fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế

Đa số các thủ tục phổ biến hiện nay gồm có chuyển nhượng, mua bán nhà đất, cho tặng, thế chấp tài sản, thừa kế.… Hiện nay, thủ tục thừa kế nhà đất bao gồm rất nhiều trường hợp khác nhau như khai nhận, phân chia di sản thừa kế, từ chối thừa kế. Để thực hiện các thủ tục liên quan đến thừa kế không phải là dễ dàng đối với một người không thành thạo, chưa được tiếp xúc bao giờ. Sau đây Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ đưa ra một số những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế để bạn đọc có thể tham khảo thêm khi thực hiện nhé!

Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế

1. Khi có người không đồng ý trong việc phân chia di sản thì xử lý như thế nào?

Trong trường hợp không thống nhất về việc chia di sản thì pháp luật ưu tiên và khuyến khích các bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết.

Trường hợp tài sản thừa kế đang tranh chấp là đất đai thì phải tiến hành hòa giải trước với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

2. Di chúc bằng văn bản không được công chứng, chứng thực có hợp pháp không?

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong việc lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Và
  • Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không vi phạm đạo đức xã hội; hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật.

Lưu ý: Công chứng, chứng thực là việc cá nhân/tổ chức có thẩm quyền chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự.

3. Đã chia di sản nhưng xuất hiện người thừa kế mới thì phải phân chia như thế nào?

Theo quy định tại Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015, việc chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới được thực hiện như sau:

Trong trường hợp đã chia di sản mà có người thừa kế mới thì việc chia lại di sản bằng hiện vật không được thực hiện. Tuy nhiên, những người thừa kế đã nhận di sản phải trả cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của mình khi chia di sản theo tỷ lệ phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác..

Những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế

4. Con dâu, con rể có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng (vợ) không?

Trong trường hợp thừa kế theo pháp luật thì con dâu (con rể) không thuộc hàng thừa kế nên con dâu (con rể) không được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật của bố mẹ chồng để lại.

Tuy nhiên, con dâu vẫn có quyền thừa kế từ bố mẹ chồng trong hai trường hợp sau:

  • Bố (vợ) chết để lại di chúc cho con dâu (con dâu)
  • Thừa kế của vợ (chồng) trong trường hợp chồng (vợ) chết sau khi cha mẹ của chồng (vợ) chết

5. Có phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi được nhận thừa kế không?

Căn cứ Khoản 9 Điều 3 Luật thuế TNCN 2007, Điều16 Thông tư 111/2013/TT-BTC, Khoản 1, Khoản 2 Điều 19 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì người được hưởng thừa kế phải nộp thuế tncn với các trường hợp sau:

  • Tài sản được thừa kế là chứng khoán: cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác; cổ phần cá nhân trong một công ty.
  • Tài sản được thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở thương mại: vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã; vốn của hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật, hoặc toàn bộ cơ sở thương mại nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở thương mại của cá nhân.
  • Tài sản được thừa kế là bất động sản: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà đất; cơ sở hạ tầng và công trình xây dựng gắn liền với đất; quyền thuê đất; quyền cho thuê mặt nước; thu nhập khác từ động sản là bất động sản dưới mọi hình thức.
  • Tài sản thừa kế là tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan quản lý nhà nước như ô tô; mô tô, xe gắn máy; tàu thuyền, kể cả sà lan, xuồng ba lá, tàu kéo và tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền; tàu bay; súng săn, súng thể thao..

6. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc thực hiện ra sao?

Thủ tục khai báo thừa kế như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khai nhận thừa kế tại cơ quan công chứng;

Bước 2: Công chứng viên thẩm định hồ sơ;

Bước 3: Văn phòng công chứng niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản thừa kế cho Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 15 ngày;

Bước 4: Sau 15 ngày nếu không có khiếu nại, tố cáo thì Văn phòng công chứng tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế;

Bước 5: Người thừa kế ký văn bản khai nhận di sản thừa kế, nộp lệ phí công chứng và nhận kết quả.

7. Nếu quan hệ cha con/mẹ con không được thể hiện trên giấy khai sinh hoặc trường hợp không có giấy khai sinh thì chia di sản như thế nào?

Trường hợp không có di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho những người được xác định là có quan hệ cha, mẹ, con. Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ có thể chứng minh mối quan hệ cha mẹ con được pháp luật công nhận.

Do đó, nếu trong giấy khai sinh không thể hiện mối quan hệ trên hoặc không có giấy khai sinh thì rất khó xác định quan hệ cha, mẹ, con. Tuy nhiên, luôn có thể chứng minh quan hệ cha mẹ con bằng các phương tiện khác như sổ hộ khẩu hoặc yêu cầu ủy ban nhân dân cấp xã cấp bản sao giấy khai sinh trong trường hợp mất giấy khai sinh.

Tên đầy là tổng hợp những câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục thừa kế phổ biến nhất. Hy vọng sẽ giúp cho quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến thừa kế khi bạn thực hiện sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Câu hỏi thường gặp:

Di sản thừa kế theo di chúc được pháp luật chia như thế nào?

Việc chia thừa kế được thực hiện theo ý chí của người để lại thừa kế theo di chúc. Nếu di chúc không xác định rõ phần của mỗi người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người có tên trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp di chúc xác định việc phân chia di sản bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể nhận được hiện vật cũng như sản phẩm, lợi tức thu được từ những đóng góp đó bằng hiện vật hoặc chịu phần giá trị giảm bớt của hiện vật tính đến thời điểm chia di sản.
Nếu di chúc xác định chỉ chia di sản theo tỷ lệ trên tổng giá trị của khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị của khối di sản còn lại vào thời điểm chia di sản.

Ai không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định pháp luật?

Những người sau đây sẽ không được hưởng di sản:
Người bị kết tội có hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người lập di chúc ( người để lại di sản), xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ cấp dưỡng cho người để lại di sản;
Người bị kết án về tội cố ý gây nguy hiểm đến tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản mà người thừa kế đó được hưởng; và
Người có hành vi lừa dối, ép buộc hoặc cản trở lập di chúc; làm sai lệch di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ hoại di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng toàn bộ hoặc một phần di sản trái với ý muốn của người chuyển giao.
Tuy nhiên, những người nêu trên vẫn được hưởng thừa kế nếu người để lại di sản biết hành vi của họ nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo nội dung di chúc..

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết