fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Luật sư và Bộ Quy tắc Đạo đức: Hành trang không thể thiếu cho người bảo vệ công lý. Nghề luật sư là nghề cao quý, đòi hỏi người hành nghề phải hội tụ đầy đủ phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm. Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Bộ Quy tắc được xây dựng dựa trên nền tảng Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đồng thời tiếp thu những giá trị đạo đức nghề nghiệp luật sư quốc tế. Nội dung Bộ Quy tắc bao gồm những nguyên tắc cơ bản về đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của luật sư đối với thân chủ, đối với đồng nghiệp, đối với cơ quan nhà nước và xã hội.Việc tuân thủ nghiêm ngặt Bộ Quy tắc là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi luật sư, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của nghề luật sư trong xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư

Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư mới nhất được ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ, bao gồm 32 quy tắc:

  • Quy tắc 1: Sứ mệnh của luật sư.
  • Quy tắc 2: Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
  • Quy tắc 3: Giữ gìn danh dự, uy tín và phát huy truyền thống của luật sư.
  • Quy tắc 4: Tham gia hoạt động cộng đồng.
  • Quy tắc 5: Bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Quy tắc 6: Tôn trọng khách hàng.
  • Quy tắc 7: Giữ bí mật thông tin.
  • Quy tắc 8: Thù lao.
  • Quy tắc 9: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ khách hàng.
  • Quy tắc 10: Tiếp nhận vụ việc của khách hàng.
  • Quy tắc 11: Những trường hợp luật sư phải từ chối khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng.
  • Quy tắc 12: Thực hiện vụ việc của khách hàng.
  • Quy tắc 13: Từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc của khách hàng.
  • Quy tắc 14: Giải quyết khi luật sư đơn phương chấm dứt thực hiện dịch vụ pháp lý.
  • Quy tắc 15: Xung đột về lợi ích.
  • Quy tắc 16: Thông báo kết quả thực hiện vụ việc.
  • Quy tắc 17: Tình đồng nghiệp của luật sư.
  • Quy tắc 18: Tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp.
  • Quy tắc 19: Cạnh tranh nghề nghiệp.
  • Quy tắc 20: Ứng xử khi có tranh chấp quyền lợi với đồng nghiệp.
  • Quy tắc 21: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp.
  • Quy tắc 22: Ứng xử của luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư.
  • Quy tắc 23: Ứng xử của luật sư hành nghề với tư cách cá nhân.
  • Quy tắc 24: Quan hệ với người tập sự hành nghề luật sư.
  • Quy tắc 25: Quan hệ của luật sư với tổ chức xã hội – nghề nghiệp luật sư.
  • Quy tắc 26: Quy tắc chung khi tham gia tố tụng.
  • Quy tắc 27: Ứng xử tại phiên tòa.
  • Quy tắc 28: Những việc luật sư không được làm trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.
  • Quy tắc 29: Ứng xử của luật sư trong quan hệ với các cơ quan nhà nước khác.
  • Quy tắc 30: Ứng xử trong quan hệ với các tổ chức, cá nhân khác.
  • Quy tắc 31: Thông tin, truyền thông.
  • Quy tắc 32: Quảng cáo.

Tải xuống Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư
Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với luật sư

Theo quy định tại Điều 9 của Luật Luật sư 2006 (đã được sửa đổi vào năm 2012), Luật sư không được phép làm những điều sau đây:

  • Cung cấp dịch vụ pháp lý cho các bên có quyền lợi đối lập trong cùng một vụ án.
  • Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật.
  • Tiết lộ thông tin về vụ việc hoặc về khách hàng mà không có sự đồng ý của khách hàng hoặc quy định pháp luật.
  • Sách nhiễu hoặc lừa dối khách hàng.
  • Nhận hoặc đòi hỏi thêm bất kỳ khoản tiền hoặc lợi ích nào khác ngoài thù lao đã thỏa thuận.
  • Móc nối hoặc quan hệ với các bên liên quan để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc.
  • Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
  • Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật.
  • Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng.
  • Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Cơ quan ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam?

Căn cứ Khoản 5a Điều 7 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam Hội đồng Luật sư toàn quốc có quyền hạn Ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

Ý nghĩa của nghề luật sư là gì?

Theo Bộ Quy tắc Đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 201/QĐ-HĐLSTQ năm 2019: Luật sư có sứ mệnh bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, bảo vệ sự độc lập của tư pháp, góp phần bảo vệ công lý, công bằng, phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết