fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Kinh nghiệm thực tập ngành luật hữu ích mà sinh viên cần biết

Thực tập là một dịp để sinh viên có cơ hội tiếp cận môi trường làm việc và áp dụng các kiến thức đã học, rèn luyện các kỹ năng cần thiết và tăng cường năng lực chuyên môn. Qua việc thực tập sinh viên sẽ tích lũy kinh thức, có thêm những cách nhìn về công việc, ngành nghề mà mình đang theo đuổi. Vậy sinh viên luật có thể thực tập tại đâu và kinh nghiệm thực tập ngành luật như thế nào là những câu hỏi mà Học viện đào tạo pháp chế ICA thường xuyên nhận được. Bạn hãy theo dõi sự tư vấn của chúng tôi tại nội dung bài viết dưới đây.

Một số nơi thực tập cho sinh viên Luật

Việc chọn nơi thực tập phải gắn đến mục đích nghề nghiệp tương lai của bản thân mình. Vậy Sinh viên Luật thực tập ở đâu? Có rất nhiều nơi để sinh viên luật lựa chọn thực tập như: Toà án, Viện kiểm sát, Văn phòng Luật sư, Phòng Công chứng, Phòng pháp chế trong các doanh nghiệp,… song có thể chia thành hai loại tổ chức mà sinh viên chuyên ngành Luật có thể thực tập như sau:

Cơ quan nhà nước

Đây là địa điểm thực tập khá phổ thông, phù hợp với các bạn sinh viên luật có định hướng làm nhà nước hay có ý định tìm các số liệu phục vụ cho bài báo cáo tốt nghiệp của mình. Các bạn có thể lựa chọn một số địa điểm như: Tòa án, viện kiểm sát nhân dân, cục thi hành án các cấp, ủy ban nhân dân các cấp, sở tư pháp, chi cục thuế,…

Tổ chức – doanh nghiệp

Với hình thức tuyển chọn là phỏng vấn, các tổ chức doanh nghiệp luôn là môi trường năng động với số lượng tuyển dụng lớn. Có 3 loại hình sinh viên có thể lựa chọn như:

– Các tổ chức hành nghề luật sư (công ty luật và văn phòng luật sư): Đa số các bạn định hướng trở thành luật sư thì sẽ có định hướng đi thực tập ở các công ty, văn phòng luật để trau dồi kiến thức và kinh nghiệm.

 Tổ chức hành nghề công chứng: Nếu định hướng của bạn là trở thành Công chứng viên.

– Các doanh nghiệp có bộ phận pháp chế, pháp lý: Đây là các vị trí thực tập rất phù hợp cho những bạn có định hướng trở thành pháp chế, luật sư nội bộ,…

Kinh nghiệm thực tập ngành luật hữu ích mà sinh viên cần biết

Như vậy, vấn đề sinh viên luật thực tập ở đâu phần nào đã được giải đáp. Hiện tại số lượng tuyển dụng vị trí thực tập sinh tại các đơn vị tuyển dụng vô cùng lớn, chỉ cần bạn đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực đều dễ dàng xin thực tập ở nơi mình mong muốn.

Kinh nghiệm thực tập ngành luật hữu ích mà sinh viên cần biết

Chọn đúng thời điểm thực tập

Sinh viên luật thì hầu hết ai cũng muốn đi thực hành, đi thực tập để được học hỏi kinh nghiệm từ thực tế vì đây chính là cách nhanh nhất để có thể trải nghiệm với nghề mà mình đang theo học. Nhưng lựa chọn thời điểm nào là thích hợp để đi thực tập cũng là một điều rất quan trọng. Nhiều bạn lựa chọn đi thực tập ở các văn phòng, công ty luật từ rất sớm và nhiều bạn đã vào từ năm Nhất, năm Hai.

Việc đi thực tập sớm như vậy là điều không nên làm vì nó sớm đến mức các bạn còn chưa kịp trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, những kỹ năng cần thiết để sẵn sàng cho việc thực tập. Đi thực tập sớm khi bản thân vẫn không rõ nghề Luật làm những gì, phải đối mặt với khó khăn gì hay chỉ có trong tay ít kiến thức cơ bản sẽ khiến bạn nhanh chán nản, bỏ cuộc.

Thực tập chuyên ngành luật quá muộn thì cũng không nên, vì thực tập là quá trình không được “đi trước đón đầu” nhưng cũng không nên đi sau quá lâu. Bởi khi thực tập muộn thì bạn đã non kém hơn về kinh nghiệm so với những người xung quanh bạn. Nhiều trường hợp cố gắng “lần lữa” chuyện đi thực tập dẫn đến việc ra trường muộn. Khi các bạn cùng khóa đã tự tin ghi vào CV những công việc từng làm và số năm kinh nghiệm cao thì họ chỉ mới có kinh nghiệm được vài tháng trong nghề. Ngắn ngủi và ít ỏi dẫn tới không thể cạnh tranh nổi với ai

Lựa chọn nơi đăng ký thực tập

Ngành luật có rất nhiều nơi để các bạn sinh viên lựa chọn đăng ký thực tập như: Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Tổ chức hành nghề luật sư (Công ty luật/Văn phòng luật sư), Tổ chức hành nghề công chứng, Thừa phát lại, Ủy ban nhân dân các cấp, các doanh nghiệp có bộ phận pháp chế … Với các cơ quan nhà nước (Tòa án, Viện, UBND…), việc đồng ý cho sinh viên thực tập thường phải gắn với các kỳ thực tập và có sự giới thiệu của nhà trường. Trong khi đó, các cơ sở hành nghề luật tư nhân (văn phòng luật sư, công chứng,…) luôn sẵn sàng tiếp đón nếu họ thấy được sự nghiêm túc và cầu thị của bạn.

