fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Tìm hiểu về phòng công chứng

Tìm hiểu về phòng công chứng

Phòng công chứng là gì?

Theo khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014, Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.

Từ các quy định trên, có thể hiểu rằng Phòng công chứng là một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp và là một trong những tổ chức hành nghề công chứng.

Quy định về thành lập Phòng công chứng

2.1. Điều kiện thành lập Phòng công chứng

Theo khoản 2 Điều 18 Luật Công chứng 2014, Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

2.2. Trình tự thành lập Phòng công chứng

Phòng công chứng do UBND cấp tỉnh quyết định thành lập theo khoản 1 Điều 19 Luật Công chứng 2014. Trình tự thành lập được quy định tại Điều 20 Luật Công chứng 2014 như sau:

  • Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng và trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Đề án phải nêu rõ sự cần thiết thành lập, tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai.
  • Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBND cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương trong ba số liên tiếp với các nội dung sau:
    • Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;
    • Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.
  • Trong trường hợp UBND cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo các nội dung thay đổi đó trên báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng.

2.3. Quy định về người đại diện theo pháp luật, tên gọi và con dấu khi thành lập Phòng công chứng

Theo khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 19 Luật Công chứng 2014, quy định về người đại diện theo pháp luật, tên gọi và con dấu của Phòng công chứng như sau:

  • Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
  • Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
  • Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Tìm hiểu về phòng công chứng
Tìm hiểu về phòng công chứng

Quy định về chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng

Việc chuyển đổi và giải thể Phòng công chứng được quy định tại Điều 21 Luật Công chứng 2014 như sau:

  • Chuyển đổi Phòng công chứng: Khi không cần thiết duy trì Phòng công chứng, Sở Tư pháp lập đề án chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng và trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Chính phủ sẽ quy định chi tiết việc chuyển đổi này.
  • Giải thể Phòng công chứng: Nếu không thể chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng, Sở Tư pháp lập đề án giải thể và trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định. Phòng công chứng chỉ được giải thể sau khi hoàn thành các điều kiện sau:
    • Thanh toán xong các khoản nợ.
    • Hoàn tất thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động.
    • Thực hiện xong các yêu cầu công chứng đã tiếp nhận.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày UBND cấp tỉnh ra quyết định giải thể Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương trong ba số liên tiếp về việc giải thể Phòng công chứng.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Trường hợp nào công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch?

Theo khoản 4 Điều 61 Luật Công chứng 2014 nêu rõ công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

Cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng có quyền và nghĩa vụ gì?

Quyền và nghĩa vụ của cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng được quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư 01/2021/TT-BTP như sau:
Nhận thù lao phiên dịch theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng;
Chịu trách nhiệm về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện;
Hoàn trả số tiền mà tổ chức hành nghề công chứng đã bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra theo quy định tại Điều 38 Luật Công chứng 2014;
Chấp hành các quy định của pháp luật về dịch thuật, nội quy làm việc của tổ chức hành nghề công chứng;
Các quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận với tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo quy định của pháp luật.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết