Sơ đồ bài viết
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp cũng phải tuân thủ các quy định về tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt khi quân nhân chuyên nghiệp có thể được xem xét xin nghỉ hưu trước tuổi thông thường, nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, thâm niên trong ngành, và các quy định cụ thể của quân đội và chính phủ.
Quy định về tuổi nghỉ hưu của công nhân chuyên nghiệp
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp là hạn tuổi cao nhất của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ, mà tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác trong quân đội được thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan và Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, cụ thể như sau:
- Đối với sĩ quan: Tuổi phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Luật SQ, cụ thể: Đối với Cấp úy 46; Thiếu tá 48; Trung tá 51; Thượng tá 54; Đại tá (nam 57, nữ 55) Cấp tướng (60).
- Đối với quân nhân chuyên nghiệp: Tuổi phục vụ tại ngũ thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng cụ thể: Đối với Cấp úy (52) Thiếu tá, Trung tá (54); Thượng tá ( nam 56, nữ 55).
- Đối với công nhân và viên chức quốc phòng: Thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng: nam từ đủ 55 đến 60 tuổi, nữ từ đủ 50 đến 55 tuổi.
Khi hết hạn tuổi phục vụ cao nhất mà quân đội không có nhu cầu sử dụng hoặc người lao động không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì được giải quyết theo một trong các chế độ sau: giải quyết chế độ hưu trí (nếu đủ điều kiện) hoặc hưởng trợ cấp một lần từ quỹ BHXH hoặc bảo lưu thời gian công tác hoặc chuyển ngành (theo nguyện vọng).
Điều kiện quân nhân chuyên nghiệp xin nghỉ hưu trước tuổi
Tại khoản 1 Điều 22 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định:Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.((Hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất của Quân nhân chuyên nghiệp theo cấp bậc quân hàm quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng quy định như sau:
- Cấp uý Quân nhân chuyên nghiệp: nam 52 tuổi, nữ 52 tuổi
- Thiếu tá, Trung tá Quân nhân chuyên nghiệp: nam 54 tuổi, nữ 54 tuổi
- Thượng tá Quân nhân chuyên nghiệp: nam 56 tuổi, nữ 55 tuổi.)
- Nam Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng.
- Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân và viên chức quốc phòng.
Khoản 4 Điều 17 của Luật Quân nhân chuyên nghiệp, Công nhân và viên chức quốc phòng quy định: Chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành.Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng BHXH, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu. Danh mục chiến đấu viên do Bộ trưởng BQP quy định.
Thêm vào đó, tại Điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung Điều 55 Luật BHXH, quy định: Quân nhân có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động; (giảm 10 tuổi so với NLĐ làm việc trong điều kiện lao động bình thường, cụ thể năm 2022 là đủ 50 tuổi 06 tháng đối với nam và đủ 45 tuổi 08 tháng đối với nữ).
Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội ban hành.(không phụ thuộc vào tuổi đời).
Tuy nhiên, trường hợp Quân nhân nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động, thì phải trừ tỷ lệ hưởng lương hưu đi 2% cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi.Như vậy Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu trước tuổi nếu đáp ứng được các trường hợp theo quy định.
Cách tính lương hưu của quân nhân chuyên nghiệp
Căn cứ tại Điều 56 và Điều 74 Luật BHXH năm 2014 quy định về công thức xác định lương hưu của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp như sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH
– Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng như sau:
- Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nam: Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
- Đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nữ: Đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội thì được hưởng 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.
Trường hợp sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi quy định do suy giảm khả năng lao động theo quy định thì tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của (T) thời gian năm cuối trước khi nghỉ việc/(Tx12 tháng).
Trong đó:
- Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- T là số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính theo bảng sau:
- Thời gian bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội: Trước ngày 01/01/1995:Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội (T): 5 năm
- Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000: 6 năm
- Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006: 8 năm
- Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015: 10 năm
- Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019: 15 năm
- Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024: 20 năm
- Từ 01/01/2025: Toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội
- T là số năm đóng bảo hiểm xã hội được tính theo bảng sau:
Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước tuổi có được hưởng trợ cấp một lần?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quân nhân chuyên nghiệp có thể xin nghỉ hưu trước tuổi thông thường và được hưởng trợ cấp một lần. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như diện dôi dư biên chế, quyết định của cấp ủy, và các quy định cụ thể của cơ quan quân sự. Đối tượng phải đáp ứng các điều kiện cụ thể và tuân thủ hướng dẫn của Thông tư 162/2017/TT-BQP, bao gồm cả độ tuổi và thâm niên trong ngành. Tuy nhiên, những trường hợp không đáp ứng các điều kiện nhất định hoặc vi phạm quy định sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp một lần.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật với cơ quan thuế
- Nhận tiền thưởng doanh số có phải xuất hóa đơn không?
- Học ngành gì để làm quản lý nhân sự?
Câu hỏi thường gặp:
Nếu thuộc trường hợp nêu trên thì quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ chuẩn bị hưu nhiều nhất đến 01 năm và vẫn được hưởng nguyên lương, phụ cấp (nếu có).
Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu được hưởng chế độ, chính sách sau:
Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước hạn tuổi cao nhất theo cấp bậc quân hàm do thay đổi tổ chức biên chế theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà Quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và ngoài hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) theo quy định hiện hành, còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định sau đây:
Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi
Được trợ cấp bằng 05 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác được trợ cấp bằng 1/2 tháng tiền lương.