fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Năng lực pháp luật đất đai của người sử dụng đất thế nào?

Năng lực pháp luật đất đai của người sử dụng đất là khả năng hiểu biết và áp dụng các quy định pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ trong việc sử dụng đất. Bao gồm việc biết và thực hiện các thủ tục pháp lý như đăng ký, chuyển nhượng, thừa kế quyền sử dụng đất một cách chính xác và hợp pháp. Năng lực này còn bao gồm khả năng bảo vệ quyền lợi của mình và giải quyết các tranh chấp pháp lý liên quan đến đất đai một cách hiệu quả.

Khái niệm quan hệ pháp luật đất đai

Quan hệ đất đai trước hết là quan hệ giữa người với người với nhau trong việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Các quan hệ này rất đa dạng và phức tạp, nó xuất hiện trên cơ sở chế độ sở hữu đất đai của mỗi chế độ kinh tế, xã hội.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định quyền sở hữu đất đai chỉ có một chủ thể duy nhất đó là Nhà nước. Nhà nước ta cũng là người thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Cho nên, chỉ có thể trên cơ sở một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có hiệu lực cao thì chế độ sở hữu toàn dân và chức năng quản lý thống nhất toàn bộ đất đai mới thực hiện một cách hiệu quả.

Như vậy, quan hệ pháp luật đất đai, trước hết là quan hệ giữa chủ sở hữu với các chủ sử dụng cụ thể và giữa các chủ sử dụng với nhau, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Cho nên, quan hệ pháp luật đất đai là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật đất đai điều chỉnh.

Năng lực pháp luật đất đai của người sử dụng đất thế nào?

Năng lực pháp lý đất đai là khả năng của các chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật đất đai.

Đối với tổ chức

Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sử dụng thì năng lực pháp lý của họ xuất hiện cùng lúc với quyết định thành lập cơ quan, tổ chức đó. Việc quy định năng lực pháp lý phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và chức năng của cơ quan, tổ chức đó. Nhà nước quy định cụ thể trong từng trường hợp năng lực pháp lý đất đai của tổ chức khi họ tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.

Theo chế độ pháp lý hiện hành thì năng lực pháp lý của tổ chức không chỉ thể hiện việc họ có quyền sử dụng đất đai trực tiếp, mà còn được phép giao một phần đất cho người thứ hai sử dụng. Quyền sử dụng thứ hai là quyền giao cho hộ gia đình, cá nhân là thành viên của tổ chức để sản xuất kinh doanh và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của họ.

Đối với hộ gia đình và cá nhân

Trên thực tế, năng lực pháp lý của công dân xuất hiện khi Nhà nước cho phép họ sử dụng đất và người sử dụng chấp hành đúng pháp luật và làm nghĩa vụ đầy đủ đối với Nhà nước. Năng lực pháp lý đất đai không phụ thuộc vào lứa tuổi, dân tộc, tôn giáo, nó xuất hiện từ lúc khai sinh cho đến khi chết.

Năng lực hành vi đất đai

Năng lực hành vi đất đai là khả năng của một chủ thể có thể bằng hành vi của mình tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai, có quyền và nghĩa vụ nhất định.

Năng lực hành vi đất đai không giống như năng lực hành vi dân sự, bởi vì trong Luật Đất đai không quy định cũng không chia thành năng lực hành vi đầy đủ và năng lực hành vi không đầy đủ.

Năng lực pháp luật đất đai của người sử dụng đất thế nào?
Năng lực pháp luật đất đai của người sử dụng đất thế nào?

Các quyền và nghĩa vụ pháp lý

Chủ thể của quan hệ pháp luật đất đai là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân công dân tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đất đai, có ý chí độc lập, có quyền và nghĩa vụ nhất định.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Đất đai năm 2013 thì các chủ thể bao gồm những đối tượng sau:

  • Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự.
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước (thường gọi là hộ gia đình, cá nhân); đây là người sử dụng đất chủ yếu, phổ biến nhất hiện nay.
  • Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ.
  • Cơ sở tôn giáo gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Đặc trưng của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tại Việt Nam thế nào?

Quyền sở hữu đối với đất đai được thực hiện thông qua cơ chế đại diện với nhiều cơ quan, tầng cấp. Đất đai không phải là đối tượng của quan hệ dịch chuyển quyền sở hữu. Không có sự thống nhất trong chế độ pháp lý về đất đai và tài sản khác gắn liền với đất. Thực hiện quyền sở hữu đối với đất đai luôn gắn liền với công bằng xã hội.

Quyền sử dụng đất của người sử dụng đất mang tính phụ thuộc vào sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình cá nhân sử dụng đất

 1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

 a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

 b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;

 c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

 d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

 đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

 e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;

 g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề … Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến … Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Bạn đang tìm kiếm một khóa học pháp chế chuyên sâu? Hãy đến với Học viện đào tạo pháp chế ICA! Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn Khoá đào tạo pháp luật dành cho doanh nghiệp chất lượng với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Đăng ký ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Liên hệ ngay: 0564.646.646

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể sử dụng đất là người đang thực tế chiếm hữu đất đai được quy định thế nào?

Chủ thể sử dụng đất là người đang thực tế chiếm hữu đất đai do Nhà nước giao, cho thuê, cho phép nhận quyền sử dụng đất hoặc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất. Các chủ thể sử dụng đất này gồm các tổ chức trong nước; cá nhân, hộ gia đình trong nước; cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;  Người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai được quy định thế nào?

Nội dung của quan hệ pháp luật đất đai là tổng thể quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật đất đai. Các quyền hạn, nghĩa vụ này được pháp luật quy định và bảo vệ.

Các dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết một chủ thể quan hệ pháp luật là gì?

– Có sự tham gia trực tiếp vào quan hệ pháp luật đất đai
– Có năng lực pháp lý đất đai
– Năng lực hành vi đất đai
– Các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết