fbpx
Học viện đào tạo pháp chế ICA
Học thẩm phán bao nhiêu năm?

Thẩm phán tại nước ta được biết đến là một ngành nghề cao quý và là niềm mơ ước của nhiều sinh viên chuyên ngành Luật. Thẩm phán là người “cầm cân nảy mực” giúp bảo vệ công lỹ, lẽ công bằng trong xã hội. Nhiều thắc mắc rằng việc học thẩm phán bao nhiêu năm? Con được để có thể trở thành Thẩm phán hiện nay như thế nào? Để nắm được quy định về nội dung này, Học việc đào tạo pháp chế ICA mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau. Hi vọng những thông tin tại bài viết chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều thông tin hữu ích với bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014

Quy định về chức danh của Thẩm phán như thế nào?

Thẩm phán Toà án nhân dân ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ượng, Thẩm phán Toà án nhân dân cấp huyện bao gồm Thẩm phán Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thẩm phán Toà án quân sự các cấp bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự trung ương đồng thời là Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thẩm phán Toà án quân sự cấp quân khu bao gồm Thẩm phán Toà án quân sự quân khu và tương đương, Thẩm phán Toà án quân sự khu vực.

Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết và trung thực, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, có trình độ cử nhân luật và đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử, có thời gian làm công tác thực tiễn, có năng lực làm công tác xét xử theo quy định của pháp luật, có sức khoẻ bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm thẩm phán.

Thẩm phán làm nhiệm vụ theo sự phân công của chánh án. Khi xét xử thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, không lệ thuộc vào bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào và phải chịu trách nhiệm về công việc của mình.

Nhiệm vụ quyền hạn của thẩm phán theo luật tố tụng dân sự

Căn cứ theo Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, thụ lý vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

– Lập hồ sơ vụ việc dân sự.

– Tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ, tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

– Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

 – Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự, quyết định tiếp tục đưa vụ việc dân sự ra giải quyết.

– Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

– Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định của Bộ luật này.

– Quyết định đưa vụ án dân sự ra xét xử, đưa việc dân sự ra giải quyết.

– Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.

– Chủ tọa hoặc tham gia xét xử vụ án dân sự, giải quyết việc dân sự.

Học thẩm phán bao nhiêu năm?

– Đề nghị Chánh án Tòa án phân công Thẩm tra viên hỗ trợ thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

– Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Bộ luật này.

– Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật.

– Tiến hành hoạt động tố tụng khác khi giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

Học thẩm phán bao nhiêu năm?

Hiện nay, tiêu chuẩn trở thành Thẩm Phán được quy định cụ thể tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể gồm có các điều kiện sau đây:

Điều 67. Tiêu chuẩn Thẩm phán

1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.

3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Như vậy, trước hết bạn bắt buộc phải là cử nhân luật; tiếp đó bạn phải đảm bảo điều kiện về chuyên môn, đó là “Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật

Khái quát chung, hành trình trở thành Thẩm phán cần trải qua các bước sau:

Bước 1 : Bạn cần thi đỗ Đại học chuyên ngành Luật
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường có dạy ngành Luật. Mức đào tạo thường rơi vào khoảng 4 năm học.

Bước 2 : Trở thành cử nhân chuyên ngành Luật
Sau khi tốt nghiệp cơ sở đào tạo ngành Luật, mỗi người sẽ được cấp bằng Cử nhân Luật. Thông thường chúng ta sẽ mất bốn năm để tốt nghiệp chuyên ngành Luật và có tấm bằng cử nhân.

Bước 3: Tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành Toà án

Trước khi trở thành Thư ký Toà án – công việc tiền đề giúp bạn chinh phục chức danh Thẩm phán thì bạn bắt buộc phải tham gia kỳ thi tuyển công chức ngành Toà Án.

Bước 4 : Được cử đi học nghiệp vụ Thư ký Toà án

Sau một thời gian công tác pháp luật nhất định, bạn sẽ được cử đi học nghiệp vụ Thư ký Toà (một trong các điều kiện cần để trở thành Thư ký Toà án). Việc đi học nghiệp vụ là một điều bắt buộc trước khi bạn được bổ nhiệm làm Thư ký Toà Án.

Bước 5 : Được bổ nhiệm làm Thư ký Toà án

Khi bạn học xong nghiệp vụ Thư Ký Toà và đáp ứng các điều kiện tại Quyết định 1718/QĐ-TANDTC (từng ngạch thư ký sẽ có điều kiện khác nhau), bạn sẽ được bổ nhiệm trở thành Thư ký Toà Án, giúp việc cho Phó Chánh Án, Chánh Án, Thẩm Phán tuỳ thuộc vào nhu cầu của từng cơ quan, đơn vị. Khi trở thành một Thư ký Toà Án, bạn sẽ được tiếp xúc liên tục với các phiên toà và thu thập thêm cho mình nhiều kinh nghiệm.

Bước 6: Hoàn thành khoá học đào tạo nghiệp vụ xét xử

Sau khi đã trở thành một Thư ký Toà án, bạn cần phấn đấu để  được cử đi học lớp nghiệp vụ xét xử. Đồng thời, bạn cũng phải là đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam.

Bước 7: Trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp

Sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử, bạn cần vượt qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, tình hình tuyển chọn phụ thuộc vào từng đơn vị Tòa án. Tuy nhiên, quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

Bước 8: Được bổ nhiệm trở thành Thẩm Phán

Sau khi đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Chánh án toà án nhân dân tối cao sẽ ra quyết định bổ nhiệm Thẩm Phán, lúc đó bạn mới chính thức trở thành Thẩm Phán và bắt đầu với ngạch thấp nhất là Thẩm Phán sơ cấp.

Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.

Khi muốn nâng ngạch, bạn cần phải nỗ lực rèn luyện để có thể vượt qua các kỳ thi nâng ngạch. Với mỗi ngạch lại đi kèm với một thời gian công tác khác nhau. 

Như vậy, trên đây là con đường trở thành Thẩm phán tại Việt Nam. Thời gian trung bình để trở thành Thẩm phán sơ cấp là 10 năm bao gồm 04 năm là sinh viên Luật, thời gian công tác pháp luật 05 năm và thời gian tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử (06 tháng).

Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Học thẩm phán bao nhiêu năm?“. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Tiêu chuẩn đối với Thẩm phán sơ cấp là gì?

Đối với thẩm phán sơ cấp phải có thâm niên công tác pháp luật từ 5 năm trở lên, có năng lực xét xử, đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp.

Tiêu chuẩn đối với Thẩm phán trung cấp là gì?

Đối với thẩm phán trung cấp phải có thâm niên thẩm phán sơ cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc kinh nghiệm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên, có năng lực xét xử, đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn vào ngạch thẩm phán trung cấp.

Tiêu chuẩn đối với Thẩm phán cao cấp là gì?

Đối với thẩm phán cao cấp phải có thâm niên thẩm phán trung cấp từ đủ 5 năm trở lên hoặc thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên, có năng lực xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án dân dân các cấp hoặc tòa án quân sự trung ương, đã trúng tuyển kì thi tuyển chọn vào ngạch thẩm phán cao cấp

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết