phải thông thạo tiếng Anh để có thể nghiên cứu tài liệu nước ngoài, am hiểu một cách chuẩn xác nhất để đảm bảo tư vấn khách hàng một cách phù hợp.
Bên cạnh đó, tiếng Anh càng trở nên cần thiết hơn đối với công việc của ngành Luật Kinh tế. Đa số các công ty lớn hiện nay đều có không ít đối tác là các công ty nước ngoài, buộc họ phải nắm vững kiến thức về luật pháp kinh doanh, và thường xuyên trao đổi, thỏa thuận công việc tiến tới kí kết hợp đồng thương mại với đối tác. Khi đó, là một chuyên viên chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý cho công ty, bạn phải thực hiện những công việc đó.
Theo đó, nếu đã chọn ngành Luật, không những chỉ phải trau dồi thật tốt tiếng Anh chuyên ngành mà còn phải thông thạo tiếng Anh giao tiếp nếu mong muốn được trải nghiệm môi trường công việc năng động và chuyên nghiệp với mức lương hấp dẫn.
Sinh viên luật có cần chứng chỉ tiếng Anh, tin học hay không?
Khi định hướng nghề nghiệp của cử nhân Luật sẽ làm việc theo con đường làm nhà nước như công tác ở Viện kiểm sát, Toàn án hay tại cơ quan thi hành án,..thì việc sử dụng ngoại ngữ hay tin học có thể không nhiều nên các thông tin tuyển dụng ở các cơ quan này thường ít khi đề cập đến các chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên khi xác định hướng làm việc ở các doanh nghiệp hay các văn phòng – công ty Luật có mối quan hệ với nước ngoài thì có một chứng chỉ ngoại ngữ hay một chứng chỉ tin học quốc tế giúp bạn ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng và có một mức lương cao, hậu hĩnh, tương xứng với năng lực của mình.
Trong trường hợp, nếu doanh nghiệp có hợp tác với đối tác nước ngoài thì các hợp đồng, văn bản cần phải có song ngữ, mà không phải công ty hay văn phòng luật nào hiện nay cũng có 1 bộ phận dịch thuật riêng, thì việc của cử nhân luật ở phòng pháp chế hay bản thân là một chuyên viên pháp lý thì phải hỗ trợ soạn thảo các hợp đồng văn bản đó cả ở tiếng Việt và tiếng Anh, như vậy sẽ đỡ mất thời gian và chi phí để doanh nghiệp mang ra nơi khác dịch thuật.
Là một người học luật thì việc đàm phán hợp đồng nằm trong phạm vi hoạt động của bạn, trong trường hợp cần đàm phán các điều khoản với đối tác nước ngoài thì bạn cần có vốn ngoại ngữ “đủ dùng” để có thể đi đến kết quả tốt cho việc ký kết hợp đồng
Có thể thấy rằng, doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, và họ lúc nào cũng muốn sử dụng một người đã được trang bị các kiến thức căn bản như tin học để có thể dễ dàng nắm bắt được công việc và làm việc hiệu quả, các nhà tuyển dụng không hề muốn tốn thời gian để đào tạo lại cho bạn những kiến thức căn bản mà đáng lẽ ra bạn đã phải biết từ lâu rồi.
Khi không có những bằng cấp, chứng chỉ đó thì sao ?
Câu trả lời là không sao, nếu bạn tự bồi dưỡng khả năng ngoại ngữ và tin học của bạn, tự tin thể hiện nó ở buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng họ không phải cần những tấm bằng đó để làm đẹp hồ sơ nhân viên của họ mà đơn giản chỉ vì họ muốn tiết kiệm thời gian sàng lọc các ứng viên, các chứng chỉ đó là minh chứng cho quá trình học tập của bạn và khi nhìn vào họ sẽ không phải tốn thời gian để test năng lực anh văn hay tin học của bạn thêm lần nữa.
Lời khuyên ở đây là mặc dù khả năng thực tế của bạn quan trọng hơn rất nhiều so với các loại bằng cấp, chứng chỉ, nhưng nhà tuyển dụng sẽ không thể biết được khả năng của bạn tới đâu nếu chưa tiếp xúc với bạn mà chỉ có thể xem trước các hồ sơ xin việc mà tiến hành sàng lọc, do đó các chứng chỉ đó có thể sẽ là bước đệm giúp bạn dễ dàng đi đến buổi phỏng vấn cùng nhà tuyển dụng. Nếu có thời gian và khả năng, bạn nên ôn luyện và “thủ” sẵn vài chứng chỉ có giá trị quốc tế để có thể thuận lợi trong quá trình xin việc và có mức thu nhập hài lòng.
Học tiếng Anh chuyên ngành Luật như thế nào?
Khi muốn học tiếng Anh giao tiếp thông thường, bạn có thể tham gia các khóa luyện toeic hoặc tự luyện bằng cách học trên các kênh thông tin tiếng Anh cộng với tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, đặc biệt là các câu lạc bộ có người nước ngoài thì càng thuận lợi. Việc thường xuyên trao đổi bằng tiếng Anh sẽ giúp kỹ năng nghe nói của bạn tăng lên rõ rệt.
Khi muốn học tiếng anh chuyên ngành Luật, trước mắt, các bạn sinh viên nên học cách làm quen với từ vựng chuyên ngành bằng cách tham khảo các tài liệu về luật pháp của Việt Nam được viết bằng tiếng Anh rồi đến các tài liệu về luật pháp các quốc gia sử dụng tiếng Anh. Bạn phải học những từ ngữ tổng quát của ngành Luật trước, sau đó mới đi vào chuyên sâu từ vựng của các chuyên ngành cụ thể như Luật Dân sự hay Luật Kinh tế,…
Đối với văn bản của ngành Luật bắt buộc phải trang trọng, rành mạch vì thế các bạn nên tham khảo thêm các mẫu văn bản hành chính, luyện nghe chương trình thời sự bằng tiếng Anh, đọc báo, nghe các thông tin chuyên ngành bằng tiếng Anh
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Sinh viên luật có cần giỏi tiếng anh không?. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tra cứu văn bản, tiếp cận và tư duy logic
Kỹ năng phân tích, xử lý thông tin, xử lý tình huống
Kỹ năng làm việc nhóm
Tư duy phản biện và kỹ năng tranh luận
Cũng giống như đa số các ngành đại học chính quy khác, ngành Luật có thời gian đào tạo 4 năm. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật ở Việt Nam chưa chính thức được gọi là Luật sư bởi họ còn phải tham gia một lớp đào tạo luật sư để nhận được chức chỉ hành nghề Luật sư.