Sơ đồ bài viết
Trong suy nghĩ của nhiều người, kế toán là một nghề “an toàn”, chỉ gắn liền với sổ sách, con số, hóa đơn và báo cáo tài chính. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, kế toán hoàn toàn có thể bị xử lý hình sự nếu vô tình hoặc cố ý vi phạm các quy định pháp luật liên quan đến công việc. Trong bài viết “Kế toán có thể bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?” này, hãy cùng Pháp chế ICA sẽ cùng tìm hiểu các trường hợp điển hình khiến kế toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, từ đó cảnh báo và nâng cao ý thức pháp luật nghề nghiệp.
Kế toán có thể bị xử lý hình sự trong trường hợp nào?
Theo Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, kế toán có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi:
- Giả mạo chứng từ, tài liệu kế toán để hợp thức hóa chi phí không có thật hoặc để che giấu sai phạm.
- Lập khống hóa đơn, chứng từ đầu vào/đầu ra để trốn thuế hoặc rút tiền từ ngân sách, doanh nghiệp.
- Thông đồng với giám đốc hoặc bên thứ ba để làm sai lệch báo cáo tài chính, làm sai lệch nghĩa vụ thuế.
- Che giấu hành vi phạm tội của người khác, ví dụ như giám đốc, bằng hành vi làm giả sổ sách kế toán.
Một số tội danh cụ thể có thể áp dụng với kế toán bao gồm:
- Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221 BLHS)
- Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS)
- Tội làm, tàng trữ, sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức (Điều 341 BLHS)
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)
- Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 360 BLHS)
Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221 BLHS):
- Khung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1–5 năm nếu gây thiệt hại từ 100–300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Các hành vi bao gồm: giả mạo tài liệu, ép người khác khai man, để ngoài sổ tài sản, lập 2 hệ thống sổ kế toán, hủy tài liệu kế toán.
- Khung 2: Phạt tù 3–12 năm nếu phạm tội vì vụ lợi, có tổ chức, dùng thủ đoạn tinh vi hoặc gây thiệt hại từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng.
- Khung 3: Gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tù 10–20 năm. Ngoài ra, còn có thể bị cấm hành nghề hoặc tịch thu tài sản.
Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS):
- Khung 1: Phạt tiền từ 100–500 triệu hoặc phạt tù đến 1 năm nếu trốn thuế từ 100–300 triệu đồng, hoặc dưới 100 triệu nhưng đã từng bị xử lý hành chính/hình sự.
- Khung 2: Phạt tiền 500 triệu–1,5 tỷ hoặc tù 1–3 năm nếu phạm tội có tổ chức, trốn thuế từ 300 triệu đến dưới 1 tỷ đồng, lợi dụng chức vụ hoặc tái phạm nguy hiểm.
- Khung 3: Phạt tiền 1,5–4,5 tỷ hoặc tù 2–7 năm nếu trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên. Ngoài ra có thể bị phạt bổ sung: phạt tiền từ 20–100 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc hành nghề 1–5 năm, tịch thu tài sản.
Lưu ý: Trong một số trường hợp, kế toán dù không chủ mưu nhưng vẫn có thể bị truy tố vì đồng phạm hoặc thiếu trách nhiệm trong kiểm soát, báo cáo.
Những tình huống thực tế dễ khiến kế toán vướng vòng lao lý
Dưới đây là những trường hợp thường gặp trong thực tế có thể dẫn đến trách nhiệm hình sự đối với người làm kế toán:
a. Lập hóa đơn khống để rút tiền hoặc hợp thức chi phí
Nhiều doanh nghiệp nhỏ thường yêu cầu kế toán mua hóa đơn đầu vào để cân đối chi phí hoặc giảm nghĩa vụ thuế. Nếu kế toán biết rõ hành vi này là sai nhưng vẫn thực hiện thì có thể bị truy tố vì tội trốn thuế hoặc giúp sức cho tội trốn thuế.
b. Giúp giám đốc “phù phép” báo cáo tài chính
Khi doanh nghiệp cần vay vốn, làm đẹp hồ sơ để đấu thầu, hoặc chia cổ tức, nhiều giám đốc yêu cầu kế toán “làm đẹp sổ sách”. Nếu kế toán lập khống doanh thu, điều chỉnh chi phí không có thật… thì có thể bị truy tố vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc làm giả tài liệu.
c. Không kiểm tra hóa đơn đầu vào dẫn đến sử dụng hóa đơn giả
Trong một số vụ việc, kế toán không cẩn trọng trong việc xác minh nhà cung cấp, dẫn đến việc sử dụng hóa đơn đầu vào không hợp lệ, hoặc hóa đơn của công ty “ma”. Trường hợp này, dù kế toán không cố ý, nhưng có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự nếu gây thiệt hại lớn cho ngân sách.
d. Thiếu trách nhiệm khi ký nháy, kiểm tra, lưu trữ sổ sách
Một số kế toán văn phòng thường “kí nháy cho có”, không đọc kỹ nội dung hợp đồng, không rà soát các chứng từ thanh toán. Điều này có thể dẫn đến thiệt hại tài chính cho doanh nghiệp. Trong trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, kế toán có thể bị truy tố theo Điều 360 BLHS – Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Làm sao để kế toán tránh rủi ro hình sự?
a. Trang bị kiến thức pháp luật cơ bản liên quan đến kế toán
Không chỉ giỏi nghiệp vụ chuyên môn, kế toán cần nắm vững:
- Luật Kế toán, Luật Doanh nghiệp
- Luật Thuế, các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn
- Các quy định về lưu trữ, ký kết hợp đồng, hóa đơn điện tử…
b. Biết cách từ chối hợp lý khi cấp trên yêu cầu sai
Kế toán không phải là “người làm thuê” vô điều kiện. Khi có yêu cầu vi phạm pháp luật từ ban giám đốc, kế toán cần biết cách từ chối khéo léo và ghi nhận bằng văn bản để tránh bị đổ lỗi.
c. Chủ động ghi nhận rủi ro – xây dựng quy trình kiểm soát nội bộ
Kế toán nên phối hợp với hành chính, nhân sự, pháp chế để xây dựng các quy trình kiểm tra – rà soát trước khi thanh toán, ký kết, xuất hóa đơn, nhằm tránh sai sót và phân rõ trách nhiệm.
Là một kế toán, bạn không chỉ là người ghi nhận số liệu – mà còn là người giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, đúng pháp luật của hoạt động doanh nghiệp. Chỉ một sơ suất nhỏ trong kiểm soát chứng từ, một chữ ký nhầm hoặc một lần “nhắm mắt cho qua”… cũng có thể khiến bạn trở thành bị cáo trước tòa.
Đừng đợi đến khi có vấn đề mới học pháp luật! Hãy chủ động trang bị kiến thức để bảo vệ bản thân và hỗ trợ doanh nghiệp vận hành đúng luật.
Đăng ký ngay Khóa học đào tạo pháp luật cho kế toán doanh nghiệp tại Pháp Chế ICA để:
- Hiểu rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của kế toán
- Nắm vững các rủi ro hình sự, hành chính trong nghề
- Biết cách xử lý tình huống đúng luật, đúng vai trò
Mời bạn xem thêm: