fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Hộ kinh doanh chậm kê khai mở mã số thuế có bị phạt không?

Đối với các doanh nghiệp và các kế toán viên, việc bắt buộc phải kê khai thuế đã trở thành một công việc quen thuộc và thường xuyên thực hiện. Mặc dù vậy, đối với cá nhân hay hộ kinh doanh thì việc phải kê khai thuế trở nên không qua là dễ dàng và gặp nhiều trở ngại không chỉ trong những thủ tục kê khai mà còn là sự thiếu hụt hiểu biết về những quy định pháp luật của Nhà nước đặt ra về thuế. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Học viện đào tạo pháp chế ICA để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hộ kinh doanh chậm kê khai mở mã số thuế có bị phạt không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Mức thuế hộ kinh doanh

Doanh thu bình quân nămMức thu thuế môn bài cả năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm1.000.000 đồng/năm
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm500.000 đồng/năm
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm300.000 đồng/năm

Hộ kinh doanh chậm đăng kí thuế sẽ bị xử phạt như thế nào?

Đối tượng là cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình kinh doanh phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng được quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Cách tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh cá thể như sau:

– Doanh thu tính thuế:

Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

– Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu:

Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

+) Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

+) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.

+) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

+) Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Thời hạn đăng ký thuế lần đầu đối với hộ kinh doanh

Theo như pháp luật quy định về thời hạn đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh như sau:

1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:

a) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;

b) Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;

d) Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;

đ) Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;

e) Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;

g) Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.

3. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.”

Theo đó, thời hạn đăng ký thuế lần đầu đối với hộ kinh doanh là 10 kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

Hộ kinh doanh chậm kê khai mở mã số thuế có bị phạt không?
Hộ kinh doanh chậm kê khai mở mã số thuế có bị phạt không?

Hộ kinh doanh chậm kê khai mở mã số thuế có bị phạt không?

Mức xử phạt chậm kê khai thuế đối với hộ kinh doanh được căn cứ theo quy định tại Điều 13, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

 Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;

 Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

 Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

 Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019.

Trường hợp số tiền phạt nếu áp dụng theo khoản này lớn hơn số tiền thuế phát sinh trên hồ sơ khai thuế thì số tiền phạt tối đa đối với trường hợp này bằng số tiền thuế phát sinh phải nộp trên hồ sơ khai thuế nhưng không thấp hơn mức trung bình của khung phạt tiền quy định tại khoản 4 Điều này.

Khi hộ kinh doanh chậm kê khai thuế cho cơ quan nhà nước, ngoài việc bị xử phạt hành chính theo quy định trên thì bên cạnh đó, hộ kinh doanh còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như sau:

– Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

– Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi: Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp và không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thời hạn để cơ quan quan thuế sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho hộ kinh doanh

1. Cơ quan thuế cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định. Thông tin của giấy chứng nhận đăng ký thuế bao gồm:

a) Tên người nộp thuế;

b) Mã số thuế;

c) Số, ngày, tháng, năm của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh; số, ngày, tháng, năm của quyết định thành lập đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh; thông tin của giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân không thuộc diện đăng ký kinh doanh;

d) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2. Cơ quan thuế thông báo mã số thuế cho người nộp thuế thay giấy chứng nhận đăng ký thuế trong các trường hợp sau đây:

a) Cá nhân ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập đăng ký thuế thay cho cá nhân và người phụ thuộc của cá nhân;

b) Cá nhân thực hiện đăng ký thuế qua hồ sơ khai thuế;

c) Tổ chức, cá nhân đăng ký thuế để khấu trừ thuế và nộp thuế thay;

d) Cá nhân đăng ký thuế cho người phụ thuộc.

3. Trường hợp bị mất, rách, nát, cháy giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, cơ quan thuế cấp lại trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của người nộp thuế theo quy định.”

Như vây, cơ quan thuế sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế theo quy định.

luật, tối đa lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. 

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Có những loại thuế của hộ kinh doanh nào?

Hiện nay, theo quy định pháp luật, có 3 loại thuế chính hộ kinh doanh phải nộp là:
– Lệ phí (thuế) môn bài;
– Thuế giá trị gia tăng (GTGT),
– Thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Ngoài ra, hộ kinh doanh cá thể còn có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên… trong trường hợp hộ kinh doanh  kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

Xử phạt hộ kinh doanh chậm đăng kí thuế được quy định tại đâu?

Xử phạt hộ kinh doanh chậm đăng kí thuế được quy định tại Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế. Các hình thức xử phạt được quy định tăng nặng đối với các hành vi có thời gian vi phạm cao.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết