Sơ đồ bài viết
Chuyên viên pháp lý là một trong những nghề được cho là hấp dẫn hiện nay do cơ hội việc làm rộng mở, thu nhập tương đối cao thu hút nhiều bạn trẻ và người lao động. Nhưng hiện nay có hai loại hình thực hiện công việc pháp chế đó là pháp chế in-house và pháp chế dịch vụ. Để hiểu thêm về công việc này, tìm hiểu những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây về Pháp chế in-house và pháp chế dịch vụ khác nhau thế nào?
Pháp chế in- house và pháp chế dịch vụ được hiểu như thế nào?
Pháp chế nội bộ (In-house Councel) được hiểu là một bộ phận của doanh nghiệp bao gồm một hoặc một nhóm người có am hiểu pháp luật làm việc trong tổ chức, doanh nghiệp, các tập đoàn mà không làm việc cho các Công ty Luật hoặc các văn phòng Luật sư. Phạm vi công việc của pháp chế nội bộ là giải quyết các vấn đề pháp lý của chính tổ chức, tập đoàn hay doanh nghiệp .
Pháp chế dịch vụ có thể hiểu là các tổ chức pháp chế bên ngoài giúp doanh nghiệp rà soát các điều khoản hợp đồng, các tài liệu nội bộ doanh nghiệp, đưa ra tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Pháp chế dịch vụ là các tổ chức hành nghề luật có đội ngũ luật sư, luật gia, chuyên viên am hiểu pháp luật trên nhiều lĩnh vực như doanh nghiệp, lao động, dân sự,…để trợ giúp các vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.
Pháp chế in-house và pháp chế dịch vụ khác nhau thế nào?
Tiêu chí | Pháp chế In-house | Dịch vụ pháp chế |
Phạm vi | Hoạt động trong phạm vi nhỏ hơn, trong nội bộ doanh nghiệp | Phạm vi hoạt động lớn hơn, có thể có kinh nghiệm nhiều lĩnh vực |
Mối quan hệ với doanh nghiệp | Xác lập mối quan hệ dựa trên hợp đồng lao động. Nhân viên pháp chế là người lao động, doanh nghiệp là người sử dụng lao động. Nhân viên pháp chế có nhiệm vụ thực hiện công việc được giao, chịu sự giám sát, quản lý của doanh nghiệp. Thuộc tổ chức nội bộ của doanh nghiệp. | Phải ký kết hợp đồng dịch vụ pháp lý, tồn tại mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng với vai trò của một bên là bên cung cấp dịch vụ và bên thuê dịch vụ. Các bên có quyền và nghĩa vụ dựa theo hợp đồng pháp chế, không có sự quản lý giám sát các bên và không trực thuộc nội bộ của doanh nghiệp mà là một tổ chức độc lập |
Chi phí | Được hưởng chế độ lương, thưởng theo chế độ công ty và theo hiệu suất công việc. | Được hưởng thù lao theo từng vụ việc cụ thể hoặc phí dịch vụ pháp lý thường xuyên tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ |
Vị thế và tính độc lập | Bên cạnh quyền và nghĩa vụ của một Luật sư đối với Khách hàng theo pháp luật Luật sư, một Luật sư nội bộ còn thực hiện quyền và nghĩa vụ của Người lao động đối với Người sử dụng lao động. | Chỉ thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng pháp chế |
Thời gian giải quyết công việc | Thực hiện/giải quyết công việc theo yêu cầu, chỉ đạo của doanh nghiệp bất cứ khi nào doanh nghiệp cần | Phụ thuộc vào sự thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý. |
Phạm vi hỗ trợ tư vấn pháp lý | Có thể sự hiểu biết pháp luật ít hơn | Có nhiều hiểu biết, am hiểu pháp luật sâu, rộng |
Ưu điểm của dịch vụ pháp chế thuê ngoài
Những ưu điểm mà dịch vụ phòng pháp chế thuê ngoài đem lại cho doanh nghiệp:
- Dịch vụ pháp lý ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, ngừng lo lắng về việc tuyển dụng, đào tạo, giáo dục, phúc lợi, bảo hiểm,….. cho nhân viên pháp lý. .
- Tiết kiệm được một số chi phí trong việc phải thành lập và diu trì một bộ phận pháp lý mà công ty của bạn không thực sự cần
- Tránh trường hợp nhân sự không thực sự đủ năng lực để cung cấp tư vấn pháp lý cho ban quản lý và vẫn có thể cần thuê luật sư bên ngoài.
- Xử lý các vấn đề pháp lý một cách nhanh chóng và chính xác với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và có uy tín trong ngành.
- Sử dụng linh hoạt các dịch vụ và tùy chọn chỉ trả tiền cho những gì bạn sử dụng giúp các công ty tối ưu hóa chi phí.
- Chúng tôi giúp các công ty xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc và đóng góp vào sự phát triển kinh doanh của họ.
Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA
Nếu bạn muốn theo đuổi nghề pháp chế mà chưa biết phải làm những gì, cần bổ sung, nâng cao kiến thức về doanh nghiệp thì hãy liên hệ với chúng tôi. Học viện đào tạo pháp chế ICA mở khóa đào tạo pháp chế giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp.
Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.
Khóa học được tuyển sinh thường xuyên, với hình thức học trực tiếp tại Hà Nội hoặc học trực tuyến (Online)
Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:
Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:
- Liên hệ qua SĐT: 0564.646.646
- Liên hệ qua Mail: [email protected]
- Liên hệ qua Facebook
- Liên hệ qua YouTube
- Liên hệ qua TikTok
Trên đây Học viện pháp chế đã nêu được một số điểm khác nhau giữa pháp chế in-house và pháp chế dịch vụ. Hãy theo dõi chúng tôi để hiểu rõ hơn về ngành pháp chế nhé
Câu hỏi thường gặp
Phòng pháp chế được hiểu là một bộ phận thuộc một công ty nhất định, bộ phận này có chức năng tham mưu, tư vấn pháp lý cho ban quản lý của công ty về những vấn đề liên quan đến pháp luật trong hoạt động kinh doanh sản xuất.
Chuyên viên pháp chế nội bộ có thể làm những công việc sau: Phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của công ty; Xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách của công ty. Cập nhật các quy định và bổ sung quy định mới của pháp luật hiện hành
1 comments on “Pháp chế in-house và pháp chế dịch vụ khác nhau thế nào?”