Sơ đồ bài viết
Trong thực tế, hợp tác xã có thể xuất hóa đơn cho các giao dịch kinh doanh của mình tùy thuộc vào loại hình hoạt động và quy định pháp lý tại địa phương. Hợp tác xã thường được pháp luật cho phép thực hiện các hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp thông thường, bao gồm mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, và tham gia vào các giao dịch thương mại khác. Tuy nhiên, để có thể xuất hóa đơn, hợp tác xã cần phải đáp ứng các yêu cầu về đăng ký kinh doanh, thuế và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật địa phương. Cùng tìm hiểu trong bài viết “Hợp tác xã có xuất được hóa đơn không?” sau đây.
Hợp tác xã là gì?
Trước tiên để trả lời được câu hỏi hợp tác xã có xuất được hóa đơn không thì chúng ta phải hiểu được bản chất của hợp tác xã là gì. Khái niệm hợp tác xã đã được quy định rõ tại khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 như sau:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Hợp tác xã có xuất được hóa đơn không?
Vấn đề mà anh Vũ Tùng thắc mắc cũng là câu hỏi mà nhiều người là thành viên của Hợp tác xã cũng chưa hiểu rõ cần giải đáp. Vậy theo quy định hiện hành hợp tác xã có được xuất hóa đơn hay không thì căn cứ theo Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định:
“Điều 5. Nguyên tắc tạo hóa đơn
1. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra mẫu hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của tổ chức kinh doanh thể hiện bằng các hình thức hóa đơn hướng dẫn tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này.
2. Tổ chức có thể đồng thời tạo nhiều hình thức hóa đơn khác nhau (hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử) theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP Nghị định số 04/2014/NĐ-CP và Thông tư này.
a) Tổ chức, doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động được tạo hóa đơn tự in nếu thuộc các trường hợp hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
b) Tổ chức kinh doanh được tạo hóa đơn tự in nếu đáp ứng điều kiện hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
c) Tổ chức kinh doanh thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này nhưng không tự in hóa đơn thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
d) Tổ chức nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế không thuộc đối tượng nêu tại điểm a, điểm b khoản này và không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế thì được tạo hóa đơn đặt in theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.
đ) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án); hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức và doanh nghiệp khác không thuộc trường hợp được tự in, đặt in hóa đơn mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế theo hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư này.”
Bên cạnh đó, theo điểm a khoản 1 Điều 11 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
“1. Cơ quan thuế bán hóa đơn cho các đối tượng sau:
a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).
Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.”
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 5 và căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 11 nêu trên thì từ ngày 01/06/2014 Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực. Hợp tác xã thuộc đối tượng không được đặt in hóa đơn với cơ quan thuế mà mình sẽ tiến hành thực hiện thủ tục mua hóa đơn của cơ quan thuế và cơ quan thuế sẽ bán hóa đơn cho đơn vị mình.
Hợp tác xã có phải khai thuế Giá trị gia tăng không?
Liên quan đến việc xuất được hóa đơn của hợp tác xã thì vấn đề về kê khai thuế Giá trị gia tăng cũng còn nhiều người chưa hiểu rõ, bởi mô hình Hợp tác xã cũng giống như một doanh nghiệp, có các khoản thu chi rõ ràng. Vậy để giải đáp vấn đề về có phải khai thuế Giá trị gia tăng không thì trước tiên cần nắm rõ về nghĩa vụ tài chính của Hợp tác xã như thế nào. Tại Điều 16 Thông tư 83/2015/TT-BTC quy định về nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã như sau: “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về thuế. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo dõi số phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp chi tiết từng khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.“
Thứ nhất, quy định về thuế GTGT, tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về người nộp thuế cụ thể như sau:
“Điều 3. Người nộp thuế
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
Như vậy, hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã thì thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT theo quy định.
Ngoài ra, hợp tác xã còn phải nộp các loại thuế khác theo quy định như: thuế thu nhập doanh nghiệp, lệ phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân.
Thứ hai, về phương pháp tính thuế, tại điểm c Khoản 3 và điểm b Khoản 4 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT- BTC hướng dẫn như sau:
“3. Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đông trở lên ghi trên hoá đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn);
4. Các trường hợp khác:
b) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập khác không thuộc các trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điêu này thì áp dụng phương pháp tính trực tiếp theo hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này.[…]”
Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT hướng dẫn áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu;
Bên cạnh đó, theo Công văn 5485/BTC-TCT năm 2014 hướng dẫn như sau: hợp tác xã mới thành lập có dự án đầu tư không thuộc đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về đầu tư nhưng có phương án đầu tư được người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt mà mức đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên thì thuộc đối tượng đăng ký áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Khi gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp cùng với hồ sơ đăng ký thuế, doanh nghiệp, hợp tác xã đồng thời gửi đến cơ quan thuế phương án đầu tư được người có thẩm quyền ra quyết định đầu tư phê duyệt (bản photocopy có đóng dấu sao y bản chính) cùng với văn bản cam kết đầu tư, mua sắm tài sản cố định máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên trong thời gian 12 tháng. Trong thời gian 12 tháng, nếu doanh nghiệp, hợp tác xã chưa đủ điều kiện chứng minh giá trị tài sản đầu tư, mua sắm đạt mức 1 tỷ đồng hoặc trên 1 tỷ, doanh nghiệp, hợp tác xã không được phát hành hóa đơn.
Như vậy, có thể căn cứ theo hình thức kinh doanh, hoạt động của hợp tác xã để đăng ký phương pháp tính thuế trực tiếp hoặc khấu trừ cho phù hợp.
Mời bạn xem thêm:
- Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót trong công ty cổ phần
- Điều chỉnh hóa đơn điện tử sai nội dung theo luật định
- Phương thức xử lý hóa đơn điện tử sai tên công ty và mã số thuế
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 42 Luật Hợp tác xã 2012 quy định thành viên góp vốn vào hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
+ Vốn góp là tiền đồng Việt Nam, các loại tài sản khác được quy đổi ra tiền đồng Việt Nam bao gồm ngoại tệ, hiện vật, giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ và các loại giấy tờ có giá tại thời điểm góp vốn.
+ Giá trị vốn góp bằng các loại tài sản khác được xác định theo nguyên tắc thỏa thuận giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc thông qua tổ chức thẩm định.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định: Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau.
Căn cứ khoản 4 Điều 17 Luật Hợp tác xã 2012 thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ cấp giấy chứng nhận góp vốn khi thành viên, hợp tác xã thành viên góp đủ vốn.
**Giấy chứng nhận vốn góp có các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân hoặc người đại diện hợp pháp cho hộ gia đình.
+ Trường hợp thành viên là pháp nhân thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Đối với hợp tác xã thành viên thì phải ghi rõ tên, trụ sở chính, số giấy chứng nhận đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
+ Tổng số vốn góp; thời điểm góp vốn;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.