Thực tế cho thấy không phải khi nào và không phải với ai thực tế công việc sau này sẽ làm là đúng với mong muốn nghề nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều trường hợp các bạn mong ước sau này làm cán bộ Tòa án nên suốt mấy năm học không chịu đi thực tập, học hỏi ở đâu chỉ chăm chăm chờ đến kỳ thực tập của nhà trường để được giới thiệu vào thực tập tại Tòa án.

Chúng tôi thấy rằng khi lựa chọn nơi thực tập, các bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

Một là, hãy lựa chọn nơi bạn đã có sự tìm hiểu kỹ càng về nó

Thông qua việc tìm hiểu trước về nơi dự định thực tập bạn biết được nơi đó đang hoạt động chính mảng, lĩnh vực nào? Điểm nổi trội của cơ sở này so với các nơi khác để từ đó xác định có phù hợp với chuyên ngành bạn đang theo học và sở thích cá nhân bạn đang theo đuổi hay không?

Tìm hiểu về cơ sở thực tập cũng có hữu ích trong vấn đề bạn cần chuẩn bị gì khi đi thực tập. Bạn không thể đi không, không mang máy tính làm việc đi xin thực tập ở văn phòng luật sư đòi hỏi tính chủ động làm việc tự lập cao. Bạn cũng không thể tìm đến văn phòng luật sư chuyên mảng hoạt động thương mại quốc tế khi bạn đang theo học chuyên ngành 3,4 năm về hình sự…

Một sai lầm nghiêm trọng mà rất ít các bạn sinh viên để tâm đến, đó là đi thực tập theo cơ chế “bạn bè”, tức là một nhóm bạn sẽ cùng xin vào một điểm thực tập để “có bạn có bè” chia sẻ cho nhau, cùng nhau đi, cùng nhau nghĩ, cùng nhau tán gẫu hoặc đi thực tập theo cơ chế “người quen”, tức các bạn đăng ký vào nơi thực tập của người quen có liên quan đến ngành luật để cho qua kỳ thực tập và vấn đề được kinh nghiệm gì sau khi thực tập không được các bạn quan tâm nhiều.

Hai là, hãy lựa chọn nơi thực tập thuận tiện với bạn

Thuận tiện ở đây là thuận tiện về đi lại, ăn ở, lưu trú và có thể tính đến việc thuận tiện cho công việc sau này. Nhiều bạn chúng tôi đánh giá rất cao việc chỉnh chu, tính có kế hoạch khi cố ý lựa chọn các đơn vị thực tập mà sau này các bạn có khả năng sẽ xin được việc làm tại những nơi này.

Do vậy, việc lựa chọn nơi thực tập các bạn cần lưu ý không chỉ chọn nơi sáng đi chiều về trong 2,3 tháng mà còn cần tính toán và nỗ lực để nơi đó sẽ trở thành nơi bạn có thể có được việc làm ổn định sau này

Chuẩn bị thông tin và các trang thiết bị cần thiết

Sau khi lựa chọn được đơn vị thực tập phù hợp với định hướng của bản thân thì các bạn có thể trao đổi trước với đơn vị thực tập hoặc người hướng dẫn để xin thông tin về thời gian, giờ giấc làm việc tại đơn vị, trách nhiệm, công việc phải làm trong kỳ thực tập và các quy định khác của Công ty đối với sinh viên đến thực tập.

Đối với ngành nghề luật thì máy tính xách tay là thiết bị vô cùng quan trọng và cần phải có trong thời đại 4.0. Thông thường các đơn vị nhận thực tập sẽ không hỗ trợ máy tính cho thực tập sinh nên hãy chủ động mang máy tính xách tay cá nhân theo trong các buổi thực tập để có thể tra cứu văn bản luật, soạn thảo hợp đồng, văn bản, đơn từ… Ngoài ra, các bạn có thể chuẩn bị thêm sổ tay, bút để ghi chép trong quá trình thực tập.

Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Kinh nghiệm thực tập ngành luật hữu ích mà sinh viên cần biết“. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Tác phong và thái độ của sinh viên luật khi đi thực tập?

Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp thì việc bạn tuân thủ thời giờ làm việc sẽ để lại ấn tượng rất tốt cho đơn vị thực tập. Hạn chế tối đa việc đi trễ, không đi như lịch đã đăng ký vì điều này sẽ ảnh hưởng nhiều ít đến môi trường làm việc của đơn vị thực tập và để lại ấn tượng không tốt.
Với những công việc có tính chất văn phòng, ăn mặc lịch sự, nhã nhặn, cách nói chuyện cần hòa nhã, chú ý hơn, hạn chế sử dụng những từ ngữ “lóng”, thiếu lịch sự.

Sinh viên luật có thể tìm nơi thực tập bằng cách nào?

Sinh viên luật có thể tìm nơi thực tập bằng cách sau:

– Thông tin từ người thân, những người xung quanh. Bạn có thể hỏi han, tham khảo các đơn vị công tác của bố mẹ hay anh chị em trong nhà, người thân quen. Dù đó là cơ quan nhà nước hay một đơn vị doanh nghiệp tư nhân đều có khả năng tuyển thực tập sinh.
– Thông qua các trang tuyển dụng trung gian trên mạng: một số website trung gian tìm việc làm như viecnganhluat, careerbuilder, vietnamworks, nhansunganhluat, timviecnhanh,…. sẽ giúp các bạn tìm được những nhà tuyển dụng đang có nhu cầu tuyển thực tập sinh.
– Thông tin từ nhà trường: Nếu không chọn được đơn vị thực tập ưng ý, bạn có thể thực tập dựa vào sự bố trí, sắp xếp của nhà trường hoặc trên website hỗ trợ thực tập của trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết