Sơ đồ bài viết
Trong thời gian những năm trở lại đây, khi nền kinh tế nước ta có nhiều sự chuyển biến mới, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trước tình trạng đó, các công ty, doanh nghiệp đã chú trọng đến việc tuyển dụng và tổ chức bộ phận phụ trách các vấn đề về pháp lý, theo đó mà chuyên viên pháp chế trở thành một công việc “hot”, có tiềm năng và thu hút được nhiều sự quan tâm của người theo học chuyên ngành luật. Vậy chuyên viên pháp chế sẽ làm những công việc gì? Trên thực tế nhiều người vẫn còn nhiều lầm tưởng về ngành nghề này, dưới đây là chia sẻ về Những sự lầm tưởng về chuyên viên pháp chế, mời bạn đọc tham khảo.
Chuyên viên pháp chế là ai?
Chuyên viên pháp chế là người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó họ còn tư vấn cho các nhà quản lý các vấn đề về pháp lý và là người có vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán, hợp tác của công ty.
Với chuyên môn và sự am hiểu luật kinh tế, chuyên viên pháp chế sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký và trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời họ cũng giúp doanh nghiệp xử lý hiệu quả các vấn đề tài chính, thu hồi công nợ. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể hạn chế việc phải giải trình trước cơ quan thẩm quyền.
Thường thì chuyên viên pháp chế sẽ làm việc tại các văn phòng luật hoặc bộ phận pháp chế của doanh nghiệp, tổ chức. Họ sẽ làm việc dưới quyền của trưởng bộ phận, Giám đốc pháp lý hoặc các cấp quản lý khác.
Chuyên viên pháp chế sẽ làm những công việc gì?
Phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và đặc điểm của từng của công ty, tổ chức mà chuyên viên pháp chế sẽ thực hiện những công việc khác nhau. Nhưng nhìn chung một chuyên viên pháp chế sẽ thường thực hiện các công việc sau:
+ Tư vấn cho ban lãnh đạo công ty các vấn đề pháp lý, bao gồm luật lao động, hợp tác, liên doanh, đầu tư, tài chính doanh nghiệp,…
+ Xây dựng chính sách quản trị nội bộ và giám sát việc tuân thủ các quy định, chính sách đã đặt ra.
+ Phối hợp với các cấp quản lý trong việc xây dựng chiến lược phòng vệ cho doanh nghiệp.
+ Xây dựng phương pháp quản trị rủi ro và đưa ra lời khuyên về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra cho ban lãnh đạo.
+ Nghiên cứu và đánh giá các nguy cơ rủi ro có khả năng ảnh hưởng đến các quyết định và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp với các bên liên quan và đàm phán với đối tác về các hoạt động pháp chế.
+ Kết nối và tạo dựng mối quan hệ với các bên liên quan như cơ quan nhà nước, tư vấn viên, cố vấn, luật sư tố tụng hình sự hoặc dân sự,…
+ Phụ trách việc soạn thảo các thỏa thuận, hợp đồng và các tài liệu pháp lý khác nhằm đảm bảo các quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp.
+ Giải thích các vấn đề pháp lý cho mọi người trong doanh nghiệp.
+ Đảm bảo việc thi hành luật trong nội bộ doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp luôn hoạt động đúng quy định của pháp luật.
+ Nghiên cứu các khía cạnh luật pháp có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp và chuẩn bị đầy đủ tài liệu pháp lý cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạt động hợp pháp.
+ Cập nhật các sửa đổi mới nhất về luật pháp có liên quan tới doanh nghiệp.
Những sự lầm tưởng về chuyên viên pháp chế
Chuyên viên pháp chế là một vị trí còn khá mới ở nước ta, do đó nhiều bạn có những ngộ nhận về vị trí này. Trong đó phải kể đến những điều sau:
Chỉ có những người có bằng cử nhân luật mới có thể làm công việc của chuyên viên pháp chế
Mặc dù, hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên cho vị trí chuyên viên pháp chế phải có bằng cử nhân luật. Nhưng thực tế cho thấy, có nhiều nhân sự không hề qua đào tạo cử nhân luật, mà học các ngành khác như: kế toán, kỹ sư, quản trị nhân sự,…, nhưng có kinh nghiệm làm việc nên được tiến cử làm chuyên viên pháp chế trong một số lĩnh vực nhất định như quản lý hợp đồng, xây dựng quy định nội bộ,… Có thể nói rằng để trở thành một chuyên viên pháp chế còn tùy thuộc vào sự lựa chọn và cơ duyên của mỗi người nữa.
Để trở thành chuyên viên pháp chế bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề luật sư
Điều này không đúng bạn nhé. Thực ra với công việc chuyên viên pháp chế bạn chỉ cần có bằng cử nhân luật là có thể làm được rồi. Có chứng chỉ hành nghề luật sư không phải là yêu cầu bắt buộc để trở thành chuyên pháp chế cho doanh nghiệp.
Mặc dù, nghề chuyên viên pháp chế không đặt ra bất cứ yêu cầu hay tiêu chuẩn nào. Tuy nhiên, để thành công trong nghề pháp chế đòi hỏi bạn phải có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về luật pháp. Đồng thời phải có khả năng tư duy và vận dụng luật pháp vào thực tế công việc cũng như khả năng xử lý các tình huống phức tạp mà doanh nghiệp gặp phải. Do vậy, rất khuyến khích bạn nên học lớp luật sư để có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực chiến. Từ đó cơ hội nghề nghiệp cũng mở rộng hơn và cơ hội thăng tiến cũng tốt hơn.
Hơn nữa, nhiều nhà tuyển dụng mong muốn chuyên viên pháp chế không chỉ là một người có khả năng tư vấn luật mà còn phải là người có đủ tư cách đại diện cho họ khi cần thiết. Chính vì vậy, bạn nên lấy chứng chỉ hành nghề luật sư. Việc sở hữu chứng chỉ luật sư sẽ mang đến cho bạn mức thu nhập tốt hơn và nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Chuyên viên pháp chế là luật sư
Điều này không đúng. Sự thực là một luật sư có thể là một chuyên viên pháp chế nhưng một chuyên viên pháp chế thì chưa chắc đã đủ tư cách hợp pháp để làm một luật sư.
Để trở thành chuyên viên pháp chế, bạn chỉ cần tốt nghiệp cử nhân ngành luật là đủ. Nhưng để được công nhận là một luật sư thì sau khi có bằng cử nhân luật, bạn sẽ phải tham gia lớp học luật sư trong 12 tháng để có bằng đào tạo luật sư. Kế tiếp bạn phải trải qua kỳ tập sự luật sư tại một tổ chức hành nghề luật trong 12 tháng. Sau khi hoàn thành thời gian tập sự, bạn sẽ tham gia kỳ kiểm tra tập sự. Nếu không đạt sẽ phải tập sự lại từ đầu. Nếu đạt đủ điểm theo quy định thì bạn sẽ làm hồ sơ để được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và thẻ hành nghề luật sư. Lúc này bạn mới chính thức trở thành một luật sư thực thụ. Khi gia nhập vào đoàn luật sư bạn sẽ phải đóng quỹ đoàn và phí luật sư năm đầu tiên.
Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Những sự lầm tưởng về chuyên viên pháp chế“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.
Câu hỏi thường gặp:
Đối với vị trí công việc chuyên viên pháp chế, bạn cần đảm bảo những kỹ năng cơ bản sau nếu muốn thành công trong công việc.
– Trung thực, cẩn trọng trong quá trình làm việc
– Kỹ năng đàm phán, thuyết trình và thiết lập các mối quan hệ
– Khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc nhóm
Chuyên viên pháp chế là vị trí đòi hỏi các ứng viên phải đạt trình độ chuyên môn pháp lý cao về lĩnh vực mà doanh nghiệp, công ty đang hoạt động. Do đó, ngoài các yêu cầu về học vấn, kỹ năng nêu trên, khi muốn ứng tuyển vị trí này, bạn cần đảm bảo thêm những yêu cầu sau:
– Có kinh nghiệm làm việc tại vị trí chuyên viên tư vấn pháp luật, tài chính cho các doanh nghiệp.
– Có khả năng thích ứng nhanh cũng như chịu được áp lực công việc cao.
– Tin học văn phòng thành thạo.
– Khả năng phân tích, đánh giá thông tin nhanh nhạy.
– Năng động, hoạt bát, trung thực, cẩn trọng và nhiệt tình trong công việc.
– Luyện giọng nói dứt khoát, rõ ràng, có sức thuyết phục.