fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Quy định về kiểm toán năm 2024

Quy định về kiểm toán năm 2024 đang là chủ đề nóng hổi thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp và các chuyên gia tài chính. Năm 2024 đánh dấu những thay đổi quan trọng trong quy định kiểm toán, nhằm nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong lĩnh vực tài chính. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về những điểm mới trong quy định kiểm toán, ảnh hưởng của chúng đối với các doanh nghiệp, và những lưu ý cần thiết để tuân thủ các quy định này một cách hiệu quả.

Kiểm toán là gì?

Kế toán là kiểm toán là hai lĩnh vực này liên quan trực tiếp tới nhau. Về cơ bản, kế toán sẽ cung cấp những thông tin về tài chính của một tổ chức thông qua những báo cáo tài chính.

Công việc của kiểm toán chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính đó, từ đó giúp cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của tổ chức đó. Hay nói cách khác, kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Có thể nói, kiểm toán hướng đến rất nhiều đối tượng, những người quan tâm tới tình hình tài chính của một tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ về tài chính, kế toán; đó là lý do họ cần đến những kiểm toán viên để tìm hiểu và đưa ra những đánh giá phù hợp giúp họ có những quyết định đúng đắn nhất.

Phân loại kiểm toán

Kiểm toán được chia thành những kiểm toán như sau:

  • Kiểm toán Nhà nước: Do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán là những doanh nghiệp nhà nước.
  • Kiểm toán độc lập: Được tiến hành bởi các kiểm toán viên tại các công ty độc lập chuyên về dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của họ thường là kiểm toán những báo cáo tài chính, ngoài ra cũng có các dịch vụ khác về tài chính và kinh tế tùy theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán nhận được sự tin cậy từ bên thứ ba hay những nhà đầu tư.
  • Kiểm toán nội bộ: Là những kiểm toán viên trong nội bộ một công ty, tổ chức nào đó. Họ thực hiện kiểm toán theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Thường thì những báo cáo kiểm toán này chỉ được sử dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài, vì các kiểm toán viên này cũng là nhân viên trong nội bộ công ty và làm việc dưới ảnh hưởng của ban giám đốc.
Quy định về kiểm toán năm 2024
Quy định về kiểm toán năm 2024

Các doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
  • Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
  • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán.
  • Các doanh nghiệp, tổ chức khác bắt buộc phải kiểm toán theo quy định của pháp luật có liên quan.
  • Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
  • Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.
  • Doanh nghiệp, tổ chức mà các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
  • Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.
  • Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

Lưu ý đối với báo cáo tài chính kiểm toán:

  • Các doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng phải kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP nếu theo quy định của pháp luật phải lập báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp thì phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo tài chính tổng hợp.
  • Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức quy định tại các Điểm a và b Khoản 2 Điều Điều 15 Nghị định số 17/2012/NĐ-CP không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.
  • Doanh nghiệp, tổ chức khác tự nguyện yêu cầu kiểm toán.

Loại hình Doanh nghiệp phải được kiểm toán

  • a) Doanh nghiệp nhà nước, trừ doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm;
  • b) Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng vốn nhà nước, trừ các dự án trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật phải được kiểm toán đối với báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
  • c) Doanh nghiệp, tổ chức có vốn góp của Nhà nước và dự án sử dụng vốn nhà nước khác do Chính phủ quy định phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm hoặc báo cáo quyết toán dự án hoàn thành;
  • d) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam phải được kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm.

Việc kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với doanh nghiệp, tổ chức nêu trên không thay thế cho việc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức thuê công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính.

Mức phạt đối với hành vi không thực hiện kiểm toán

Theo quy định tại Điều 53, Nghị định số 41/2018/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập:

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Nâng tầm sự nghiệp của bạn với Khoá học soạn thảo hợp đồng từ Học viện đào tạo pháp chế ICA. Với phương pháp giảng dạy tiên tiến và nội dung phong phú, bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc. Đăng ký ngay để nhận được ưu đãi đặc biệt! Gọi ngay: 0564.646.646

Câu hỏi thường gặp

Vì sao cần kiểm toán doanh nghiệp?

Xác minh tính trung thực và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính.
Đánh giá bằng việc đưa ra ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của các thông tin tài chính, kế toán.
Tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Nội dung kiểm toán của kiểm toán nhà nước bao gồm những gì?

Kiểm toán tài chính
Kiểm toán tuân thủ
Kiểm toán hoạt động.

Quy trình kiểm toán như thế nào?

Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết thúc kiểm toán.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết