fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Làm pháp chế doanh nghiệp có bắt buộc phải là cử nhân luật?

Ngày nay chuyên viên pháp chế đã trở thành một công việc được nhiều người quan tâm, được cho là hấp dẫn với cơ hội việc làm mở rộng cùng với khoản thu nhập ở mức cao, theo đó mà công việc này thu hút nhiều bạn trẻ, đặc biệt là đối với cử nhân Luật. Lúc này nhiều thắc mắc đặt ra rằng làm pháp chế doanh nghiệp có bắt buộc phải là cử nhân luật hay không? Bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA  tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Pháp chế doanh nghiệp được hiểu là gì?

Ngày nay, vị trí Pháp chế Doanh nghiệp là vị trí có vai trò tạo ra các quy định, quy tắc trong nội bộ Doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát và điều tiết việc hoạt động của Doanh nghiệp tuân thủ theo quy định pháp Luật, bao gồm Luật bên ngoài (Các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các văn bản quy định, quy chế nội bộ do Doanh nghiệp ban hành để quản lý hoạt động nội bộ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và loại trừ các rủi ro pháp lý trong kinh doanh.

Ở các nước khác, sẽ tiến hành thuê bộ phận pháp chế được doanh nghiệp để xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Theo đó, bộ phận pháp chế doanh nghiệp thực hiện đầu tiên trách nhiệm pháp lý của công ty và thực hiện các giao dịch pháp lý thông thường.

Công việc của bộ phận pháp chế hiện nay là bao gồm lưu trữ tài liệu, xem xét quan hệ lao động, kiểm tra bất động sản, giấy phép công nghệ, hợp đồng, thương hiệu, thuế và hồ sơ pháp lý, tranh tụng. Bộ phận pháp chế doanh nghiệp cũng có thể tạo ra các chính sách quản lý rủi ro và giáo dục các nhân viên khác để tránh rắc rối pháp lý hoặc làm thế nào để nhận ra vấn đề một cách nhanh chóng. Bộ phận pháp chế nên/sẽ ký hợp đồng thuê ngoài khi tham gia vào một thương vụ mới hoặc chứa đựng rủi ro cao.

Làm pháp chế doanh nghiệp có bắt buộc phải là cử nhân luật hay không?

Pháp chế doanh nghiệp được biết đến là một nghề liên quan đến pháp luật, về mặt hình thức có thể thấy rằng pháp chế doanh nghiệp không bắt buộc phải có chứng chỉ như một số nghề cũng liên quan tới pháp luật như công chứng viên, thẩm phán, luật sư… Tuy nhiên, để đảm nhiệm tốt ở công việc này thì đòi hỏi người làm pháp chế có kiến thức và hiểu biết sâu sắc về pháp luật, đồng thời những người làm ở vị trí là chuyên viên pháp chế sẽ phải có khả năng tư duy và vận dụng pháp luật vào thực tế công việc cũng như khả năng xử lý các tình huống phức tạp mà doanh nghiệp gặp phải. Tuỳ vào từng doanh nghiệp và vị trí mà yêu cầu. tiêu chuẩn của pháp chế doanh nghiệp cũng có sự khác nhau.

Làm pháp chế doanh nghiệp có bắt buộc phải là cử nhân luật?

Nhìn chung, người làm pháp chế doanh nghiệp phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Có kiến thức về pháp luật, đặc biệt là kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực doanh nghiệp.
  • Tác phong chuyên nghiệp, năng động, có khả năng làm việc độc lập, khả năng suy luận, phân tích, đánh giá nhìn nhận vấn đề theo nhiều hướng;
  •  Am hiểu và khả năng vận dụng pháp luật vào thực tế để giải quyết công việc;
  • Thành thạo các kỹ năng cơ bản như sử dụng tốt phần mềm tin học văn phòng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, kỹ năng tư vấn,…

Như vậy, theo như phân tích ở trên, để làm pháp chế doanh nghiệp không bắt buộc người làm phải có bằng cử nhân luật. Tuy nhiên, việc người làm được đào tạo cử nhân luật thì sẽ giúp cho họ có kiến thức và hiểu biết sâu rộng về pháp luật, có khả năng tư duy, vận dụng pháp luật vào thực tế để giải quyết công việc nên hầu hết các doanh nghiệp khi tuyển dụng đều yêu cầu ứng viên cho vị trí chuyên viên pháp chế phải có bằng cử nhân luật.

Nhưng trên thực tế thấy rằng, có nhiều nhân sự không hề được đào tạo cử nhân luật, mà học các ngành khác như: kế toán, quản trị nhân sự, kỹ sư,…nhưng có kinh nghiệm làm việc nên được tiến cử làm bên bộ phận pháp chế của doanh nghiệp.

Pháp chế doanh nghiệp sẽ làm những công việc gì?

Như phân tích ở nêu trên, pháp chế doanh nghiệp giữ một vị trí vai trò rất quan trọng, thực hiện hỗ trợ nhiều công việc trong doanh nghiệp. Người làm pháp chế doanh nghiệp phải làm những công việc sau:

  • Phụ trách và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề pháp lý của doanh nghiệp. Đảm nhiệm việc tham mưu, hỗ trợ tư vấn kịp thời, chính xác cho Ban giám đốc về những vấn đề pháp lý khác nhau như: quản trị tài chính doanh nghiệp, liên doanh quốc tế, luật doanh nghiệp,…
  • Xây dựng các chính sách quản lý nội bộ cũng như giám sát việc triển khai, thực hiện chính sách của các thành viên trong doanh nghiệp;
  • Kiểm tra tính pháp lý, mức độ hợp pháp của mọi giao dịch kinh doanh, chuẩn bị các hồ sơ pháp lý, thủ tục như: đăng ký nhãn hiệu, thay đổi đăng ký kinh doanh,…
  • Tiến hành nghiên cứu, đánh giá những yếu tố rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng đến các quyết định, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Áp dụng những phương pháp quản trị rủi ro phù hợp để đưa ra khuyến nghị về các vấn đề pháp lý có thể xảy ra. Đề xuất ra những biện pháp phòng ngừa, khắc phục hiệu quả;
  • Tham gia đại diện, đàm phán, trao đổi với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp;
  • Soạn thảo hợp đồng, tài liệu pháp lý của doanh nghiệp;
  • Tham gia các hoạt động tố tụng nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp;
  • Tham gia các hoạt động tố tụng nhằm mục tiêu đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp;

Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Pháp chế doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, tạo ra và vận hành theo các chính sách nội bộ của doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Pháp chế doanh nghiệp giúp đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn. Bộ phận pháp chế giúp doanh nghiệp tránh mọi rủi ro pháp lý đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.

Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, ngân hàng, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp.

Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.

Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Làm pháp chế doanh nghiệp có bắt buộc phải là cử nhân luật hay không?. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Cử nhân luật học mấy năm?

Cũng giống như đa số các ngành đại học chính quy khác, ngành Luật có thời gian đào tạo 4 năm. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp cử nhân Luật ở Việt Nam chưa chính thức được gọi là Luật sư; bởi còn phải tham gia một lớp đào tạo luật sư để nhận được chức chỉ hành nghề Luật sư.

Ngành Luật học khối nào?

Khi muốn theo đuổi ngành luật, học sinh sẽ học ở các khối:
Khối A00: Toán, Vật lý, Hoá học
Khối A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
Khối C00: Văn, Sử Địa
Khối D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
Khối D03: Văn, Toán, Tiếng Pháp
Khối D06: Văn, Toán, Tiếng Nhật

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết